Những điều nên tránh khi tự test nhanh COVID-19 tại nhà
Dưới đây là một số sai lầm cần tránh khi bạn thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 tại nhà.
Bảo quản sai nhiệt độ, mở sản phẩm quá sớm, sử dụng sản phẩm hết hạn là những sai lầm bạn cần tránh khi thực hiện test nhanh tại nhà.
Bảo quản sai nhiệt độ
Bộ dụng cụ test nhanh nên được bảo quản ở nhiệt độ 2-30C, tránh ánh nắng trực tiếp. Bảo quản ở nhiệt độ cao hơn có thể khiến protein trong các thử nghiệm bị biến tính – những thay đổi vĩnh viễn đối với cấu trúc protein. Không đóng băng sản phẩm để tránh làm hỏng các thành phần của nó.
Sử dụng trực tiếp ngay khi lấy từ tủ lạnh
Chất thử sẽ không hoạt động tốt ở nhiệt độ lạnh. Bộ sinh phẩm xét nghiệm nên được để ở nhiệt độ phòng từ 15-30C trước khi xét nghiệm khoảng 30 phút.
Sử dụng sản phẩm hết hạn
Luôn kiểm tra hạn sử dụng trước khi sử dụng. Các sản phẩm hết hạn có thể chứa các chất thử sinh học hoặc hóa học đã hết tác dụng hoặc bị biến tính.
Mở sản phẩm quá sớm
Không mở khay thử ra khỏi túi đựng cho đến khi bạn sẵn sàng bắt đầu thực hiện xét nghiệm. Mở sớm mà không sử dụng có thể dẫn đến kết quả dương tính giả.
Video đang HOT
Thực hiện test quá sớm hoặc quá muộn
Một nghiên cứu (vẫn chưa được các chuyên gia xem xét) cho thấy test nhanh kháng nguyên không thể phát hiện ra SARS-CoV-2 cho đến ít nhất 2 ngày sau khi tiếp xúc. Phải mất trung bình ba ngày mới phát hiện ra kết quả dương tính. Nó cũng không thể phát hiện ra virus khi tiếp xúc đã quá lâu.
Làm nhiễm bẩn sản phẩm
Không chạm vào đầu tăm bông bằng ngón tay của bạn và không để nó tiếp xúc với các bề mặt khác.
Lấy mẫu sai góc và độ sâu
Khi đưa que lấy mẫu vào mũi, bạn có thể thực hiện sai góc hoặc chưa đạt được đúng độ sâu. Vì vậy, thay vì đưa tăm bông đi thẳng lên trên, hãy cố gắng đi theo chiều ngang và nhẹ nhàng đưa vào mũi sâu khoảng 2-3 cm. Sau đó xoay nhẹ que lấy mẫu vào thành mũi theo đúng số lần mà xét nghiệm của bạn khuyến nghị.
Tiếp tục xét nghiệm với mẫu bị lẫn máu
Máu trên que lấy mẫu sẽ cho bạn một kết quả không chính xác. Bỏ xét nghiệm và làm lại xét nghiệm khác khi máu đã ngừng chảy, hoặc chỉ lấy mẫu ở bên không chảy máu.
Không sử dụng xét nghiệm yêu cầu ngoáy mũi nếu bạn dễ bị chảy máu mũi. Thay vào đó, hãy sử dụng xét nghiệm nước bọt.
Ăn, uống, nhai kẹo cao su, đánh răng hoặc hút thuốc
Những điều này có thể đưa ra một kết quả không chính xác. Vì vậy, hãy đợi 30 phút trước khi lấy mẫu nước bọt.
Thêm quá nhiều hoặc quá ít giọt dung dịch đệm
Thêm đúng số giọt theo hướng dẫn sử dụng trên bộ kit sẽ đảm bảo chất lỏng di chuyển trên bề mặt thử nghiệm trong một thời gian cụ thể.
Đọc kết quả quá sớm hoặc quá muộn
Đọc kết quả tại thời điểm được đề cập trong hướng dẫn. Đọc kết quả xét nghiệm quá sớm có khả năng cho bạn kết quả âm tính giả và quá muộn có thể cho bạn kết quả dương tính giả.
Vứt bộ dụng cụ không đúng cách
Bịt kín bất kỳ thành phần nào của bộ dụng cụ tiếp xúc với mẫu nước mũi hoặc nước bọt của bạn (tăm bông, hộp đựng, chất thử, thiết bị thử nghiệm,…) trong túi nhựa và vứt vào thùng rác.
Những ai được di chuyển bằng xe khách liên tỉnh từ 13/10?
Từ 13/10-20/10, vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định chạy liên tỉnh sẽ thí điểm hoạt động trở lại.
Các nhóm đối tượng hành khách được di chuyển bằng xe khách cũng được quy định cụ thể.
Theo quy định tạm thời Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành, trên phạm vi toàn quốc, hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh bằng xe ô tô có bến đi hoặc bến đến nằm trong địa phương/ khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao đi, đến địa phương/khu vực có nguy cơ tương đương hoặc có nguy cơ thấp hơn và ngược lại. Đối với các địa phương/khu vực nguy cơ và bình thường mới thì tổ chức hoạt động vận tải bình thường.
Bộ GTVT yêu cầu Sở GTVT tham mưu UBND cấp tỉnh quyết định vận tải hành khách theo tuyến cố định nội tỉnh, xe buýt, taxi, hợp đồng, du lịch, vận chuyển học sinh, sinh viên đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19...
Hoạt động vận tải xe khách liên tỉnh được thí điểm từ ngày 13/10 (Ảnh: Nguyễn Dương).
Các nhóm đối tượng hành khách đi lại đường bộ bằng xe khách liên tỉnh được phân theo vùng và khu vực, phù hợp tới tình hình dịch bệnh Covid-19 tại địa phương khai thác vận tải hành khách. Nguyên tắc y tế áp dụng với từng nhóm hành khách cũng được nêu rõ để đảm bảo kiểm soát dịch bệnh quá trình di chuyển bằng đường bộ.
Hành khách đi từ địa phương/khu vực có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao đến địa phương/khu vực có nguy cơ tương đương hoặc thấp hơn:
Theo quy định, hành khách phải tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19 (thẻ xanh trên Sổ Sức khỏe điện tử/PC-COVID hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vaccine của cơ quan có thẩm quyền cấp, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày) hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19.
Hành khách phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên xe ô tô; tuân thủ 5K; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế.
Khách không tham gia chuyến đi khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng... Trường hợp hành khách chưa đủ điều kiện tiêm chủng vaccine khi đi cùng người thân trên chuyến xe phải đáp ứng quy định của Bộ Y tế.
Khách phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên xe ô tô.
Hành khách đi từ địa phương/khu vực có nguy cơ và bình thường mới đến địa phương/khu vực có nguy cơ cao hơn :
Hành khách phải tuân thủ 5K; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế và không tham gia chuyến đi khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng...
Quy định cũng nhấn mạnh hành khách phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên xe ô tô. Thực hiện các biện pháp về phòng, chống dịch của Bộ Y tế và từng địa phương nơi đến.
Bộ GTVT yêu cầu kê khai thông tin vào danh sách hành khách đi xe theo hướng dẫn của lái xe hoặc nhân viên phục vụ trên xe . Khi ở trên phương tiện, hành khách phải đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc...
Đại diện Bộ GTVT cho biết, kế hoạch khai thác giai đoạn thí điểm thực hiện tối thiểu 5% và tối đa không vượt quá 30% số chuyến trong 7 ngày của đơn vị theo lưu lượng đã được Sở GTVT công bố (số chuyến/tháng) và có giãn cách chỗ trên phương tiện, không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm. Đối với các địa phương nguy cơ thấp và bình thường đến địa phương/khu vực có nguy cơ tương đương, xe khách liên tỉnh được tổ chức hoạt động vận tải bình thường.
Bộ GTVT đề nghị Bộ Y tế, Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan phối hợp; UBND cấp tỉnh tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn về công tác tổ chức hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô trong thời gian các địa phương thực hiện các cấp độ phòng, chống dịch Covid-19 theo lĩnh vực quản lý.
Khẩn: TPHCM hướng dẫn xét nghiệm Covid-19 tại bệnh viện trong tình hình mới Theo hướng dẫn mới nhất, Sở Y tế TPHCM vẫn yêu cầu phải thực hiện xét nghiệm Covid-19 với bệnh nhân chạy thận khi vào khu vực điều trị ngoại trú, điều trị ban ngày. Ngày 8/10, ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM đã có văn bản khẩn gửi các bệnh viện công lập và ngoài công lập, Trung...