Những đỉnh núi cao nhất nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn, cách mặt nước biển 3143m
Được coi là Nóc nhà Đông Dương, đây là đỉnh núi cao nhất Việt Nam và nằm trong Vườn quốc gia Hoàng Liên.
Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao nhất Việt Nam.
Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao nhất Việt Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn có nhiều đỉnh núi cao hơn 2.800 m so với mực nước biển. Dãy núi Hoàng Liên Sơn trải dài khoảng 180 km theo hướng tây bắc – đông nam giữa hai tỉnh Lào Cai – Lai Châu và kéo dài đến tận phía tây tỉnh Yên Bái. Mùa này, các tay máy tìm đến khu vực đỉnh núi để săn mây, có những bức ảnh để đời và sống ảo.
Trên dãy Hoàng Liên Sơn những đỉnh núi như Pú Luông, Tả Giàng Phình, Fansipan. Cao nhất là đỉnh Fansipan (3.143 m). Fansipan (còn được viết là Phan Si Păng hay Phan Xi Păng) là đỉnh núi cao nhất của Việt Nam, nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn ở vùng Tây Bắc Bộ Việt Nam. Đỉnh núi có độ cao tuyệt đối là 3147,3 m. Fansipan cũng là đỉnh núi cao nhất của bán đảo Đông Dương và được mệnh danh là “Nóc nhà Đông Dương”.
Fansipan (3.143 m) là đỉnh núi cao nhất Việt Nam, được mệnh danh là Nóc nhà Đông Dương, nằm trong Vườn quốc gia Hoàng Liên, cách trung tâm thị trấn Sa Pa, Lào Cai khoảng 10 km. Thời gian phù hợp để leo Fansipan là từ tháng 9 đến tháng 4, thời tiết khô ráo, không quá lạnh. Hiện có 3 con đường bộ đến đỉnh Fansipan, trong đó tuyến Trạm Tôn được khai thác du lịch nhiều nhất với chiều dài đường đi ngắn nhất song vẫn có địa hình khá đa dạng và thuận lợi hơn, bạn sẽ mất 2 ngày 1 đêm. Điểm nghỉ phổ biến cho cung này ở 2.200 m vào buổi trưa và 2.800 m vào buổi tối.
Dãy núi Hoàng Liên Sơn trải dài khoảng 180 km theo hướng tây bắc – đông nam giữa hai tỉnh Lào Cai với Lai Châu, kéo dài đến tận phía tây tỉnh Yên Bái. Đây là phần cuối của dãy núi Ai Lao Sơn (Vân Nam, Trung Quốc), đoạn tận cùng phía đông nam của dãy núi Himalaya. Có thể khẳng định rằng, Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao và đồ sộ nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bởi nó sở hữu nhiều ngọn núi cao trên 2800 m như: Núi Ngũ Chỉ Sơn (Sa Pa, Lào Cai) cao 3.090 m; núi Pú Luông (hay núi Phú Lương) cao 2.938 m.
Video đang HOT
Cung đường Ô Quy Hồ nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, nối liền hai tỉnh Lào Cai – Lai Châu, chiều dài gần 50 km uốn lượn quanh co qua các vách núi cheo leo. Đây chính là cung đèo dài nhất ở nước ta.
Vậy dãy Hoàng Liên Sơn có phải là dãy núi dài nhất Việt Nam hay không? câu trả lời là không bởi nó thuộc về dãy núi Trường Sơn. Dãy Trường Sơn không chỉ là dãy núi dài nhất Việt Nam mà còn là một trong những dãy núi lớn trên thế giới. Trung tâm bảo tồn thiên nhiên và phát triển (CCD) cho biết dãy núi Trường Sơn dài khoảng 1.100 km, kéo dài từ thượng nguồn sông Cả trên đất Lào giáp Nghệ An tới tận cực nam Trung Bộ.
Nhìu Cồ San - Đỉnh núi cao thứ 9 Việt Nam đang là điểm săn mây và băng tuyết mới
Lào Cai luôn khiến bạn đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Không chỉ có Fansipan, Lảo Thẩn..., Nhìu Cồ San - Đỉnh núi cao thứ 9 Việt Nam đang là điểm săn mây và băng tuyết mới trong vài năm qua.
Nhìu Cồ San - Cái tên đặc biệt mang ý nghĩa thú vị
Nhìu Cồ San theo tiếng dân tộc H'Mông là "sừng trâu", cái tên xuất phát từ việc ngọn núi có hình dạng tựa hai chiếc sừng trâu. Ngon núi này thuộc địa phận xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai; cách thị xã Sa Pa của tỉnh Lào Cai chỉ khoảng 60 km. Nhìu Cồ San có độ cao 2.965 m so với mực nước biển, được xác định là đỉnh núi cao thứ 9 tại Việt Nam, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn.
Nhìu Cồ San có địa hình rất đa dạng và thú vị, từ chân núi đã khá hiểm trở, khó đi, đặc biệt vào mùa mưa thường trơn trượt. Ngay từ chân núi bạn sẽ bắt gặp những đồi thấp với cây bụi, đồng cỏ và vách đá. Lên cao hơn sẽ là rừng nguyên sinh với những thân cây gỗ cao lớn, những tán lá phong đổ màu như khung cảnh trời Âu.
Thác Ong Chúa được ví như biểu tượng của Nhìu Cồ San, từ trên vách núi cao hàng trăm mét sẽ thấy dòng nước trắng xóa đổ xuống như dải lụa khổng lồ. Vào mùa lạnh giá, Nhìu Cồ San thường hay chìm trong băng tuyết và du khách có thể bắt gặp hình ảnh cây lá "hóa thủy tinh". Có thể nói mỗi mùa Nhìu Cồ San lại mang vẻ đẹp riêng với thảm thực vật phong phú và du khách có thể cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt về địa hình, khí hậu theo mùa.
Băng tuyết trên đỉnh Nhìu Cồ San. (Ảnh: Vietnamnet)
Tháng 11 - 12 hàng năm là thời điểm Nhìu Cồ San xuất hiện những cây phong lá đỏ, lá vàng rực rỡ. Vào tháng 1, nơi đây dễ xuất hiện băng giá, thỉnh thoảng có tuyết phủ trắng trên đỉnh cao. Thời gian phù hợp để leo núi nhất là khoảng tháng 3 - 4, khi khắp đỉnh núi tràn ngập sắc đỏ, tím, vàng của hoa đỗ quyên. Lối trekking từ bản lên núi sẽ bắt đầu ở con đường hai bên là ruộng bậc thang mùa cạn nước, chỉ còn trơ gốc rạ và những bờ rào đá.
Cây phong trên cung đường lên Nhìu Cồ San. (Ảnh: VnExpress)
Kinh nghiệm chinh phục Nhìu Cồ San
Cung đường chinh phục đỉnh Nhìu Cồ San không quá dài nhưng đòi hỏi người leo núi phải có sức bền. Để trekking đỉnh núi này, du khách thường di chuyển đến Sa Pa, đi tiếp tới xã Dền Sáng rồi mới đến bản Nhìu Cồ San. Du khách đi Sa Pa thường hay đón xe khách tới xã Dền Sáng rồi tiếp tục đón xe ôm của dân địa phương tới bản Nhìu Cồ San để chinh phục đỉnh núi. Quãng đường từ Dền Sáng đến chân núi chưa đến 10 km nhưng đầy đá hộc và dốc cao, chỉ tay lái cứng mới đi được.
Du khách di chuyển từ Hà Nội nếu bằng xe khách thì nên khởi hành muộn nhất lúc 9h sáng và đến Sa Pa vào 3h chiều, hành trình đến Nhìu Cồ San sẽ bắt đầu vào sáng hôm sau và nên thuê porter đi cùng. Theo những nhà leo núi có kinh nghiệm, cung đường chinh phục Nhìu Cồ San thường đi qua thác Ong Chúa về đường bãi thả dê hoặc ngược lại.
Đường đi thác Ong Chúa có nhiều cây lớn che bóng mát và suối thác và dễ tìm được chỗ nghỉ chân. Còn cung đường tới bãi thả dê không quá dốc, đa phần là cây bụi, cỏ thấp, không có suối thác, nếu tới đây vào ngày nắng nóng dễ bị mất sức. Đoạn đường qua thác Ong Chúa cũng có nhiều cầu gỗ, khung cảnh đẹp với dốc cao liên tục, ngày mưa đường trơn trượt và ngày nắng đẹp bạn sẽ tha hồ chụp ảnh "sống ảo" lung linh.
Hành trình chinh phục đỉnh Nhìu Cồ San sau khi đã dừng chân nghỉ ở bản Nhìu Cồ San thường bắt đầu vào buổi trưa, lên núi tới 4h chiều là có thể dừng nghỉ ở lán. Khu lán có diện tích vừa phải, đủ chỗ cho 60 - 70 người và có nguồn nước từ suối cách đó chừng 300 m. Sau khi chiêm ngưỡng khung cảnh ở sườn núi vào buổi chiều và tối, đừng quên dậy thật sớm vào sáng hôm sau để đón bình minh.
Hành trình lên đỉnh Nhìu Cồ San sẽ tiếp tục vào sáng sớm hôm sau, quãng đường này tốn khoảng 2 giờ đồng hồ leo núi. Check-in xong trên đỉnh Nhìu Cồ San, du khách sẽ di chuyển ngược trở về lán nghỉ trưa rồi xuống núi kết thúc 2 ngày leo núi. Với độ cao của mình, Nhìu Cồ San là điểm săn mây nhưng nơi đây được đánh giá là khó săn được mây hơn các nơi khác.
Nếu may mắn, bạn vẫn săn được mây. (Ảnh: Hà My)
Du khách cần lưu ý nên thuê porter đi cùng để tránh lạc đường và không bị mất sức khi leo núi. Ngoài ra, du khách cũng cần trang bị đầy đủ quần dài, áo dài tay (hoặc áo khoác mỏng chống thấm nước), áo phông, áo khoác dày (giữ ấm khi ngủ qua đêm ở lán), giày leo núi... và các vật dụng cá nhân cần thiết khác.
Nếu đi săn băng tuyết Nhìu Cồ San vào tháng 1 thì nơi đây trời có thể có mưa lớn, nhiệt độ xuống thấp khoảng 1 - 2 độ C. Để có cơ hội ngắm tuyết rơi hay băng giá trắng muốt thì bạn phải băng qua các địa hình khác nhau như rừng già, thác, suối, đường đá, dốc đứng... trong một hoàn cảnh trơn trượt, đòi hỏi chuyến đi có đôi chút mạo hiểm.
Những nhà leo núi mạo hiểm sẽ ưa săn băng tuyết Nhìu Cồ San. (Ảnh: Vietnamnet)
Hiện nay cũng đã có tour trekking núi Nhìu Cồ San 2 ngày 1 đêm và du khách có thể lựa chọn đi trong khoảng từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau để ngắm mùa phong thay lá nhuộm vàng cánh rừng hoặc từ tháng 2 đến tháng 4 trong mùa hoa đỗ quyên nở rộ.
Trải nghiệm 'có một không hai' trên đỉnh núi huyền thoại Tây Bắc Để có những bức ảnh săn mây và đón bình minh trên 'nóc nhà Đông Dương', chúng tôi phải ở lại qua đêm dù trên đỉnh Fansipan không có cơ sở lưu trú, bất chấp những cơn lạnh thấu xương của những ngày cuối năm. Từ độ cao hơn 3.174m so với mực nước biển, giữa trời mây bao phủ, Fansipan khiến du...