Những điều quan trọng chủ xe phải biết về bình chữa cháy mini
Mới đây, liên tiếp nhiều vụ nổ liên quan đến bình chữa cháy mini đặt trên xe ô tô khiến nhiều người hoang mang, không biết đối với loại bình này phải sử dụng như thế nào để có hiệu quả cao và an toàn nhất.
Trên các diễn đàn về ô tô, các chủ xe, đặc biệt nhóm ô tô dưới chín chỗ đã chia sẻ các kinh nghiệm liên quan đến bình chữa cháy như sau:
- Bình chữa cháy dạng CO2 có thể gây bỏng và rất nguy hiểm vì khí CO2 được nén có nhiệt độ -79oC nên khi dùng phải cầm đúng theo hướng dẫn (ghi trên bình), tránh để bọt tuyết xịt vào cơ thể.
- Bình chữa cháy an toàn khi nhiệt độ dưới 55oC nhưng trời nắng nóng, nhiệt độ trong xe có thể lên tới 70oC. Nhiệt độ tăng làm áp suất trong bình thay đổi và tự nổ nếu bình không có van an toàn hoặc van dỏm. Hầu hết các bình chữa cháy loại 1 lít từ Trung Quốc không có van này.
- Các chỗ tránh đặt bình: Dưới gầm ghế người lái (dễ cản trở chân ga, chân thắng), hốc để nước trên cánh cửa (dễ va đập, nguy cơ nổ khi có va chạm bên hông), mặt taplô, phía dưới kính sau của xe…
- Bình chữa cháy cho ô tô dưới chín chỗ là loại nhỏ, có bình thời gian xịt chưa đến một phút nên trong nhiều tình huống bình mini không dập được các đám cháy từ khoang động cơ hoặc từ bình chứa nhiên liệu. Cách tốt nhất trong tình huống này là nhanh chóng rời khỏi xe và báo đơn vị chữa cháy chuyên nghiệp.
Video đang HOT
Theo Phap luât TPHCM
Hàng loạt bình cứu hỏa nổ trong ô tô: Tất cả đều đúng...
Cơ quan chức năng xác định, các vụ nổ bình cứu hỏa trong xe ô tô gần đây là do người dân mua bình kém chất lượng, để không đúng cách.
Nhiều vụ nổ nhưng không điều tra
Chiều ngày 18/1/2016, trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Tươi - Trưởng Công an xã Song Bình, huyện Chợ Gạo - Tiền Giang xác nhận vụ việc nổ bình cứu hỏa đặt trong chiếc xe ô tô 4 chỗ tại nhà ông Ngô Hiếu Thuận. Rất may vụ việc chỉ làm hỏng một bộ phận của chiếc xe, không có thiệt hại về người.
Nói về nguyên nhân vụ nổ, ông Tươi cho biết, nguyên nhân khách quan là do thời tiết, còn chủ quan là do ông Thuận - chủ chiếc xe ô tô nên công an xã chỉ làm báo cáo gửi lên công an huyện Chợ Gạo mà không điều tra.
"Chúng tôi ghi nhận trường hợp chiếc bình cứu hỏa ông Thuận đặt trong ô tô là loại bình mini, còn hạn sử dụng đến tháng 11/2017. Trên bình có ghi dòng chữ tiếng Anh nhưng lại có xuất xứ từ Trung Quốc, không có giấy chứng nhận của cơ quan PCCC.
Rất có thể đây là bình nhập lậu, bán trôi nổi trên thị trường. Ông Thuận đặt chiếc bình cạnh cửa xe (đây là điều nên tránh mà chuyên gia đã cảnh báo - PV) nên khi có ánh nắng chiếu vào đã làm tăng nhiệt độ trong xe, áp suất trong bình mà phát nổ" - ông Tươi cho biết.
Ông Thuận và chiếc bình cứu hỏa phát nổ trong xe ô tô của mình.
Cũng trong ngày 18/1, anh Nguyễn Hoàng Hải (Q. Ba Đình, TP. Hà Nội) lái chiếc xe BMW, bên trong có chở chiếc bình cứu hỏa loại nhỏ. Khi đang lưu thông trên đường thì chiếc bình cứu hỏa phát nổ, bọt trắng bắn tung tóe khắp chiếc xe của anh Hải.
Được biết, chiếc bình này được anh Hải mua ở phố Yết Kiêu, TP. Hà Nội hơn 1 tuần trước khi xảy ra vụ việc. Anh Hải chia sẻ: "Sau sự việc này, tôi thà chịu phạt chứ không dám để bình cứu hỏa trên xe ô tô của mình nữa.
Trước đó, ngày 14/1, tại tỉnh Bến Tre cũng xảy ra một vụ nổ bình chữa cháy trên xe ô tô. Ông Trần Sĩ Nhân (ngụ xã Phú Long, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) kể, chiếc xe tải loại 3,5 tấn của ông được cơ quan chức năng hướng dẫn trang bị bình chữa cháy loại lớn hơn so với bình mini của xe ô tô 4-9 chỗ ngồi.
Hôm đó ông tháo chiếc bình ra để vệ sinh xe thì chiếc bình bỗng phát nổ và bay lên làm thủng cả nóc nhà. Ông Nhân lo ngại, không trang bị bình chữa cháy thì sợ bị phạt, nhưng có bình mà lại đối mặt rủi ro nổ như thế này thì còn nguy hiểm hơn.
Ai chịu trách nhiệm?
Cũng trong chiều ngày 18/1, ông Trần Hoài Bảo - Trưởng phòng CSGT tỉnh Tiền Giang cho biết, đã nắm được thông tin nổ bình cứu hỏa xảy ra tại nhà ông Thuận. Nhưng chưa thể xác định rõ nguyên nhân vì sao.
"Việc trang bị bình cứu hỏa cho xe ô tô đã được các đơn vị hành chính của tỉnh Tiền Giang thực hiện nghiêm chỉnh. Còn với người dân, vẫn có nhiều người chưa chấp hành. Hiện nay, chúng tôi chưa nhận được văn bản của Cục CSGT thông báo tiến hành xử phạt hành vi trang bị bình cứu hỏa trên xe ô tô hay không. Chính vì thế, bây giờ người dân trang bị cũng được, không trang bị cũng được" - ông Bảo cho biết.
Nói về hàng loạt bình cứu hỏa nổ trong xe ô tô, Đại tá Nguyễn Thế Từ - Nguyên Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH PCCC cho rằng, việc để một chiếc bình chứa khí, hoạt chất hóa học trong xe chẳng khác nào đặt "quả bom" bên cạnh mình. Bởi, trên thị trường Việt Nam hiện nay, có tới 99% số lượng bình cứu hỏa là loại hàng trôi nổi, không có giấy kiểm định, xuất xứ từ bên Trung Quốc tràn vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau.
"Với bình cứu hỏa đủ tiêu chuẩn, sẽ được thiết kế chịu gấp 3 lần yếu tố thông thường ngoài môi trường. Nhưng với bình không rõ nguồn gốc, kém chất lượng thì nó sẽ nổ bất cứ lúc nào. Với vụ nổ ở Tiền Giang, thời tiết hiện tại trong đó dao động từ 24 - 32 độ C, mức đó chưa đủ để gây nổ bình cứu hỏa được. Còn vụ ở Hà Nội, càng không thể vì nhiệt độ ngoài trời rất thấp. Như vậy chỉ có thể là do người dân mua phải bình kém chất lượng" - ông Từ phân tích.
Theo ông Từ, việc trang bị bình cứu hỏa trên lý thuyết là đúng nhưng chưa thể thực hiện được ở Việt Nam. Thứ nhất, Việt Nam chưa tự sản xuất được bình cứu hỏa mà phải nhập khẩu toàn bộ từ nước ngoài nên nguồn hàng sẽ luôn khan hiếm.
Thứ hai, chưa có sự đồng bộ từ các cơ quan liên ngành. Phía Cục Đăng kiểm - Bộ GTVT nói không có chức năng để kiểm duyệt điều này. Phía Cục Quản lý thị trường - Bộ Công thương cũng từ chối trách nhiệm kiểm tra mặt hàng liên quan tới bình cứu hỏa. Trong khi, phía Bộ Công an cũng chưa có đủ lực lượng để giám sát việc thực hiện bình cứu hỏa đúng quy định.
Việc người dân ồ ạt mua bình cứu hỏa đặt trong xe ô tô trong thời gian qua chỉ mang tính chất đối với lực lượng giám sát, kiểm tra nên xảy ra tâm lý "mua bừa"; "mua cho có"... Từ đó, ông Từ đề xuất Bộ Công an thu lại Thông tư trang bị bình cứu hỏa, chú trọng vào việc đào tạo, nâng cao kỹ năng xử lý tình huống cho người lái xe.
Theo Phu nư TPHCM
Nổ bình chữa cháy trong ô tô: Biết bắt đền ai? Sau khi Bộ Công an ra Thông tư 57 yêu cầu xe ô tô con phải trang bị bình cứu hỏa thì một số vụ cháy nổ phương tiện chữa cháy này đã xảy ra. Vậy ai sẽ phải chịu trách nhiệm đền bù cho sự cố này hay người dân đành phải ngậm ngùi chịu thiệt? Liên tiếp các vụ cháy, nổ...