Những điều kỳ diệu đến với cơ thể nếu bạn bỏ rượu bia trong 28 ngày
Theo thống kê, một người bình thường với thu nhập trung bình sẽ uống khoảng 9,5 lít rượu bia/ năm.
Con số này không phải ở một người nghiện rượu bia mà chỉ đơn giản là họ ngồi cùng bạn bè và nhâm nhi chút đỉnh, hoặc muốn thư giãn giữa tuần nên uống một chút, hoặc uống một ly rượu vang trước khi đi ngủ để giảm căng thẳng.
Vậy bạn có biết điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn bỏ uống rượu bia trong vòng 28 ngày?
Dựa vào nghiên cứu trên một số tình nguyện viên muốn kiểm chứng những thay đổi về sức khỏe và ngoại hình xảy ra với 4 tuần không có rượu bia. Và kết quả họ đạt được khá là ấn tượng.
Tuần 1
- Khẩu vị cải thiện: Thực tế, chúng ta thường thấy đói hơn nếu uống rượu. Khi ngưng uống, theo bản năng chúng ta sẽ muốn để tay bận rộn bằng cách gắp thức ăn. Tốt nhất hãy thay thế đồ ăn bằng hoa quả, nước trái cây sau khi uống rượu.
- Bạn có thể thèm đồ ngọt hơn: Rượu bia, nhất là loại rượu ngọt có thể làm tăng lượng đường huyết, từ đó làm tăng mức độ thèm đường. Tuy nhiên mỗi người có thể có những phản ứng khác nhau, có người còn bị hạ đường huyết. Vấn đề này có thể đặc biệt nguy hiểm với người bị tiểu đường.
- Khó ngủ ngon sau khi bỏ rượu bia: Rượu bia có thể khiến bạn buồn ngủ nhanh hơn, nhưng chúng làm giảm chất lượng giấc ngủ. Phần lớn những người nghiện rượu bia khi cai rượu sẽ thấy khó ngủ hơn khi đang tỉnh táo.
Tuy nhiên khó khăn chủ yếu họ gặp phải là khi đi vào giấc ngủ chứ không phải khi ngủ sâu, bởi trước đó họ đã quá lệ thuộc vào cồn. Để ngăn chặn tình trạng này, cần tạo thói quen đi ngủ tốt như ngủ đúng giờ, tránh các chất kích thích như caffeine vào buổi tối.
- Một số trường hợp có thể sẽ bị đau đầu – đây là dấu hiệu thay đổi lớn trong cơ thể sau khi bỏ rượu bia. Nó có thể ảnh hưởng đến gan và thậm chí là tăng huyết áp.
Tuần 2
Video đang HOT
- Gan bắt đầu phục hồi: Khi uống rượu bia thường xuyên, chúng sẽ làm chết tế bào gan. Cơ quan này có thể phục hồi nhưng quá trình diễn ra rất chậm. Bạn càng uống ít đi thì nó sẽ phục hồi càng nhanh hơn.
- Một động lực khác cho bạn bỏ rượu bia chính là thay đổi màu da. Rượu bia làm gián đoạn lưu thông máu dẫn đến thiếu oxy trong da. Kết quả là làm cho da khô dẫn đến sự xuất hiện của các đốm sắc tố và nếp nhăn sớm.
- Hệ tiêu hóa bắt đầu cải thiện. Rượu làm tăng sự sản sinh axit dạ dày. Nói cách khác, nó làm dạ dày tự từ từ “ăn” chính mình. Đó cũng là lý do vì sao chúng ta thường thấy đói hơn khi uống rượu bia.
Tuần 3
- Đến tuần thứ 3, các dấu hiệu rõ ràng do uống rượu (như quầng thâm dưới mắt và sưng mặt) sẽ biến mất. Điều này là do hệ thống tiết niệu có thể hoạt động bình thường.
- Thức dậy vào buổi sáng sẽ dễ dàng hơn: Khi bạn chỉ hơi say, bạn sẽ đi vào một giấc ngủ sâu ngay lập tức bỏ qua các giai đoạn ban đầu. Và khi nồng độ cồn trong máu giảm xuống, giấc ngủ không còn sâu nữa sẽ khiến bạn hay tỉnh giấc. Khi cồn trong người đã hết hoàn toàn, chu kỳ giấc ngủ của bạn trở lại bình thường, điều này giúp bạn thức dậy dễ dàng, ít mệt mỏi hơn.
- Uống rượu bia làm ảnh hưởng việc sản xuất nước bọt, dẫn đến việc làm hại cho răng. Nếu bạn không uống rượu bia, răng sẽ đỡ bị sâu hơn và khỏe hơn.
- Rượu không chỉ làm tê liệt những cơn đau, mà còn làm chết các thụ thể vị giác và khứu giác. Sau một thời gian bỏ rượu bia, khướu giác và vị giác sẽ phục hồi.
Tuần 4
- Nếu bạn thừa cân, thì khối lượng cơ thể sẽ giảm đáng kể sau khi bỏ rượu bia. Trung bình bạn sẽ giảm được từ khoảng 2,5 – 3,5 kg mỗi tháng.
- Rượu bia làm tăng huyết áp. Những người không uống rượu bia sẽ ít gặp tình trạng này hơn. Bên cạnh đó nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng giảm đáng kể.
Dưới đây là những thay đổi xảy ra với một chàng trai đã không uống rượu bia trong 220 ngày:
- Da sạch và sáng hơn: Không còn mụn và kích ứng da. Điều này xảy ra chủ yếu là do sự cân bằng lượng nước trong cơ thể và hệ tuần hoàn máu. Màu da mặt cũng đều hơn, các đốm sắc tố biến mất.
- Có tâm trí rõ ràng và làm việc hiệu quả hơn: Sự thay đổi này có thể không rõ rệt. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi uống rượu bia thường xuyên, hàng triệu tế bào não sẽ chết do thiếu oxy.
Theo Gia đình mới
Từ biệt ung thư dạ dày nhờ 4 cách mà ai cũng nên biết
Mặc dù là bệnh ung thư nguy hiểm nhưng chúng ta vẫn có thể phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư dạ dày bằng nhiều cách khác nhau.
1. Áp dụng chế độ ăn uống khoa học
Theo các bác sĩ Bệnh viện Thu Cúc, bệnh ung thư dạ dày có liên quan tới chế độ ăn uống hàng ngày. Theo đó:
- Nếu thường xuyên ăn những thực phẩm lên men như dưa, cà muối chứa nhiều nitrit và axit amin, khi đi vào dạ dày có thể kết hợp thành nitrosamines cực độc, làm tăng nguy cơ ung thư.
Áp dụng chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư dạ dày
Những thực phẩm đóng hộp có chứa chất bảo quản, nhiều muối, chất phụ gia và phẩm màu cũng gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
- Những thực phẩm hun khói, chế biến sẵn, được chiên nướng ở nhiệt độ cao cũng tạo ra chất gây ung thư mà ít người biết.
- Những thực phẩm mốc như gạo, lạc, ngô... cũng chứa chất gây ung thư, khi ăn vào cơ thể sẽ tích tụ lâu ngày và làm tăng nguy cơ ung thư.
Chính vì thế, việc thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày là cách đầu tiên giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa, trong đó có ung thư dạ dày.
2. Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, rượu bia
Hút thuốc lá và nghiện rượu là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý ung thư, trong đó phải kể tới ung thư dạ dày.
Lý do là bởi trong khói thuốc lá chứa nhiều chất gây ung thư hoặc thúc đẩy ung thư phát triển. Khi kết hợp với rượu, sẽ làm tổn hại các tế bào trong dạ dày, lâu dần làm tăng nguy cơ ung thư.
Cần từ bỏ rượu bia và thuốc lá cũng giúp hạn chế các bệnh ung thư làm phiền
Lời khuyên của các chuyên gia y tế là bạn nên hạn chế rượu bia và từ bỏ thuốc lá sẽ giúp giảm dần nguy cơ mắc các bệnh lý ung thư nguy hiểm.
3. Điều trị triệt để bệnh ở dạ dày
Nhiều người khi mắc bệnh ở dạ dày còn chủ quan không đi khám và điều trị sớm, điều này rất nguy hiểm. Nguyên nhân là do các bệnh ở dạ dày như viêm loét dạ dày, nhiễm vi khuẩn HP... đều có khả năng tiến triển thành ung thư dạ dày.
Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo: những người mắc bệnh ở dạ dày cần chủ động đi khám và điều trị triệt để bệnh. Người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, đồng thời thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để cải thiện sớm sức khỏe, loại bỏ sớm bệnh ung thư ra khỏi cơ thể.
4. Tầm soát ung thư dạ dày định kỳ
Đây cũng là cách phòng tránh ung thư dạ dày hiệu quả hiện nay. Việc chủ động tầm soát ung thư có thể giúp phát hiện sớm khối u, polyp hay những tổn thương tiền ung thư tại dạ dày và kịp thời cắt bỏ, ngăn chặn nguy cơ tiến triển thành ung thư.
Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên sàng lọc sớm ung thư dạ dày từ tuổi 40. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh, có chế độ ăn uống không khoa học hoặc mắc các bệnh ở dạ dày có thể bắt đầu tầm soát sớm hơn và làm xét nghiệm, kiểm tra thường xuyên hơn.
Theo VTV News
Rượu bia gây ung thư như thế nào khi vào cơ thể? Các chuyên gia khuyến cáo uống rượu bia ở mức độ nào cũng có nguy cơ gây ung thư. Uống càng nhiều, nguy cơ ung thư càng tăng. Bác sĩ Trần Quốc Bảo, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, sử dụng rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, chấn thương và là nguyên nhân gián tiếp...