Những điều thú vị ở xứ sở ‘Mặt Trời mọc’
Nhật Bản, quốc gia đăng cai Thế vận hội mùa hè 2020.
Hấp dẫn du khách từ khắp thế giới bằng những kỳ quan của thiên nhiên và con người, bằng sự giao thoa tài tình giữa cổ kính và hiện đại, bằng những sáng tạo độc đáo có một không hai, không thể tin nổi…
Lễ hội hoa Chi Anh được tổ chức dưới chân núi Fuji, một sự kiện tôn vinh hoa nhưng bao gồm vô số các hoạt động, trải nghiệm hấp dẫn du khách.
Niềm say mê đối với nước Nhật đã có trong tôi từ khi còn là một học sinh trung học (và tôi tin là nhiều cô, cậu bé khác cũng như vậy). Qua manga (truyện tranh), anime (hoạt hình), game (trò chơi điện tử)… Nhật Bản mà tôi hình dung chứa đầy những thứ đáng yêu, lạ lùng, ấn tượng. Cho đến khi thực hiện được chuyến đi du lịch Nhật Bản, tôi hiểu tại sao đất nước này luôn là nguồn cảm hứng, khao khát của biết bao bước chân xê dịch.
Nhật Bản nổi tiếng với nền khoa học công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới, những thành phố rực rỡ ánh đèn neon trông như những thước phim cyberpunk về thế giới tương lai, những con tàu chạy nhanh nhất thế giới và độ chính xác đến từng giây. (Trong ảnh: Biển hiệu quảng cáo ngập tràn một con phố ở Shibuya, trung tâm tài chính và du lịch của Thủ đô Tokyo).
Màn trình diễn “duyên dáng” của các robot tại một triển lãm công nghệ.
Tàu cao tốc tuyến Yamanote được trang trí dễ thương. Nhật Bản có hệ thống tàu cao tốc, tàu điện ngầm dày đặc và là phương tiện công cộng chính.
Đặc trưng của các quán ăn Nhật là đầu bếp thường nấu ngay trước mặt thực khách.
Ngay cả đồ ăn sẵn bán trong các konbini (cửa hàng tiện lợi) cũng phong phú, tươi ngon.
Video đang HOT
Ẩm thực Nhật Bản luôn là một điểm cộng cực lớn với sự đa dạng, thơm ngon. Người Nhật đặc biệt lưu ý đến sự sạch sẽ và cầu kỳ trong cách chế biến, trình bày món ăn.
Các cặp đôi mặc yukata truyền thống, hình ảnh không khó bắt gặp thường ngày trong xã hội hiện đại.
Cosplay cũng là nét văn hóa của Nhật Bản được cả thế giới biết đến.
Thời trang ở Nhật cũng hút mắt người nhìn với những thái cực khác biệt: vừa truyền thống, vừa phá cách, vừa tinh tế, vừa không giống ai.
Người Nhật nổi tiếng là có ý thức và kỷ luật rất cao, không chỉ trong công việc mà trong mọi sinh hoạt đời thường. (Trong ảnh: Người dân và du khách xếp hàng chờ đến lượt vào cầu nguyện ở đền Demboin, một địa điểm tham quan nổi tiếng của Tokyo).
Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến cánh cổng Torii, một biểu tượng có ý nghĩa văn hóa và tâm linh vô cùng lớn ở Nhật Bản. Torii (cổng trời, cổng thiền) là một ranh giới, một dấu hiệu… của Thần đạo Nhật Bản, có cấu trúc tối giản nhưng chứa đựng rất nhiều triết lý, nhân sinh quan của người Nhật. Torii xuất hiện ở khắp mọi nơi trên nước Nhật. (Trong ảnh: Cổng Torii bằng đá trước một đền thờ cổ ở làng Shirakawago, miền trung nước Nhật).
Cổng Torii trên đỉnh núi lửa Fuji (Phú Sĩ), ở độ cao 3776m. Đây là ngọn núi cao nhất Nhật Bản và được coi là rất linh thiêng.
Một cửa hàng đồ ăn có mặt tiền thiết kế độc đáo, thu hút du khách ở bãi biển Atami, tỉnh Shizuoka.
Du thuyền hồ Ashi, tỉnh Kanagawa, là sự kết hợp độc đáo giữa phong cách Nhật Bản với phong cách Viking Bắc Âu.
Dù là quốc gia đề cao sự sáng tạo, không ngừng phát minh ra những công nghệ mới nhất nhưng đất nước và con người Nhật Bản luôn có ý thức giữ lại những nét đẹp truyền thống của văn hóa, kiến trúc.
Là quốc gia không có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, nước Nhật vẫn khiến cả thế giới trầm trồ, ngưỡng mộ với những lễ hội sôi động, những cách bảo tồn thiên nhiên và văn hóa thú vị. (Trong ảnh: Một ngôi nhà truyền thống đậm chất Nhật ở thành phố Nikko: kiến trúc đơn giản, gọn gàng, điểm nhấn là đài phun nước và những cây anh đào rợp hoa).
Công viên hươu ở thành phố Nara, gần Cố đô Kyoto, “thiên đường” đối với loài hươu và những du khách yêu thiên nhiên. Khu bảo tồn này có khoảng 1400 chú hươu, 1700 loại thực vật.
Ấn tượng nơi diễn ra cuộc thi lướt sóng đầu tiên ở Olympic
Nằm cách thủ đô Tokyo 80km về đông, thị trấn ven biển Ichinomiya thuộc tỉnh Chiba (Nhật Bản) đã trở thành địa điểm đầu tiên trên thế giới tổ chức cuộc thi lướt sóng trong một kỳ Olympic. Nếu không vì đại dịch Covid-19, nơi đây sẽ là điểm hút du khách quốc tế.
Tại Olympic Tokyo 2020, nơi diễn ra các cuộc thi lướt sóng là bờ biển Tsurigasaki.
Năm 2016, theo đề xuất của Nhật Bản - nước chủ nhà Olympic 2020, lướt sóng là một trong 5 môn thể thao được bổ sung vào chương trình Olympic. Đề xuất này nhằm đưa các môn thể thao hướng tới thanh thiếu niên vào nội dung thi đấu tại Olympic với hy vọng sẽ thu hút thêm khán giả ở nhiều độ tuổi hơn.
Những con sóng ở Ichinomiya đủ chất lượng cho các giải đấu thế giới của bộ môn thể thao mặt nước mạo hiểm
Thị trấn Ichinomiya có quy mô dân số nhỏ, vào khoảng 12.000 người. Song mỗi năm, "thánh địa" lướt sóng của Nhật Bản này thu hút khoảng 600.000 lượt người tới đây để lướt sóng bởi những con sóng ở đây có chất lượng cao cho môn thể thao mạo hiểm này.
Thêm vào đó, thị trấn hút khách một phần nhờ vị trí địa lý gần thủ đô Tokyo. Từ thủ đô Tokyo, chỉ mất khoảng 1 giờ đi tàu hỏa là du khách đã tới một trong những thị trấn lướt sóng nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Ichinomiya cũng đang chào đón nhiều công dân mới tới dây sinh sống để được gần với những con sóng hơn.
Ở Ichinomiya, xe đạp thường gắn dụng cụ hỗ trợ để cố định ván lướt sóng như xe đạp
Chính quyền thị trấn đang thúc đẩy chính sách kinh tế liên quan tới lướt sóng, gọi là "Surfonomics" nhằm tăng cường nguồn thu từ lướt sóng cho thị trấn. Trên con đường dọc bãi biển là các cửa hàng cung cấp dịch vụ cho người lướt sóng và các nhà hàng hướng biển.
Theo Kyodo, người đứng đầu thị trấn Masaya Mabuchi cho biết, lướt sóng là một trụ cột văn hóa và kinh tế quan trọng của thị trấn. Có khoảng 2.000 đến 3.000 cư dân ở Ichinomya chơi lướt sóng hàng ngày hoặc làm làm nghề liên quan tới lướt sóng. Khoảng 40% trong số 150 học sinh tiểu học đã làm quen với các con sóng trên những tấm ván.
Ghế trong phòng đợi tại ga Kazusa Ichinomiya có hình dáng giống như tấm ván lướt sóng.
Tại Olympic Tokyo 2020, nơi diễn ra các cuộc thi lướt sóng là bờ biển Tsurigasaki. Bờ biển Tsurigasaki đã từng diễn ra nhiều giải lướt sóng chuyên nghiệp trong nước và khu vực.
Ở Ichinomiya, các bãi biển được phân cấp theo trình độ của người lướt sóng. Bãi biển Tsurigasaki (tên địa phương Shidashita) dành cho những người lướt sóng chuyên nghiệp, Ichinomiya dành cho người mới bắt đầu, bãi Sunrise cho những người lướt ván ở mức trung bình.
Ẩm thực nổi tiếng với hải sản tươi sống tại Ichinomiya
Không chỉ nổi tiếng vì lướt sóng, thị trấn này là điểm hút du khách tới tận hưởng một kỳ nghỉ cuối tuần trọn vẹn với thiên nhiên biển, thưởng thức ẩm thực và thăm quan di tích lịch sử lâu đời.
Thị trấn Ichinomiya hấp dẫn du khách với các món hải sản tươi sống bởi có nghề đi biển lâu đời. Đặc biệt, thị trấn còn nổi tiếng với loại lạc có chất lượng được cho là ngon đặc biệt, có tên gắn với chữ "Q nuts" ngon hơn cả lạc có chữ "P" là chữ cái đầu trong Peanut.
Đền thiêng Kazusa no Kuni Ichinomiya Tamasaki hơn 1.200 năm
Thị trấn ven biển này còn là nơi tọa lạc đền Kazusa no Kuni Ichinomiya Tamasaki có lịch sử hơn 1.200 năm. Ngôi đền thờ mẫu hậu Tamayori Hime no Mikoto của thiên hoàng Jinmu - Thiên hoàng đầu tiên của Nhật Bản. Vì vậy, ngôi đền được cho là nơi thiêng liêng để cầu duyên và con cái.
Với tiềm năng du lịch sẵn có, cùng với cơ hội trở thành nơi đầu tiên trên thế giới diễn ra cuộc thi lướt sóng của một kỳ Olympic, nhà chức trách Nhật Bản và địa phương kỳ vọng, dù không có du khách tới trong kỳ Thế vận hội năm nay vì đại dịch Covid-19, sự kiện thể thao quan trọng nhất thế giới này sẽ vẫn giúp quảng bá hình ảnh về một thị trấn lướt sóng ấn tượng.
Suối Khe Su - Hồ Điệp quán Suối Khe Su trở thành điểm du lịch mùa hè trong những năm gần đây, được người dân khai thác và biến suối thành điểm đến đầy hấp dẫn và lý thú cho du khách. Tuy mới được biết đến nhưng cứ vào dịp hè, du khách ở khắp nơi thường xuyên về đây du lịch, dã ngoại cùng gia đình, bạn bè....