Những điều phi lý chỉ có trong thế giới game (Phần cuối)
Tiếp nối phần trước, chúng ta sẽ đến với 4 điều vô lý mà chỉ trong game mới có.
Quan sát được toàn bộ xung quanh
Điều này cũng có tuổi đời lâu như chính nền công nghiệp game vậy. Hầu như trong tất cả các tựa game, không theo kiểu này thì kiểu khác bạn luôn quan sát được mọi thứ xung quanh trong khi nhân vật chính thì nấp trong xó nào đó, và điều này giúp bạn hành động thật dễ dàng.
Trong một tựa game stealth action, bạn điều khiển anh hùng bí mật nấp sau bức tường, và “đáng ra” anh ta phải mù tịt về thế giới xung quanh chứ không phải là sẵn sàng lao ra chộp cổ tên địch đang ngây thơ tiến tới. Không phải nhờ trang bị tối tân, cũng không phải nhân vật sở hữu giác quan nhạy bén khác thường, chỉ đơn giản là anh ta có chỉ điểm từ “thánh” người chơi thông qua camera góc nhìn thứ ba.
Trong game bắn súng mọi thứ còn vô lý hơn: bạn có thể nấp sau vật chắn đồng thời biết trước lúc nào thì kẻ địch thò đầu lên và tặng cho chúng mỗi đứa một viên. Hãy tưởng tượng xem nếu là bạn thì sẽ ức thế nào khi phải vào vai những tên AI đó.
Địch có thể không thấy ta nhưng ta thì luôn thấy địch.
Nhảy đôi (Double Jump)
Làm sao để đưa nhân vật lên cao hơn trong khi họ không có khả năng bay? Hãy cho họ 2 lần nhảy thay vì một. Trong thực tế, nhảy là thao tác lợi dụng phản lực để đưa cơ thể lên không trung, và một nghiên cứu đã xác nhận rằng con người ta thật sự có thể thực hiện nhảy nhiều lần trên không, nhưng là trên hành tinh khác với khí quyển dày đặc chứ không phải Trái Đất.
Bí kíp luyện double jump – nghiêm cấm thử dưới mọi hình thức nếu không có sự giúp đỡ của chuyên gia.
Vậy mà ngoài Devil May Cry bận tâm giải thích cho người chơi kĩ năng double jump khả thi là nhờ có vòng phép xuất hiện dưới chân nhân vật để làm điểm tựa, hàng loạt tựa game hành động vẫn nghiễm nhiên áp dụng cơ chế này, từ chiến thần Kratos béo tốt tới các chàng Reploid nặng cả tấn trong series Mega Man, tất cả đều có thể thực hiện khinh công như chưởng Tàu chỉ với 2 tiếng “hự hự” trong mỗi lần nhảy.
Video đang HOT
Đao kiếm cũng như chổi cùn
Đặc biệt đúng trong các tựa game nhập vai Nhật Bản, hãy lấy ví dụ như Final Fantasy VII. Những ai từng chơi qua đã biết Cloud sở hữu một thanh kiếm khổng lồ mang tên Buster Sword, với kích thước như vậy chỉ cần một nhát chém trúng đích thôi thì bất cứ kẻ thù nào cũng dễ dàng bị chia thành 2 phần không đều nhau.
Ấy vậy mà thật kì lạ là tất cả những nạn nhân không may mắn từng nếm phải lưỡi kiếm này đều còn đầy đủ chân tay, thậm chí còn chẳng hề xây xước. Kỉ lục hiện tại được nắm giữ bởi Sephiroth khi anh này đã “ăn” 15 nhát Omnislash mà vẫn toàn thây, thậm chí đủ sức đọc nốt bài diễn văn của mình trước khi biến mất.
“Cutscene thì kiếm xuyên được người đấy cô em ạ” – Sephiroth.
Theo logic của các nhà làm game JRPG, có vẻ như đẹp trai xinh gái thì không thể có một cái chết thê thảm như cụt chân cụt tay được, chưa kể sẽ có rất nhiều fan cảm thấy tức giận khi nhân vật ưa thích của mình bị thái hạt lựu.
Tự động hồi máu
Bạn bị bắn, bị đâm, mạng sống đang trong thế ngàn cân treo sợi tóc, bạn sẽ làm gì? Trong đa số các tựa game ngày nay đặc biêt là FPS câu trả lời sẽ là: “tìm một chỗ nấp an toàn, chờ 5s và các lỗ đạn trên người lập tức liền lại như chưa có gì xảy ra. Nếu như việc ăn thức ăn để phục hồi sức khỏe đã vô lý thì quả thật tính năng này đúng là không thể “mê” được, trừ khi đó là game về dị nhân Wolverine. Quanh đi quẩn lại, chỉ có biến thể lá chắn năng lượng như Master Chief trong Halo là còn đủ sức thuyết phục người chơi về tính khoa học của nó.
Trúng đạn? Nấp đi và đợi hồi máu thôi.
Ấy thế mà xu hướng ngồi chờ hồi máu đã và đang dần thay thế health bar truyền thống mà chẳng gặp phải bất kì phàn nàn nào, vậy mà người ta cứ nói gamer là khó tính.
Ngoài những điểm đã đề cập đến trong 2 phần của bài viết, vẫn còn rất nhiều điều phi lý khác nữa và chúng vẫn đang hiện hữu hàng ngày trong thế giới trò chơi điện tử, thể hiện rằng chặng đường đến với những trò chơi thực tế ảo mô phỏng y như thật vẫn còn xa lắm. Tuy nhiên thực quá chưa chắc đã phải là hay, vì vậy hãy cứ tiếp tục tận hưởng cái sự “ảo” của video game bởi xét cho cùng thì chúng ta tìm đến nó vốn là để thực hiện những điều vô lý đời thật không cho phép cơ mà.
Theo GameK
21/12/2012 Trái Đất sẽ diệt vong theo "kiểu" nào?
Theo bộ lịch đá của người Maya cổ xưa, ngày 21/12/2012 tới sẽ là ngày cuối cùng của thế giới hay còn được biết đến với cái tên "tận thế" - thứ gây xôn xao cho dư luận trên toàn thế giới ngay từ vài năm trở lại đây và đặc biệt là hiện tại khi thời điểm này đã cận kề. Mặc cho các nhà khoa học đã ra sức lý giải rằng chỉ là sự trùng hợp và không có cơ sở khoa học nào và những người tỉnh táo biết suy nghĩ cũng chẳng hề tin, "tận thế" vẫn luôn là một đề tài được bàn tán sôi nổi, thậm chí nó còn truyền cảm hứng cho các tác phẩm điện ảnh ăn khách như 2012, The Day After Tomorrow...
Và nhắc đến lĩnh vực giải trí, không thể không đề cập tới game, nơi mà thảm họa Trái Đất diệt vong đã trở nên quá quen thuộc. Vậy từ xưa đến nay, trong làng game đã xuất hiện những kiểu "tận thế" nào?
Va chạm với thiên thạch (Final Fantasy VII)
Những ai từng chơi qua tựa game RPG huyền thoại của Square Enix này chắc hẳn vẫn còn nhớ Cloud và nhóm bạn đã ngăn chặn Meteor được triệu hồi từ Black Materia cứu Trái Đất khỏi thảm họa diệt vong như thế nào. Sephiroth dự định dùng thiên thạch khổng lồ này để tạo ra một vết thương lớn cho hành tinh, khiến cho Lifestream phải tập trung lại để "chữa trị" và hắn có thể hấp thụ nguồn năng lượng đó. Nhưng may mắn là ngay khi Meteor chuẩn bị va chạm, nó đã bị phép Holy vô hiệu hóa sau khi Cloud kịp thời tiêu diệt Sephiroth.
Quay trở lại với thực tế, nguy cơ có thiên thạch đâm vào Trái Đất là một trong số những lời đồn đại "thịnh hành" nhất về ngày tận thế. Tuy nhiên với trình độ khoa học như hiện nay các nhà thiên văn có thể phát hiện được từ rất sớm nếu có vật thể nào hướng về hành tinh của chúng ta và tiến hành ngăn chặn. Còn nhớ cách đây không lâu cũng đã có một tin đồn về thiên thạch trên mạng xã hội Facebook khiến cho cộng đồng mạng xôn xao và làm cho cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phải lên tiếng phủ nhận.
Đối phó: nếu thật sự có thiên thạch thì cách được nhắc đến nhiều nhất là phóng tên lửa làm chệch quỹ đạo, cũng giống như những gì mà tập đoàn Shinra trong Final Fantasy VII đã làm. Trừ khi thiên thạch to khủng khiếp hoặc có khả năng tự hàn gắn imba như trong game, có lẽ chúng ta không cần lo lắng gì nhiều.
Bão mặt trời (Assassin's Creed)
Cũng là một mối nguy cơ khác đến từ vũ trụ, chỉ có điều thứ đe dọa chúng ta không ai khác chính là Mặt Trời, hành tinh vốn rất quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất. Trong Assassin's Creed, từ xa xưa đã tồn tại một xã hội rất phát triển được gọi là First Civilization bao gồm những cá thể ưu việt hơn rất nhiều so với loài người hiện đại, và cũng chính họ là người đã tạo ra con người.
Mặc dù có trình độ khoa học kĩ thuật vượt bậc như vậy nhưng những "đấng tạo hóa" này cũng không thể ngăn chặn cơn bão mặt trời ập đến, một phần vì còn mải mê chiến tranh với loài người, dẫn đến hậu quả là họ đã gần như bị tuyệt diệt.
The Toba Catastrophe - thảm họa dẫn đến diệt vong trong Assassin's Creed.
Vậy bão Mặt Trời là gì mà ghê gớm như vậy? Giải thích một cách chính xác thì rất phức tạp, nhưng có thể hiểu nôm na là đôi lúc có những vụ nổ trên bề mặt Mặt Trời khiến cho các hạt điện tích thoát ra khỏi lực hấp dẫn tạo thành những đám mây có năng lượng lớn và phóng ra ngoài vũ trụ, và tất nhiên khi nằm trong vùng chiếu sáng của Mặt Trời thì nguy cơ Trái Đất bị các đám mây điện tích này "ghé thăm" luôn hiện hữu.
Trong thực tế lịch sử cũng ghi nhận vài trường hợp bão Mặt Trời đã đổ bộ xuống hành tinh của chúng ta nhưng với cường độ nhỏ nên chỉ gây ảnh hưởng tới hệ thống thông tin liên lạc, còn nếu trong tương lai xuất hiện một cơn bão lớn như trong Assassin's Creed thì có lẽ việc dự báo được hay không cũng không thay đổi được gì nhiều số phận của Trái Đất.
Đối phó: Nếu ăn ở đủ tốt, có thể bạn sẽ may mắn rơi vào 10.000 người sống sót sau thảm họa.
Người ngoài hành tinh xâm lược (Half Life)
Người ngoài hành tinh - chủ đề đã quá quen thuộc vì được "tái chế" qua phim ảnh cũng như game quá nhiều, tuy nhiên sự huyền bí cũng như tò mò về việc liệu có nền văn minh nào khác ngoài chúng ta tồn tại ngoài vũ trụ không luôn tạo ra một sức hấp dẫn nhất định cho "Alien". Bằng chứng là có khá nhiều tựa game hiện đại sử dụng đề tài này mà vẫn thành công như Mass Effect, Halo, X-com... nhưng tiêu biểu nhất chắc chắn phải kể đến Half Life - huyền thoại FPS của Valve.
Nói qua một chút cho những ai chưa từng động đến trò chơi này hoặc khi đó còn quá "trẻ" để quan tâm đến cốt truyện trong Half Life: sau màn nghịch dại của trung tâm nghiên cứu Black Mesa mà thủ phạm không ai khác là người hùng của series - Gordon Freeman, hàng loạt Portal (cổng thần) đã xuất hiện khắp nơi trên Trái Đất tạo điều kiện cho các cư dân không được thân thiện lắm của hành tinh Xen đến viếng thăm. Tuy nhiên ngay cả khi nhà vật lý kiệm lời đã tiêu diệt được thủ phạm gây ra sự hỗn loạn nói trên ngay tại hang ổ của nó tại Xen, các lỗ hổng không gian vẫn không được bịt kín và nhanh chóng thu hút sự chú ý của một thế lực khác - đế chế Combine hùng mạnh, dẫn đến việc nhân loại nhanh chóng đầu hàng và bị chúng nô dịch trong Half Life 2 chỉ sau 7 tiếng đồng hồ kháng cự.
Đa số các nhà khoa học trên thế giới khi được hỏi đều tin rằng loài người không cô độc trong vũ trụ. Tất nhiên không nhất thiết cứ là người ngoài hành tinh thì phải luôn lăm le xâm lược Trái Đất như phim ảnh mô tả, nhưng có điều khá chắc chắn rằng nếu ngày nào đó một chủng tộc khác đến viếng thăm hành tinh xanh (hoặc có thể họ đã làm rồi mà chúng ta không hề biết) thì trình độ khoa học của họ rõ ràng phải ưu việt hơn rất nhiều, vì vậy giả như chúng ta gặp phải kẻ xấu thì không biết liệu có anh hùng nào làm được như chỉ huy Shepard hay không.
Đối phó: Tốt nhất hãy hy vọng rằng các nhà nghiên cứu làm việc tại Area 51 không dại dột như trung tâm Black Mesa.
Thảm họa zombie
Xét về độ "nhàm", có lẽ người ngoài hành tinh còn phải xếp dưới các xác chết hồi sinh một bậc và cũng chính vì thế mà không thể chọn ra một ứng viên cụ thể nào cho thảm họa này. Từ Resident Evil, Left 4 Dead, Dead Island, Dead Rising... đều có chung "mô típ" là một loại virus bí ẩn được chính phủ nghiên cứu làm vũ khí sinh học nhưng không lường trước được hậu quả dẫn đến kết cục "tự tay bóp", và nếu không nhầm thì ý tưởng này xuất hiện đầu tiên trong series ăn khách của Capcom.
Đồng ý rằng nếu để virus lây lan thì rất nguy hiểm, nhưng đến thời điểm này khi mà đa số giới trẻ trên toàn thế giới đã được "phổ cập" rất đầy đủ về zombie qua hàng tá bộ phim và game thì e rằng chẳng ai dại gì lại gần một anh chàng có dáng đi khật khừ với 2 cánh tay đưa ra phía trước. Trừ khi thảm họa này biến thể sang dạng khác khó ngăn chặn hơn như loài kí sinh trong The Last of Us hay bệnh dại khiến người nhiễm có tốc độ nhanh hơn bình thường, còn không thì thảm họa thành phố Raccoon City vẫn mãi chỉ là hưu cấu mà thôi.
Đối phó: Nhớ là luôn phải tấn công vào đầu zombie.
Theo GameK
Thêm thông tin về việc Halo 3 lên PC Còn nhớ vào đầu tháng 2 vừa qua, việc Halo 3 cùng 2 phiên bản đầu tiên xuất hiện trong database của Steam đã khiến cho cộng đồng gamer cảm thấy rất hào hứng và hy vọng vào việc Microsoft sẽ đưa siêu phẩm PFS này lên PC. Mặc dù tin đồn đã bị hãng nhanh chóng phủ nhận, nhưng mới đây một...