Những điều nên biết về bệnh lang ben
Những người ở lứa tuổi dậy thì thường dễ bị mắc lang ben, bệnh do một loại nấm sống hoại sinh ở trên da người.
Đặc điểm của bệnh lang ben
Bệnh lang ben ( pityriasis versicolor) do loại nấm Malassezia furfur, còn gọi là nấm Pityrosporum ovale gây nên. Bình thường nấm Malassezia furfur sống hoại sinh trên da người, lây nhiễm từ người này sang người khác trực tiếp hoặc gián tiếp qua khăn lau, giường chiếu…
Nấm gây bệnh khi có các điều kiện thuận lợi như đổ mồ hôi nhiều, xoa kem có chất béo trên da, tăng cortisone máu… Ngoài ra, bệnh còn có vai trò của yếu tố di truyền.
Ngoài bệnh lang ben thường hay gặp, loại nấm Malassezia furfur cũng có thể gây bệnh viêm nang lông (pityriasis folliculitis), viêm da tăng tiết bã (seborrhoeic dermatitis), gầu (dandruff) đôi khi chúng xâm nhập vào máu gây nên nhiễm nấm máu.
Bệnh lang ben thường gây tổn thương trên da chủ yếu ở vị trí 1/2 phía trên thân người như mặt, cổ, lưng, ngực… hiếm gặp ở đùi chân và cẳng chân. Nấm ngăn cản sự hấp thu tia cực tím trong ánh sáng mặt trời nên càng ra nắng, phần da lành của người bệnh càng bị sẫm màu, nơi tổn thương càng nổi rõ.
Nơi da bị nhiễm nấm thường có những mảng da đổi màu, ranh giới rõ, có thể có màu trắng, hồng, vàng hoặc nâu phụ thuộc vào sắc tố da bình thường, sự tiếp xúc ánh sáng mặt trời và mức độ bệnh. Tổn thương trên da thường xếp thành từng đám, có vảy.
Khi ra nắng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc khi có mồ hôi đổ ra sẽ gây ngứa ngáy, râm ran khó chịu, có cảm giác như kim đâm. Bệnh lang ben thường hay gặp ở lứa tuổi từ 15-17 nên còn được gọi là bệnh lang lớn. Bệnh này cũng có thể gặp ở trẻ em và cả người già.
Video đang HOT
Chẩn đoán và điều trị bệnh
Chẩn đoán bệnh lang ben đơn giản bằng cách chiếu đèn Wood lên da, chỗ da bị tổn thương sẽ phát huỳnh quang màu vàng xanh lá cây nhạt. Có thể xét nghiệm trực tiếp bằng cách soi trực tiếp vảy da trong dung dịch KOH 20% hay xanh methylene sẽ thấy những tế bào nấm men tròn với kích thước tới 8µm và những sợi nấm ngắn với kích thước từ 2,5 – 4µm, cong, ít phân nhánh. Đôi khi gặp những tế bào nấm hình ovale, hình trụ, kích thước từ 1,5 – 2,5µm x 3 – 3,5µm xếp thành từng đám.
Điều trị bệnh nấm lang ben thường dùng dung dịch BSI, ASA 1% hoặc 2% bôi lên chỗ da bị tổn thương, kết hợp bôi mỡ benzosali trong thời gian từ 2 – 3 tuần. Tốt nhất là dùng các loại thuốc azole bôi tai chỗ thuốc có dạng kem, dung dịch, dầu gội hoặc xà phòng như sastid, kelog, nizoral… Trong những trường hợp nặng, có thể uống ketoconazole 400mg/ngày, dùng từ 5 – 10 ngày hoặc itraconazole 200mg/ngày, dùng từ 5 – 7 ngày.
Màu sắc da sẽ trở về bình thường với thời gian chậm trong nhiều tháng sau khi đã điều trị hết nấm gây bệnh. Bệnh lang ben do nấm thường hay tái phát, vì vậy có thể cần điều trị dự phòng khi có chỉ định của bác sĩ.
Theo SKDS
Đối phó với nấm âm đạo khi mang thai
Sẽ là một trở ngại cho những bà bầu khi bị nhiễm nấm vì cảm giác ngứa ngáy râm ran, khí hư ra nhiều làm bạn khó chịu, mệt mỏi. Đặc biệt tại thời điểm khí hậu ẩm ướt, mưa nắng thất thường cộng thêm những thay đổi trong quá trình thai nghén là nguyên nhân cho các loại nấm phát triển mạnh. Bạn sẽ làm gì khi bị nhiễm nấm đây?
Khi mang thai, ở một số chị em sẽ thấy hiện tượng khí hư ra nhiều, thỉnh thoảng thấy ngứa ở vùng kín nhưng không dám gãi. Có chị vì ngại ngùng mà không biết chia sẻ cùng ai, đi khám thì cũng không thấy bác sĩ nói gì nên bụng bảo dạ chắc không phải bị nhiễm nấm.
Nếu bị nhiễm nấm âm đạo ở giai đoạn đầu thì những ảnh hưởng xấu của nó cũng không đáng ngại lắm. Tuy nhiên, vẫn cần điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng tới làn da hay đôi mắt của bé trong quá trình sinh thường.
Lời khuyên:
- Nên vệ sinh vùng kín bằng nước chè xanh theo cách như sau "lá chè xanh rửa sạch đun kỹ rồi pha với nước thêm một chút muối rồi vệ sinh ngày 2-3 lần". Nước chè xanh rất tốt vì có tác dụng trong việc ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, chè xanh có tính sát khuẩn cao và khử được mùi hôi do khí hư tiết ra nhiều... Ngoài việc vệ sinh vùng kín bằng nước chè xanh nên tắm bằng nước chè xanh để cải thiện tình trạng viêm nhiễm do nấm âm đạo gây ra.
Khi đi vệ sinh, nên lau rửa "vùng kín" từ trước ra sau để tránh lây nhiễm nấm âm đạo.
- Nên ăn các thực phẩm giàu vitamin A có trong rau quả, trứng, thực phẩm giàu vitamin D có trong cá biển, dầu gan cá, các sản phẩm từ sữa, ăn sữa chua thường xuyên và nên dùng thêm tỏi trong các món ăn để tăng cường hệ miễn dịch.
- Nên uống nhiều nước khoảng 2 lít/ngày.
- Nên mặc quần áo rộng rãi, lựa chọn quần chip bằng chất liệu cotton và thay quần chip thường xuyên.
- Khi đi vệ sinh, nên lau rửa "vùng kín" từ trước ra sau để tránh lây nhiễm nấm từ hậu môn cho "vùng kín".
- Không được ăn quá nhiều các thực phẩm ngọt.
- Không tắm nước quá nóng, tránh dùng nước xà phòng có chất tẩy mạnh khi vệ sinh vùng kín vì có thể làm thay đổi môi trường kháng khuẩn tự nhiên trong âm đạo.
- Không nên làm sạch vùng kín bằng cách thụt rửa sâu bên trong âm đạo.
- Không dùng đồ lót hay miếng lót làm từ vải flannel vì nó sẽ là nơi ẩn náu lý tưởng cho các loại vi khuẩn.
- Đa số chị em phụ nữ khi mang bầu đều bị nhiễm nấm âm đạo vì vậy khi đã bị nhiễm nấm rồi thì phải giữ cho vùng âm đạo sạch, khô và tốt nhất không nên mặc quần lót đi ngủ để tăng cường lưu thông không khí giúp vùng kín khô, thoáng.
Nếu bà bầu nào có bị nhiễm nấm âm đạo cũng đừng lo lắng quá kẻo ảnh hưởng tới mẹ và bé. Hãy làm theo những chỉ dẫn ở trên để loại bỏ tình trạng khó chịu này.
Theo SKDS
5 tín hiệu cảnh báo sức khỏe đáng lo ngại Chậm kinh là dấu hiệu khác lạ của bệnh. (Ảnh minh họa) Liệu những biểu hiện, mà bạn nhận thấy trên cơ thể mình là bình thường hay đòi hỏi phải tham khảo ý kiến bác sĩ? Những rắc rối thầm kín có thể xuất hiện ở tất cả mọi người, thậm chí cả trong trường hợp chúng ta rất quan tâm đến...