Những điều thú vị ngoài không gian khiến bạn ngỡ ngàng
Bên ngoài không gian còn rất nhiều điều kỳ lạ và bí ẩn mà con người chưa khám phá.
Hành trình 1 chiều đi từ Trái Đất tới Alpha-Centauri – ngôi sao gần Mặt Trời nhất là khoảng 70 triệu năm.
Hố đen nhỏ nhất từng được phát hiện có đường kính chỉ 24km. Tuy nhiên, hố đen càng nhỏ thì lực hấp dẫn của nó lại càng lớn.
Tuy nhiên, hố đen không thể “nuốt chửng” mọi thứ trong vũ trụ. Mỗi hố đen có một trường hấp dẫn giới hạn của riêng nó. Chỉ vật chất gần đường chân trời của nó mới bị hố đen nuốt vào.
Khi chúng ta nhìn những ngôi sao trên bầu trời, chúng ta thực sự đang nhìn về quá khứ bởi chúng cách Trái Đất hàng triệu năm ánh sáng.
Mỗi ngày có khoảng 275 triệu ngôi sao ra đời. Điều ấy cho thấy vũ trụ thực sự “đông đúc” như thế nào.
Video đang HOT
Trái Đất từng có một vành đai xung quanh giống như sao Thổ bao gồm bụi và những mảnh đá nóng màu đỏ nhưng sau đó vành đai này đã biến mất khi Mặt Trăng hình thành.
Sao Mộc lớn tới mỗi nó có thể nhét vừa tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt trời.
Vết Đỏ Lớn trên sao Mộc trải dài 400 năm. Điều ấy tức là nó lớn hơn gấp 2 lần hành tinh của chúng ta.
Được hình thành cách đây 350 triệu năm và chỉ cách Trái Đất 318.000 km, Mặt Trăng đang cách xa hành tinh của chúng ta 3cm mỗi năm.
Khủng long tuyệt chủng là do một sao băng va vào Trái Đất cách đây hàng triệu năm.
Có khoảng 2.900 vệ tinh đang quay quanh Trái Đất.
Một điều lạ lùng là bề mặt của Mặt Trời còn nóng hơn phần phía trong của nó.
Nơi lạnh nhất trong Hệ Mặt trời là Triton – vệ tinh của sao Hải Vương với nhiệt độ xuống tới âm 240 độ C.
Các nhà khoa học tin rằng trên sao Hải Vương có những trận mưa kim cương.
Mặt Trời của chúng ta chỉ là 1 trong 100 tỷ ngôi sao trong Dải Ngân hà./.
Kiều Anh/VOV.VN
Theo vov.vn/Stars Insider
Vật liệu cấy ghép có khả năng tiêu diệt tới 98% vi khuẩn
Các nhà khoa học từ Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NUST MISiS) cùng với các đồng nghiệp Séc và Mỹ đã phát triển một loại vật liệu cấy ghép mới giúp ngăn ngừa vấn đề nhiễm trùng sau phẫu thuật.
Vật liệu được tiết lộ là sản phẩm kết hợp giữa hạt nano bạch kim và sắt có thể tiêu diệt tới 98% vi khuẩn trong vòng 12 giờ sau khi cấy.
Vật liệu cấy ghép mới của các nhà khoa học đến từ Nga được cho có khả năng tiêu diệt hàng loạt loại vi khuẩn.
Trong thực tế, vấn đề nhiễm trùng do vi khuẩn xảy ra trong 1- 4% các trường hợp sau khi can thiệp phẫu thuật. Trong các ca bệnh nhân bị gãy xương cần cấy ghép, khả năng xuất hiện của các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng lên đến 30%. Nếu nhiễm trùng xảy ra, bệnh nhân cần thường xuyên phải có sự can thiệp của các bác sĩ. Trong trường hợp nhẹ hơn, bệnh nhân cũng cần điều trị bằng kháng sinh.
Trong suốt quá trình điều trị, cơ thể bệnh nhân phải chịu áp lực rất lớn. Ngoài ra, vi khuẩn gây bệnh rất nhanh phát triển khả năng kháng sinh, và nhiều người bị dị ứng nặng với kháng sinh.
Trước thực trạng này, các nhà khoa học của NUST MISiS và các đồng nghiệp của họ đã phát triển một vật liệu cấy ghép mới với các hạt nano kim loại, có tác dụng ức chế sự phát triển và lây lan của vi khuẩn gây bệnh mà không có bất kỳ tác dụng ức chế nào đối với tế bào lympho hoặc tế bào của hệ thống miễn dịch.
"Chúng tôi đã cấy các ion bạch kim và sắt vào một ma trận, đó là lớp phủ tương thích sinh học TiCaPCON (titan-calci-phospho-carbon-oxy-nitơ). Kết quả là, các hạt nano kim loại có kích thước vài nanomet ở trên bề mặt lớp phủ. Khi tiếp xúc với bề mặt vật liệu, màng vi khuẩn có thể bị phá hủy", Viktor Ponomarev, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Bên cạnh đó, khi cấy ghép được khử trùng bằng bức xạ cực tím, một số lượng lớn các gốc tự do được tạo ra, điều này cũng dẫn đến cái chết của vi khuẩn.
Theo các tác giả của nghiên cứu, dù mới ở giai đoạn thử nghiệm, vật liệu mới được phát triển đã tiêu diệt 98% vi khuẩn trong 8-12 giờ, bao gồm các loại vi khuẩn như Staphylococcus Aureus, Epidermal Staphylococcus Aureus, Escherichia Coli và Klebsiella Pneumoniae.
Các nhà khoa học hiện đang xem xét các thử nghiệm của các mẫu thu được và hé lộ một ứng dụng đầy hứa hẹn khác cho vật liệu mới được phát triển có thể là tạo ra các bộ lọc nước trong tương lai.
Minh Long
Theo dantri.com.vn/Sputnik
Hiện tượng hiếm gặp: Nam Cực mưa phùn dai dẳng ở nhiệt độ dưới 0 Thường thì khi nhiệt độ xuống dưới mức đóng băng, thay vì mưa thì băng tuyết sẽ rơi. Tuy nhiên, lần đầu tiên ở Nam Cực, các nhà khoa học đã ghi nhận được mưa phùn dai dẳng ở nhiệt độ dưới mức đóng băng. Thiết bị di động đo lường bức xạ khí quyển (ARM) được triển khai tại Trạm McMurdo, Nam...