Những đỉnh núi tốn tiền tỉ để chinh phục
Chinh phục một đỉnh núi là mơ ước của rất nhiều người, cho dù đó là một ngọn núi gần nhà hay những đỉnh cao nhất thế giới.
Tuy nhiên dù là nhà leo núi chuyên nghiệp hay du khách nghiệp dư, bạn phải dồi dào cả thể chất và tài chính để theo đuổi ước mơ này.
Theo công bố của Outforia, những đỉnh núi nổi tiếng và được khát khao nhất có thể tiêu tốn hàng chục nghìn USD của mỗi du khách. Chi phí này đắt đỏ vì khi tham gia vào một nhóm leo núi chuyên nghiệp, bạn sẽ có hướng dẫn viên, người hỗ trợ, các thiết bị cần thiết phải mua hoặc thuê mang theo.
Outforia cũng thống kê 10 đỉnh núi tốn nhiều tiền nhất để chinh phục, và Everest đứng đầu cả về độ cao và chi phí. Một nửa trong số này tốn hơn 10.000 Euro cho cuộc leo núi, chưa tính tới các khoản tiền để di chuyển và những chi tiêu khác.
Everest, Nepal
Không có gì ngạc nhiên khi đỉnh núi cao nhất và được đánh giá cao nhất trên thế giới, đỉnh Everest, đứng đầu danh sách này. Tuy nhiên, điều có lẽ gây sốc hơn là giá cả, với một chuyến đi lên Everest có giá lên đến 70.921 Euro (khoảng 1,93 tỉ đồng).
Để dễ so sánh, theo trang Euronews mức lương trung bình hàng năm của một người dân châu Âu là 20.340 Euro. Như vậy, một người cần tiết kiệm tiền lương ít nhất trong ba năm rưỡi để có một chuyến chinh phục đỉnh Everest.
Nằm tại một trong những lục địa xa xôi nhất, Vinson ở Nam Cực là một trong những đỉnh núi tuyệt đẹp và dễ tiếp cận, với độ cao khoảng 4.892 m. Ngọn núi cách cực Nam của Trái đất khoảng 1.200 km.
Tuy nhiên, sự biệt lập và thời tiết phức tạp khiến chi phí tăng cao, cộng thêm sự cần thiết của một hướng dẫn viên giúp bạn tìm đường tại khu vực ít phổ biến này sẽ tiêu tốn của du khách khoảng 39.317 (khoảng 1,07 tỉ đồng), phân nửa chi phí để chinh phục Everest.
Cho Oyu, Trung Quốc
Với độ cao 8.188m, đỉnh Cho Oyu có nghĩa là “Nữ thần ngọc lam” trong tiếng Tây Tạng. Đây là ngọn núi cao thứ sáu trên thế giới, nằm ở biên giới Trung Quốc với Nepal. Với các sườn núi thường có độ dốc vừa phải của tuyến đường phía Tây Bắc, Cho Oyu được coi là đỉnh núi cao trên 8.000 m dễ leo nhất.
Tuy nhiên, để tránh các vụ tuyết lở vốn không hiếm gặp, cùng những sai sót kỹ thuật và tai nạn chết người, những du khách leo núi vẫn nên tìm đến các nhóm chuyên nghiệp để đảm bảo đi lại an toàn, với chi phí khoảng 28.420 Euro (khoảng 774 triệu đồng).
Video đang HOT
Puncak Jaya, Indonesia
Là đỉnh núi duy nhất thuộc một hòn đảo trong danh sách này, Puncak Jaya là đỉnh cao nhất tại Indonesia. Đỉnh núi đạt độ cao 4.884 mét và cao thứ năm của Đông Nam Á.
Một chuyến leo núi Puncak Jaya có mức giá 23.136 Euro (khoảng 630 triệu đồng). Để được leo núi, du khách cần phải có giấy phép của chính phủ. Ngọn núi từng đóng cửa đối với khách du lịch và người leo núi từ năm 1995 đến năm 2005. Từ năm 2006, mọi người có thể leo núi thông qua các công ty du lịch mạo hiểm.
Denali, Mỹ
Denali thuộc dãy núi Alaska ở phía trong tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ. Năm 2015, tên của ngọn núi này đã được đổi từ núi McKinley thành tên ban đầu của nó, Denali, được đặt bởi những người bản địa đã sinh sống trên núi trong nhiều thế kỷ.
Denali có nghĩa là “Người cao lớn”, ngọn núi có độ cao 6.190 m, là đỉnh cao nhất ở khu vực Bắc Mỹ. Hành trình lên đỉnh núi phủ đầy tuyết này có khả năng tiêu tốn khoảng 10.187 Euro (khoảng 277 triệu đồng).
Monte San Lorenzo, Argentina
Ở về phía cực nam của Nam Mỹ, Monte San Lorenzo nằm giữa biên giới Chile và Argentina. Là ngọn núi thấp nhất trong danh sách, nó không phải là ngọn núi có chi phí rẻ nhất, với giá 7.768 Euro (khoảng 211 triệu đồng) cho một chuyến đi.
Tên tiếng Chile của ngọn núi, Monte Cochrane, đề cập đến ngôi làng Cochrane gần đó. Đây là một địa điểm phổ biến để khởi động các chuyến leo núi.
Mera, Nepal
Là một đất nước nổi tiếng với cảnh quan ấn tượng, đỉnh Mera ở Nepal có độ cao 6.476 m. Tuy sẽ phải chi khoảng 7.587 Euro (khoảng 206 triệu đồng) để chinh phục đỉnh núi, nhưng cảnh quan ngoạn mục trên đỉnh sẽ là phần thưởng xứng đáng. Nếu thời tiết tốt, du khách có thể ngắm cùng lúc năm ngọn núi cao nhất thế giới, khi đứng trên đỉnh Mera.
Eiger, Thụy Sĩ
Nổi lên cao giữa dãy Alps của Thụy Sĩ là Eiger, một ngọn núi cao chót vót sừng sững và tương đối nguy hiểm. Mặt phía Bắc của nó có những vách đá dựng đứng rất lớn. Kể từ năm 1935, ít nhất 65 người leo núi đã mất mạng trong những nỗ lực từ mặt phía Bắc của Eiger, mặc dù có những tuyến đường lên núi ít rủi ro hơn.
Tại một nơi vốn có chi phí du lịch đắt đỏ như Thụy Sĩ, việc leo lên Eiger sẽ tiêu tốn của những du khách dũng cảm số tiền tương đương 7.135 Euro (khoảng 194 triệu đồng).
Aconcagua, Argentina
Được cho là một trong những đỉnh núi chết chóc nhất ở Nam Mỹ, Aconcagua không dành cho những người yếu tim. Với độ cao gần 7.000 mét và chi phí 7.078 Euro (khoảng 192 triệu đồng), du khách sẽ cần cả bản lĩnh và số dư ngân hàng lớn để lên đến đỉnh cao này.
Aconcagua được ghi nhận là đặc biệt nguy hiểm, với khoảng 3 ca tử vong được ghi nhận hàng năm, khiến nó có biệt danh là “Ngọn núi của cái chết”. Mặc dù vậy, chinh phục Aconcagua được coi là một chặng leo núi tương đối dễ dàng, nếu du khách đi bằng con đường truyền thống.
Matterhorn, Thụy Sĩ
Có độ cao 4.478 m, Matterhorn là một trong những đỉnh núi nổi tiếng nhất trong dãy Alps, với hình dạng tam giác gần như hoàn hảo. Tuy nhiên, với sự nổi tiếng của đỉnh núi đi kèm với một mức giá khoảng 6.924 Euro (khoảng 188 triệu đồng) cho mỗi lần leo lên.
Vẻ đẹp cân xứng giúp ngọn núi trở thành một hình ảnh biểu tượng cho Thụy Sĩ, tuy nhiên độ dốc này cũng là thử thách khiến cho nhiều người leo núi e dè. Từ năm 2005 đến năm 2015, trung bình có 12 người chết mỗi năm trong nỗ lực chinh phục Matterhorn. Trong đoàn khách đầu tiên leo lên đỉnh Matterhorn, bốn trong số bảy nhà leo núi đã thiệt mạng khi xuống khỏi đỉnh núi./.
Vùng đất có thời tiết tệ nhất thế giới
Đỉnh Washington chỉ cao 1.900 m nhưng thời tiết của nó khắc nghiệt tương đương những gì bạn phải trải qua trên đỉnh Everest hay Nam Cực.
Nằm trên dãy núi Presidential bang New Hampshire, Washington là đỉnh cao nhất ở đông bắc nước Mỹ và là ngọn núi nổi bật nhất phía đông sông Mississippi. Trước khi người châu Âu đến định cư, người bản xứ gọi ngọn núi là Agiocochook (Nhà của các vị thần vĩ đại) hoặc Waumbik (Những tảng đá trắng) - do nơi đây thường xuyên bị băng tuyết bao phủ.
Ngày nay, nó được biết đến nhiều hơn với tên gọi Nơi có thời tiết xấu nhất thế giới , theo cách gọi của Charles Brooks, người lập ra đài quan sát trên đỉnh núi.
Đỉnh Washington nằm trong vùng khí hậu ôn hòa nhưng mang đầy đủ đặc điểm của vùng Bắc Cực. Cực lạnh, tuyết rơi quanh năm, sương mù dày đặc, mọi nơi phủ băng và gió mạnh là những gì du khách được nghe về khu vực này. Đỉnh núi chỉ cao 1.900 m, nhưng nó quanh năm phải hứng chịu những thời tiết khắc nghiệt nhất hành tinh, mức độ "khủng khiếp" có thể so sánh với những gì du khách phải chịu đựng ở đỉnh Everest (cao 8.848m) hay Nam Cực.
Nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận tại đỉnh núi là -46 độ C, lạnh chỉ kém Nam Cực. Tốc độ gió cao nhất ở đây được ghi nhận là 372km/h. Thậm chí, cấp độ gió này còn vượt qua hầu hết siêu bão và trung bình 110 ngày một năm, đỉnh núi chịu mức gió này. Vào ngày 16/1/2004, nhiệt độ trên đỉnh núi được ghi nhận là -42 độ C, cùng sức gió 140,8 km/h tạo ra những cơn gió lạnh 74,77 độ C.
Thời tiết khắc nghiệt của đỉnh Washington phải gánh chịu là do vị trí địa lý. Đỉnh núi nằm ngay đường đi của nhiều cơn bão, phần lớn cà những cơn bão từ Đại Tây dương đến phía nam, vùng Vịnh và tây bắc Thái Bình Dương. Vào mùa đông, do chênh lệch nhiệt độ tương đối lớn giữa vùng Đông Bắc Đại Tây Dương và Đại Tây Dương, hệ thống áp suất thấp phát triển dọc theo đường bờ biển đã tạo ra những cơn gió mạnh giữ dội.
Ảnh: Ben Frantz Dale/Commons Wiki
Trong gần 62 năm, đỉnh núi là nơi có gió giật nhanh và mạnh nhất trên bề mặt Trái Đất, với con số kỷ lục 372km/h được ghi nhận vào ngày 12/4/1934. Kỷ lục này bị phá vỡ trong trận bão Olivia năm 1996 tại Australia. Tòa nhà chính của Đài quan sát Đỉnh Washington được xây trên đỉnh núi vào năm 1932 và chúng được gắn chặt với mặt đất bởi những sợi dây xích, đề phòng bị gió thổi bay.
Núi cũng có lượng mưa lớn. Tuyết rơi hàng ngày, trung bình hơn 711 cm một năm. Tháng 2/1969, một lượng tuyết dày kỷ lục 125 cm đã rơi trong 24 giờ. Ảnh: Wall Street Journal
Bất chấp thời tiết khắc nghiệt, đỉnh núi và đài quan sát là những điểm du lịch hút khách trước đại dịch. Ngọn núi là nơi những yêu thích của những người đi bộ đường dài. Bức ảnh trên được một du khách chụp hồi tháng 6/2019.
Nhiều người đã đổ xô tới đây để đi trên đường mòn Appalachian, băng qua đỉnh núi. Ảnh: Edward Faulkner/Flickr
Gió lớn cũng giúp nơi này trở thành điểm lý tưởng để du khách bay tàu lượn. Ảnh: Mount Washington Soaring Association
Tip-Top House, nằm trên đỉnh núi, trước là một khách sạn có tường dày 2,4m để giữ ấm. Ngày nay, nơi đây là một bảo tàng. Ảnh: Amusing Planet
Có ba cách để chinh phục đỉnh Washington: leo núi, lái xe ô tô qua đường mòn chuyên dụng Mount Washington Auto Road và tàu hỏa. Với hai hình thức đầu tiên, bạn nên đi cùng hướng dẫn viên dày dặn kinh nghiệm. Nếu muốn tự lái xe, thời điểm thích hợp để du khách làm điều này là từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm.
Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp "bồng lai tiên cảnh" nơi thác Mu, Hòa Bình Bốn mùa trong năm, mùa nào thác Mu cũng đẹp bởi nguồn nước dồi dào chảy từ trên đỉnh núi xuống. Chẳng thế mà nơi này luôn hấp dẫn du khách từ khắp mọi nơi đến khám phá và chiêm ngưỡng. Trong những ngày Hà Nội nắng nóng gay gắt, nếu không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thì có một địa chỉ...