Những điều “ngớ ngẩn” về ung thư vú chị em cần hiểu rõ
Nếu bạn cho rằng ung thư vú là do di truyền, phụ nữ trẻ không mắc căn bệnh này, hoặc bị ung thư thì phải có khối u… thì bạn đã hoàn toàn sai lầm.
Thưa bác sĩ, mấy hôm nay, khi tự kiểm tra ngực em phát hiện có mấy cục u nổi lên, nắn thấy hơi đau. Em rất sợ mình bị bệnh ung thư vú đến giai đoạn nặng (vì đã nổi các khối u lên rồi). Em đang định đi chụp X-quang tuyến vú nhưng bạn bè em lại bảo chụp X-quang sẽ gây bệnh ung thư vú, thậm chí những ai đã bị rồi thì bệnh sẽ càng nặng thêm. Bạn em cũng bảo bệnh này là do di truyền, nếu nhà e không có ai bị bệnh thì tức là em cũng không bị, không cần phải đi khám.
Hơn nữa, em năm nay mới 20 tuổi, chưa kết hôn, chưa có quan hệ tình dục, chưa sinh con hay cho con bú thì nguy cơ bị ung thư vú là rất thấp. Bác sĩ cho em hỏi thực tế có phải nguy cơ em bị ung thư vú là rất thấp đúng không? Em có cần đi khám không hay là để khối u tự biến mất? Em mong bác sĩ giải đáp giúp em. Em xin cảm ơn! (Mỹ Hòa)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Mỹ Hòa thân mến,
Qua mô tả của bạn thì cũng rất khó chẩn đoán nguyên nhân của những cục u ở ngực bạn, nó có thể là do sưng hạch bạch huyết, cũng có thể là do viêm nhiễm bên trong ngực hoặc bởi yếu tố nào khác… Để xác định đúng nguyên nhân, bạn cần đi khám ở các cơ sở chuyên khoa, thậm chí nếu cần thiết, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm một số xét nghiệm hoặc chụp chiếu…
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng cần quan tâm ở đây là những hiểu lầm trầm trọng của bạn và một số chị em khác về ung thư vú. Nếu bạn cho rằng ung thư vú phần lớn do di truyền, hay phụ nữ trẻ không mắc căn bệnh này, hoặc bị ung thư thì phải có khối u… thì bạn đã hoàn toàn sai lầm.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Thực tế, chỉ khoảng 5-10% trường hợp bị ung thư vú là do lỗi gene BRCA1 và BRCA2. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, những trường hợp có bệnh sử gia đình vẫn có thể mắc bệnh mà không phải do đột biến gene riêng biệt.
Bệnh ung thư vú có thể xảy ra ở mọi chị em trong bất kì độ tuổi nào. Tuy nhiên, chị em dưới 50 tuổi chiếm 25% các trường hợp ung thư vú và có tỷ lệ tử vong cao hơn. Theo các chuyên gia sức khỏe thì đó có thể là do phụ nữ trẻ thường có mô vú dày hơn, nên việc phát hiện khối u trong quá trình chụp X-quang tuyến vú gặp khó khăn.
Chụp X-quang tuyến vú không phải là nguyên nhân gây ra ung thư vú nhưng nó cũng không phải là cách để ngăn chặn hay làm giảm nguy cơ ung thư vú. Biện pháp này chỉ có tác dụng giúp bạn sớm phát hiện bệnh mà thôi. Hiệp hội Hóa học Mỹ ACS khuyến cáo rằng, phụ nữ từ 40 tuổi trở lên nên chụp X-quang tuyến vú hàng năm.
Không phải trường hợp nào bị u ở ngực cũng là do bệnh ung thư vú, vì có tới 80-85% khối u là lành tính. Đó có thể là u nang hoặc u sợi tuyến vú không gây ung thư.
Vậy nên, nếu thấy xuất hiện những triệu chứng ngực hoặc núm vú thay đổi hình dáng bên ngoài, phần da gần vú hoặc ở khu vực dưới cánh tay u lên… trong thời gian dài thì bạn nên tới gặp bác sĩ.
Chúc bạn vui, khỏe!
Theo TNO
Ung thư vú và 7 điều nên biết
Phụ nữ ngực dày, các mô ngực và khối u đều hiển thị màu trắng trên ảnh chụp X-quang, nên sẽ rất khó để nhận biết bệnh ung thư vú. Hơn nữa, mật độ mô ngực cao cũng liên quan đến nguy cơ tăng các khối u ở "núi đôi".
5 lời khuyên dưới đây của healthywomen sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
1. Tăng cân đồng nghĩa với tăng nguy cơ bị ung thư vú
Béo phì là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Bởi các tế bào chất béo sẽ làm tăng nồng độ hormone estrogen, tạo điều kiện cho hormone thụ thể dương tính ung thư vú phát triển. Nếu bạn có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, hãy lên kế hoạch giảm cân hợp lý ngay từ bây giờ.
Ảnh minh họa: healthywomen
2. Chỉ 5 - 10% bệnh nhân bị ung thư vú là do di truyền
Về mặt lý thuyết, những người có thành viên trong gia đình mắc bệnh này, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao. Tuy nhiên, phần lớn phụ nữ mắc bệnh ung thư vú lại không có người thân nào từng bị bệnh này. Thực tế, chỉ có khoảng 5 - 10% bệnh nhân bị ung thư vú là do di truyền.
3. Tập luyện có thể giảm nguy cơ mắc bệnh
Tập luyện không những giúp bạn tăng cường sức khỏe toàn diện lâu dài, mà còn làm giảm nguy cơ tái phát nếu bạn có bệnh. Vì vậy, tập thể dục ít nhất 4 lần một tuần sẽ giúp bạn giảm nồng độ các hormone tuần hoàn như estrogen dẫn đến ung thư vú. Bên cạnh đó, hoạt động thể chất giúp bạn duy trì cân nặng và ngăn ngừa béo phì.
4. Ngực dày, nguy cơ ung thư vú cao
Phụ nữ ngực dày, các mô ngực và khối u đều hiển thị màu trắng trên ảnh chụp X-quang, nên sẽ rất khó để nhận biết bệnh ung thư vú. Hơn nữa, mật độ mô ngực cao cũng liên quan đến nguy cơ tăng các khối u ở "núi đôi". Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với khả năng tử vong cao.
5. Rượu bia, thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Nếu bạn sử dụng đồ uống có cồn khoảng 2 cốc/ngày, nguy cơ mắc bệnh ung thư vú sẽ tăng 21%. Theo một nghiên cứu khác, những người hút thuốc lá có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn những người khác 16%.
6. Tự kiểm tra ngực định kỳ tại nhà là rất tốt
Điều này sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời các dấu hiệu lạ xuất hiện ở núi đôi. Đồng thời, kiểm tra lâm sàng sẽ giúp bạn phát hiện chính xác hơn liệu mình có nguy cơ mắc bệnh hay không.
7. Chụp X-quang ngực định kỳ rất quan trọng
Theo một cuộc khảo sát gần đây tiến hành bởi Tạp chí Sức khỏe cùng với Cao đẳng Phụ khoa & Sản khoa Mỹ, 73% các bác sĩ cho rằng chụp X-quang rất quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh ung thư vú. Thậm chí, nó còn giúp phát hiện sớm các nguy cơ giúp giảm khả năng tử vong do bệnh ung thư vú ở phụ nữ có độ tuổi 40 - 70, đặc biệt là người trên 50 tuổi.
Theo VNE
5 nguyên nhân làm chậm sự trao đổi chất dẫn đến tăng cân Có thể bạn chưa biết nhưng thực tế, sự trao đổi chất trong cơ thể diễn ra chậm chính là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng cân. Sự trao đổi chất là quá trình mà cơ thể bạn chuyển đổi những gì bạn ăn uống thành năng lượng. Ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi, cơ thể bạn vẫn cần năng lượng...