Những điều vô lý trong vụ Hồ Duy Hải từng được bà Lê Thị Nga chỉ rõ
Mới đây, trong cuộc trò chuyện với PV Dân Việt, bà Nguyễn Thị Loan (mẹ của Hồ Duy Hải) đặc biệt nhắc tới tên bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, với một sự kính trọng, biết ơn vì đã giúp đỡ gia đình trong quá trình kêu oan.
Như đã thông tin, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao mở phiên xử giám đốc thẩm xem xét vụ án Hồ Duy Hải bị tuyên tử hình về tội Giết người và Cướp tài sản, từ ngày 6 – 8/5. Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình sẽ làm Chủ tọa phiên tòa.
Cuối năm 2019, VKSND Tối cao đã kháng nghị giám đốc thẩm đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao xét xử lại, hủy toàn bộ 2 bản án sơ thẩm năm 2008 của TAND Long An và phúc thẩm năm 2009 của TAND Tối cao tại TP.HCM tuyên tử hình đối với bị án Hồ Duy Hải về tội Giết người, Cướp tài sản để điều tra lại, đồng thời tạm đình chỉ thi hành bản án.
Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn
VKSND Tối cao cho rằng, tòa hai cấp có nhiều nhận định và kết luận chưa phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án. Việc thu thập dấu vết hiện trường, đánh giá các chứng cứ, tài liệu chưa đầy đủ. Nhiều nội dung cần chứng minh của vụ án còn mâu thuẫn.
Những thiếu sót, vi phạm nêu trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị chứng minh của chứng cứ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến những căn cứ kết luận hành vi phạm tội của bị cáo.
Mới đây, trong cuộc trò chuyện với PV Dân Việt, bà Nguyễn Thị Loan (mẹ của Hồ Duy Hải) đặc biệt nhắc tới tên bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, với một sự kính trọng, biết ơn vì đã giúp đỡ gia đình trong quá trình kêu oan.
Theo đó, bà Lê Thị Nga là người theo khá sát vụ việc này, bà từng thể hiện quan điểm trên nghị trường, trực tiếp đến hiện trường vụ án và vào trại giam gặp Hồ Duy Hải.
Ngày 20/1/2015, bà Nga (khi đó là Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Quốc hội) đã có bản kiến nghị về việc xem xét kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải.
Video đang HOT
Tiếp đến, ngày 20/3/2015, Đoàn giám sát của Quốc hội có phiên thảo luận một số vụ án hình sự phức tạp về tình hình oan sai, tại phiên này, bà Nga chia sẻ nhận định rằng chính những sai sót nghiêm trọng trong tố tụng là nguyên nhân làm phức tạp vụ án Hồ Duy Hải.
Trái với ý kiến của các cơ quan tố tụng mà như Chánh án TAND Tối cao khi trả lời chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 13/3/2015 cho rằng không có căn cứ kháng nghị thì bà Nga nêu quan điểm: Phải xem hai bản án kết tội Hồ Duy Hải có đủ căn cứ không?
Theo bà Nga, những vụ án khác chỉ cần một trong 4 căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm theo luật định là có thể kháng nghị, trong khi vụ Hồ Duy Hải có đầy đủ cả 4 căn cứ: Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ; kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố hoặc xét xử; có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự
Mẹ Hồ Duy Hải tin con trai sẽ được trả tự do. Ảnh: Đình Việt
Bà Nga phân tích: Vụ án Hồ Duy Hải có nhiều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra vụ án, thể hiện ở vi phạm nghiêm trọng về khám nghiệm hiện trường và quy định về thu thập, đánh giá chứng cứ, thiếu sót trong trưng cầu giám định.
Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa không đầy đủ, không làm rõ được những mâu thuẫn trong vụ án. Kết luận trong bản án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án, chứng cứ ngoại phạm của Hải chưa được xem xét, đánh giá kỹ dẫn đến kết luận trong bản án về thời gian Hải có mặt ở Bưu điện Cầu Voi là chưa thuyết phục.
Kết luận trong bản án sai với kết luận giám định. Bản án phúc thẩm phản ánh không đúng về phiên tòa sơ thẩm. Bản án kết luận dựa trên sự “suy diễn chết người” của kết luận điều tra và cáo trạng.
Một điểm nữa, theo bà Nga là cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án đều lựa chọn sử dụng những chứng cứ có lợi trong việc buộc tội, mà không phản ánh trung thực, khách quan những chứng cứ có lợi cho việc gỡ tội.
Từ đó bà đưa ra kiến nghị: Đây là vụ án rất nghiêm trọng, được dư luận quan tâm, bản án lại đưa đến việc tước đoạt mạng sống của một con người, cần xem xét lại một cách thật thận trọng, để có thể hoàn toàn yên tâm có đủ căn cứ kết tội.
Ông Phạm Xuân Thường, khi đó là Ủy viên Ủy ban Tư pháp cũng chia sẻ quan điểm: Các cơ quan điều tra rất sai sót trong quá trình thu thập chứng cứ. “Nhưng chính vì những sai sót trong quá trình thu thập chứng cứ mà chúng ta cầm gậy đập vào chân mình. Vì chúng ta gian dối, đưa các chứng cứ giả vào mới dẫn đến vụ án phức tạp như thế này”, ông Thường cũng kiến nghị xem xét lại thật kỹ vụ án này.
Một ủy viên khác của Ủy ban Tư pháp khi đó là ông Nguyễn Văn Hiến có ý kiến: “Không có chứng cứ trực tiếp nào để kết tội Hồ Duy Hải. Các bản án kết tội chỉ căn cứ vào lời khai của Hải. Nghiên cứu cả quá trình qua các lần khai của Hồ Duy Hải, tôi thấy rất nghi ngờ. Những cái đáng nhẽ không nhớ thì lại kể rất chi tiết, những cái cần nhớ thì mãi sau này mới thấy có hướng lái cho phù hợp với biên bản hiện trường. Nên tôi cho là chưa có căn cứ vững chắc để kết tội”.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp lúc đó là ông Nguyễn Văn Hiện cũng nhận định những sai sót nghiêm trọng trong thu thập chứng cứ, đặc biệt là những chứng cứ ban đầu, là điểm chung giữa vụ án Hồ Duy Hải với hầu hết các vụ án đang gây bức xúc trong dư luận mà đoàn giám sát đặt ra để xem xét.
Chưa dừng lại, ngày 12/2/2018, bà Lê Thị Nga lúc này là Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc Hội tiếp tục kiến nghị với Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao xem xét, kháng nghị giám đốc thẩm vụ án.
Số phận tử từ Hồ Duy Hải sẽ ra sao sau 3 ngày nữa?
Chuyên gia pháp lý cho biết, sau khi phiên giám đốc thẩm xem xét lại vụ án kết thúc thì sẽ có các phán quyết với Hồ Duy Hải.
Như đã thông tin, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao mở phiên xử giám đốc thẩm xem xét vụ án Hồ Duy Hải bị tuyên tử hình về tội Giết người và Cướp tài sản, từ ngày 6 - 8/5.
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình sẽ làm Chủ tọa phiên tòa. Ngoài các thành viên Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, đại diện VKSND Tối cao, các cơ quan tố tụng của tỉnh Long An, TAND Tối cao còn mời luật sư Trần Hồng Phong (Đoàn luật sư TP.HCM) tham gia bào chữa cho Hồ Duy Hải.
Mẹ của Hồ Duy Hải tin con mình sẽ được minh oan. Ảnh: Đình Việt
Trao đổi với PV Dân Việt, luật sư Trần Tuấn Anh (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết, giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt được áp dụng khi bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Thủ tục này là hình thức đảm bảo pháp chế XHCN trong tố tụng dân sự.
Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bao gồm: Kết luận trong bản án, quyết định của tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án; có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Quay lại vụ việc của Hồ Duy Hải, luật sư Tuấn Anh cho biết, 3 ngày nữa sẽ có hai trường hợp diễn ra. Cụ thể, trong trường hợp Hội đồng xét xử giám đốc thẩm nhận thấy kháng nghị là có căn cứ, sẽ ban hành bản án giám đốc thẩm theo hướng chấp nhận kháng nghị giám đốc thẩm của VKS Tối cao, hủy hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm đã xét xử đối với vụ án này.
Còn trong trường hợp sau khi nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án được chuyển lên, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm nhận thấy kháng nghị của VKSND Tối cao là không có căn cứ pháp luật, việc xét xử vụ án ở hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã đúng; không có việc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, không có việc sai phạm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật, dẫn đến xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong vụ án, ảnh hưởng đến bản chất vụ án thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm sẽ ban hành bản án theo hướng bác nội dung kháng nghị của VKSND Tối cao, giữ nguyên nội dung bản án sơ thẩm và phúc thẩm đã tuyên đối với Hồ Duy Hải.
Ngoài ra, vị luật sư còn phân tích thêm, việc ông Nguyễn Hòa Bình - Chánh án TAND Tối cao làm chủ tọa một phiên tòa là điều khá đặc biệt. Trước đây rất hiếm trường hợp đích thân Chánh án TAND Tối cao đứng ra làm chủ tọa xét xử một vụ án.
Hiện trường nơi xảy ra vụ án. Ảnh: Đình Việt
"Theo như quy định, Chánh án TAND có quyền trực tiếp chủ tọa phiên xét xử giám đốc thẩm. Tuy nhiên, ngoài việc tổ chức công tác xét xử, Chánh án TAND Tối cao còn phải thực hiện rất nhiều công việc liên quan đến ngành tòa án theo như quy định tại Điều 27 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, nên thông thường, việc đứng ra xét xử thường được phân cho cấp dưới thực hiện" - luật sư Tuấn Anh thông tin.
Theo vị luật sư này, không phải chỉ có cấp TAND Tối cao thì Chánh án mới làm như vậy, mà các cấp tòa án khác, Chánh án cũng chỉ đứng ra phân công công việc trong xét xử, còn việc trực tiếp xét xử thường sẽ được thực hiện bởi các thẩm phán khác.
"Tuy nhiên, vụ án Hồ Duy Hải có thể coi là vụ án có nhiều tình tiết ly kỳ, nghiêm trọng, có khả năng dẫn đến oan sai. Vụ án này cũng từng gây xôn xao và được dư luận hết sức quan tâm. Hơn hết, vụ án này ngoài việc đã trải qua 2 phiên xét xử sơ thẩm và cả xét xử phúc thẩm, bị cáo cũng đã bị tuyên án tử hình tại cả 2 phiên xét xử trên. Có lẽ, chính vì những lý do nêu trên mà đích thân ông Nguyễn Hòa Bình đứng ra trực tiếp làm chủ tọa trong phiên xét xử giám đốc thẩm sắp tới đối với vụ án trên", vị luật sư phân tích.
Trước đó, cuối năm 2019, VKSND Tối cao đã kháng nghị giám đốc thẩm đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xét xử lại, hủy toàn bộ 2 bản án sơ thẩm năm 2008 của TAND Long An và phúc thẩm năm 2009 của TAND Tối cao tại TP.HCM tuyên tử hình đối với Hồ Duy Hải về tội Giết người, Cướp tài sản để điều tra lại, đồng thời tạm đình chỉ thi hành bản án.
VKSND Tối cao cho rằng, tòa hai cấp có nhiều nhận định và kết luận chưa phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án. Việc thu thập dấu vết hiện trường, đánh giá các chứng cứ, tài liệu chưa đầy đủ. Nhiều nội dung cần chứng minh của vụ án còn mâu thuẫn.
Những thiếu sót, vi phạm nêu trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị chứng minh của chứng cứ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến những căn cứ kết luận hành vi phạm tội của bị cáo.
Em gái tử tù Hồ Duy Hải lỡ dở tình duyên vì lo cho anh Trò chuyện với PV Dân Việt, mẹ của Hồ Duy Hải liên tục bật khóc và tin mấy ngày nữa, con trai sẽ trở về với bà. Còn em gái của Hải vì lo cho anh mà cuộc đời cũng dang dở. "Mấy ngày nữa con tôi sẽ về" Mấy ngày trước khi Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao mở phiên xử...