Những điều thú vị chỉ ở đảo Faroe mới có
Cả đảo Faroe chỉ có ba bộ đèn tín hiệu giao thông, đều được lắp đặt tại trung tâm thủ đô và khoảng cách giữa ba bộ đèn tín hiệu này rất gần nhau.
Đảo Faroe thuộc lãnh thổ Đan Mạch, nằm ở phía bắc Đại Tây Dương, và là một quốc gia tự trị. Theo Faroe Islands Tourist Guide, tất cả những hoạt động liên quan đến quần đảo Faroe được thông qua bởi “điều ước đặc biệt” để tự chủ về mọi lĩnh vực ngoại trừ quốc phòng và đối ngoại. Quần đảo Faroe không thuộc Liên minh châu Âu.
Vào tháng 2/2014, dân số ở Faroe là 48.308 người, pha trộn nhiều nền văn hóa khác nhau, trong đó khoảng 20.000 người sống trong khu vực đô thị. Ngoài những thắng cảnh hoang sơ tuyệt đẹp, những ngôi nhà mái cỏ huyền bí như trong cổ tích… đảo ngọc Faroe còn chứa đựng nhiều điều bất ngờ mà du khách chưa biết:
Đảo Faroe tuy nhỏ nhưng quyến rũ và có nhiều điều thú vị. Ảnh: The Richest
Đi quanh các hòn đảo
Đảo Faroe quy tụ vẻ đẹp hoang sơ của nhiều hòn đảo lớn nhỏ, khoảng cách giữa các hòn đảo với nhau gần 5 km, du khách có thể đi bộ hay chạy xe xung quanh các hòn đảo y để chiêm ngưỡng vẻ đẹp nguyên sơ, quyến rũ hay đơn giản chụp hình và tản bộ.
Đi xe buýt miễn phí
Theo website chính thức của thành phố, ở thủ đô Torshavn cung cấp dịch vụ xe buýt, tuyến đường, thời gian miễn phí để du khách có thể dễ dàng đi lại bằng cách đăng nhập bằng máy tính hoặc thiết bị di động. Nếu có ý định đi vòng quanh thành phố khám phá, ngoạn cảnh thì đây là lựa chọn tốt nhất cho bạn trải nghiệm ở đảo ngọc Faroe.
Cừu nhiều hơn người
Đảo Faroe có số lượng cừu đông hơn người sinh sống, vì vậy dân bản địa luôn dùng những dây đai màu bằng vải buộc vào chân cừu thay vì buộc vào cổ chúng để cho chúng có thể tránh được xe cộ trên đường. Nếu bạn chạy xe vào nơi nào đó trên hòn đảo, bản sẽ có cơ hội quan sát hành động của những chú cừu giống như đang liếm muối tuyết trên đường.
Video đang HOT
Xem bóng đá
Bóng đá luôn là môn thể thao duy nhất gắn kết tất cả những con người sống trên đảo Faroe và Faroe Island là một đội bóng quốc gia được FIFA công nhận, cho dù họ chưa đạt được thành công đáng kể nào. Thành công lớn nhất của họ là trận cầu đánh bại đội tuyển Áo vào năm 1990. Đây là trận tranh tài đầu tiên trong một giải đấu lớn đối với đội bóng Faroe Island và họ luôn tự hào về trận đấu đó.
Săn bắt cá voi sẽ bị phạt tù
Săn bắt và giết mổ cá voi là một hoạt động không thể thiếu và được xem là lễ hội truyền thống của dân đảo Faroe. Nhưng theo bộ luật mang tên “Grindalógin” được ban hành của cơ quan chức năng của Faroe, hành động săn bắt cá heo và cá voi hoa tiêu sẽ bị phạt tiền, thậm chí có thể đối mặt với 2 năm tù giam về việc cố ý, cẩu thả dẫn đến gây thương tích cho cá voi, cá voi hoa tiêu.
Faroe có nhiều hòn đảo gần nhau. Ảnh: The Richest
Không có Big Mac Burger
Big Mac là một loại burger thuộc hệ thống McDonald, ở trên đảo Faroe không có bất kỳ nhà hàng hay quán ăn nào bán Big Mac, nếu bạn là tín đồ mê Big Mac thì cũng không có sự lựa chọn nào ngoài việc ăn burger của hệ thống Burger King trong thành phố Torshavn.
Không có nhà tù
Bạn nên yên tâm về vấn đề an ninh trên đảo Faroe, theo trang web Numbeo – mức độ tội phạm ở trên đảo rất thấp và không đáng kể, mặc dù ở đây vẫn còn duy nhất một nhà tù để giam giữ những tù nhân mang đại tội nhưng các tù nhân đó sẽ được chuyển đến Đan Mạch thay vì giam ở trên đảo.
Toàn đảo chỉ có 3 bộ đèn giao thông
Thủ đô Torshavn nằm trên hòn đảo Streymoy, một trong những hòn đảo lớn và đông dân nhất trên quần đảo Faroe. Ba bộ đèn tín hiệu giao thông đều được lắp đặt tại trung tâm thủ đô và khoảng cách giữa ba bộ đèn tín hiệu này rất gần nhau.
Theo ngôi sao
Con đường xuyên Đại Tây Dương nối liền các đảo
Cây cầu mang tên Đại Tây Dương nổi tiếng ở Na Uy được xây dựng trên các hòn đảo nhỏ và đảo đá ngầm, kết nối với nhau bằng nhiều đường đắp cao, cầu cạn.
Đường Đại Tây Dương, Na Uy dài hơn 8 km, rộng 6.5 m được xây dựng nhằm kết nối các hòn đảo trong vùng biển Na Uy và thành phố Averoy với phần đất liền tại Eide. Nối giữa các đảo nhỏ và đảo đá ngầm là nhiều đường đắp cao, cầu cạn và 8 cây cầu. Ảnh: taberhols
Trong đó nổi bật nhất là cầu Storseisundet với hình dạng vặn xoắn theo cấu trúc địa chất khu vực. Cầu Storseisundet dài 260 m, có hình dạng uốn cong theo cấu trúc địa chất khu vực và hướng gió. Do có độ uốn cong cao nên ở một số góc nhìn người ta tưởng chừng như cây cầu bị cắt ngang ở đỉnh.
Đường Đại Tây Dương được khởi công ngày 1/8/1983. Suốt thời gian xây dựng, khu vực này đã gánh chịu 12 trận cuồng phong. Đường được khánh thành vào ngày 7/7/1989, chi phí xây dựng là gần 15 triệu USD; 25% chi phí này được thu lại qua lệ phí cầu đường và phần còn lại lấy từ ngân sách. Kế hoạch thu phí dự kiến kéo dài trong 15 năm nhưng đến tháng 6/1999 đã thu xong và kể từ đó việc thu phí cũng được bãi bỏ.
Tháng 12/2009, đường Đại Tây Dương được Cục Di sản văn hóa Na Uy công nhận là di sản văn hóa cần bảo quản và được xếp hạng tuyến đường du lịch quốc gia. Các công ty sản xuất ô tô khi làm phim quảng cáo rất hay sử dụng bối cảnh của con đường này vì sự độc đáo và hấp dẫn của nó. Ảnh: unvisitedplaces
Năm 2006 nó được tạp chí The Guardian của Anh công bố là con đường có hành trình tốt nhất thế giới. Trước đó, con đường đã dành danh hiệu "Công trình xây dựng thế kỷ của Na Uy" trong năm 2005. Nó cũng được tạp chí Pravda của Nga bình chọn là một trong những con đường đẹp nhất thế giới năm 2009. Ảnh: wiki
Ngoài 8 cây cầu nằm dọc tuyến, đường Đại Tây Dương còn có 4 điểm dừng chân để nghỉ ngơi và ngắm cảnh. Nhiều khu vực dành cho du khách, bao gồm ăn uống, câu cá và có cả khu nghỉ dưỡng dành cho người đi lặn biển được xây dựng trên đảo. Ảnh: unvisitedplaces
Du khách rất thích chinh phục cung đường này vào mùa biển động (từ đầu tháng 8), vì đây là cơ hội hiếm có để trải nghiệm những con sóng dồn dập, tung bọt trắng xóa và tràn qua cầu. Ảnh: unvisitedplaces
Khi biển động thì việc đi ngang qua đường Đại Tây Dương là một thử thách đầy mạo hiểm và không dành cho những người yếu bóng vía. Tuy nhiên, ngắm cảnh Bắc cực quang từ trên đường Đại Tây Dương, khung cảnh ngoạn mục, kỳ ảo với những màu sắc lung linh sẽ cho bạn một trải nghiệm không thể nào quên. Ảnh: lyngstadcreations
Có lẽ vì lý do đó mà trong buổi hoàng hôn, một phượt thủ vẫn mải miết chinh phục con đường nổi tiếng thế giới này. Ảnh: unvisitedplaces
Theo VNExpress
Bí mật dòng sông sâu nhất thế giới Sông Congo chảy qua 10 nước, "cõng" 40 nhà máy thủy điện và đổ qua khu rừng lớn thứ 2 thế giới. Lượng nước khổng lồ Sông Congo từng được gọi là sông Zaire từ năm 1971 - 1997, sau này được đặt theo tên nước Cộng hòa Congo ở Trung Phi. Sông có chiều dài 4.700 km, là một trong những con...