Những điều kiêng kỵ khi sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết (SXH) bắt đầu vào mùa dịch ở một số nơi. Cho tới nay SXH vẫn chưa có văcxin phòng ngừa nên chúng ta rất dễ mắc, thậm chí còn bùng phát thành dịch.
Bác sĩ khám cho bệnh nhi mắc SXH đang điều trị tại khoa SXH Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ – Ảnh: T.Lũy
Bệnh SXH thường là sốt cao, sốt thành cơn và có khi có những triệu chứng như rét run, nổi gai ốc. Nhiệt độ cơ thể của người bệnh có thể đạt tới 39-40 độ. Mỗi đợt giải phóng virút vào trong máu từ một tế bào thì cơ thể đáp ứng thành một cơn sốt. Nếu không biết cách điều trị, chăm sóc thì rất nguy hiểm.
10 điều không nên làm
* Không tự dùng thuốc hạ nhiệt. Vì chưa xác định là sốt do bệnh gì nên không được tự động sử dụng thuốc hạ nhiệt như thuốc hạ sốt aspirin và ibuprofen. Hai loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng chảy máu ở người bệnh trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng. Thay vào đó có thể hạ sốt bằng cách cho bệnh nhân mặc đồ mỏng, nằm nơi thoáng mát, chườm khăn có thấm nước vắt kiệt vào trán, nách cho người bệnh. Nếu dùng thuốc chỉ nên dùng thuốc hạ sốt khi có chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không cạo gió.
* Không ăn các thực phẩm có màu nâu, đen, đỏ, vì trong thời gian bị bệnh, người bệnh ăn hoặc uống các loại thực phẩm có màu nâu, đen hoặc đỏ sẽ khó phân biệt với phân là máu khi bị xuất huyết qua đường tiêu hóa. Hay người bệnh bị nôn có màu thâm đen, xám bất thường thì khó phân biệt được đó là màu thực phẩm hay xuất huyết tiêu hóa.
* Không ăn trứng khi bị SXH: bởi trứng sẽ tạo ra một lượng nhiệt lượng lớn trong cơ thể người bệnh. Những người bị sốt, nhất là trẻ em, ăn trứng gà sẽ làm nhiệt lượng cơ thể tăng lên và không phát tán ra ngoài được, khiến cho sốt lâu khỏi. Chính vì vậy ăn trứng là kiêng kỵ cần tránh khi bị SXH.
Video đang HOT
* Không ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ: vì nó có thể gây các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, làm cho cơ thể người bệnh chậm hồi phục hơn.
* Không để muỗi tiếp xúc với da: bởi nguyên nhân gây ra bệnh SXH chính là muỗi, do vậy không nên để muỗi tiếp xúc với da, vì muỗi sẽ đốt và truyền thêm lượng virút gây bệnh không những làm bệnh nặng thêm mà còn có nguy cơ lây bệnh cho những người khác.
* Không uống trà: vì uống nhiều trà quá đặc sẽ khiến não ở trạng thái bị kích thích và làm tăng huyết áp. Bệnh nhân SXH mà uống trà còn làm giảm tác dụng của thuốc hạ sốt. Ngoài ra, trong trà có chứa một số chất có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên làm bệnh SXH trở nên trầm trọng hơn.
* Không uống cà phê, hút thuốc, uống rượu: tất cả đều có chứa caffein, chất kích thích càng khiến cho cơ thể mệt mỏi hơn.
* Không uống nước ngọt, nước có gas. Cũng không nên sử dụng mật ong và các loại đường tự nhiên khác. Việc hấp thụ đường vào cơ thể người bệnh sẽ khiến các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm chạp và vì thế bệnh càng trở nên lâu khỏi.
* Không ăn đồ cay nóng: bởi khi bị bệnh, sức đề kháng của cơ thể chúng ta bị giảm và năng lượng cũng bị hao hụt đi rất nhiều. Ăn các món cay nóng không chỉ khiến bệnh nặng thêm mà còn ảnh hưởng đến sự hồi phục của bệnh nhân.
* Không nên ra gió, tắm nước lạnh: Hiện tượng xuất huyết có thể xảy ra ở ngày thứ 2 hoặc thứ 3, kéo dài vài ngày, nhiều người nặng hơn thì kéo dài tới trên 2 tuần. Mức độ xuất huyết có thể xuất huyết da niêm hoặc ở nhiều vị trí trên cơ thể. Bệnh nhân cần ở nhà nghỉ ngơi, không ra gió, không tắm nước lạnh, chỉ nên lau người bằng nước ấm vì nước lạnh có thể làm co mạch ngoài da nhưng lại làm giãn mạch trong nội tạng, đây là nguy cơ gây ra tử vong.
Không tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà
BS CKII Bùi Hùng Việt – trưởng khoa sốt xuất huyết, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ – cho biết: Năm nào cũng vậy, cứ vào thời điểm bắt đầu mùa mưa, nước đọng nhiều là muỗi và lăng quăng phát triển, sinh ra các ổ dịch tiềm ẩn nguy cơ gây SXH, nên nguy cơ có thể bùng phát dịch SXH nếu không có các biện pháp phòng bệnh kịp thời.
Bắt đầu vào mùa mưa năm nay, các bậc phụ huynh cần lưu ý phòng tránh muỗi đốt cho trẻ. Đồng thời khi trẻ có biểu hiện sốt cao (đặc biệt sốt vào chiều tối), khó hạ sốt bằng các thuốc thông thường như paracetamol, da có dấu hiệu ửng đỏ nổi bông, mắt sung huyết, nôn ói… nghi ngờ mắc SXH cần đưa đến bệnh viện chuyên khoa sớm để khám và điều trị, tuyệt đối không tự điều trị tại nhà.
Hiện nay, theo phác đồ cập nhật mới việc chẩn đoán sớm bệnh SXH dựa trên các dấu hiệu lâm sàng của người bệnh, kết hợp với xét nghiệm cận lâm sàng và yếu tố dịch tễ học nơi sinh sống (có phải vùng dịch hay không), việc điều trị SXH giai đoạn sớm sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
T. LŨY
Theo tuoitre.vn
Nhiều người nghĩ tuổi già khó bị sốt xuất huyết nhưng hậu quả khi mắc cực kỳ khôn lường nếu chủ quan
Đỉnh dịch sốt xuất huyết rơi vào tháng 7 đến tháng 9 nhưng đầu tháng 5 đã xuất hiện rải rác các ca mắc bệnh.
Theo TS. Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, người cao tuổi thuộc nhóm nguy cơ cao dễ gặp biến chứng khi bị sốt xuất huyết. Ngoài người cao tuổi thì bệnh còn có thể gây ra nguy hiểm đối với nhóm đối tượng: trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mãn tính (cao huyết áp, tiểu đường...) người bị suy giảm miễn dịch (ung thư, thận mãn tính...).
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh lây từ người mắc bệnh sang người lành qua véc tơ muỗi. Bệnh sốt xuất huyết mắc quanh năm tại miền Nam và tại miền Bắc, bệnh gia tăng nhiều vào mùa mưa. Sốt xuất huyết rất dễ bùng phát thành dịch lớn ở các khu đông người sinh sống, vệ sinh kém...
Người già bị sốt xuất huyết rất dễ bị biến chứng, ảnh minh họa.
Người cao tuổi khi bị sốt xuất huyết có nguy cơ cao bị sốc do tính thấm mao mạch gia tăng, huyết tương ra ngoài khoang dịch kẽ với lượng lớn gây tình trạng cô đặc máu. Bệnh nhân bị sốc nếu không được điều trị đúng có thể dẫn tới suy đa phủ tăng và tử vong.
"Người cao tuổi bị sốt xuất huyết ngoài nguy cơ sốc cao có thể bị rất nhiều biến chứng khác khó lường trước được như bội nhiễm viêm phổi nặng... Đặc biệt, nếu người già có bệnh lý mãn tính kèm theo thì bệnh sốt xuất huyết biến chuyển xấu nếu không kiểm soát tốt", TS. Kính nói.
Tuyệt đối không chủ quan
Mọi người thường nghĩ bệnh sốt xuất huyết khó bị ở người già nhưng trên thực tế thì không phải vậy. TS. Kính cho hay Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương vẫn thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân cao tuổi bị mắc sốt xuất huyết vì vậy mọi người không nên chủ quan.
Những triệu chứng nghi ngờ khi bị mắc sốt xuất huyết như: sốt cao đột ngột, mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, đau hóc mắt, đau họng... Khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng vã mồ hôi, mệt mỏi cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới viện. Điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết sẽ tùy thuộc vào bệnh nhân đến bệnh viện ở giai đoạn nào, tình trạng bệnh sẽ có cách chăm sóc khác nhau.
Trong trường hợp bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết tại nhà vẫn phải tái khám hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ để đánh giá được lượng tiểu cầu hàng ngày.
Hiện nay, đang bắt đầu vào mùa mưa, dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát và diễn biến phức tạp nếu người dân không chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống.
Theo Emdep
Bạn thường xuyên bị muỗi đốt, những lý do kì lạ sau có thể là thủ phạm Trên thực tế, có nhiều người thường bị muỗi làm phiền nhiều hơn những người khác. Điều đó có thể được giải thích bằng những lý do kì lạ sau đây. Muỗi là loài vật đáng ghét thường gây phiền toái cho con người. Đặc biệt, chúng hoạt động mạnh nhất vào mùa hè khi độ ẩm cao, trở thành môi trường trung...