Những điều kiêng kỵ khi đặt bàn thờ mọi gia đình nên biết
Dù giàu sang hay nghèo khó, sống ở thành thị hay nông thôn thì bàn thờ gia tiên là điều không thể thiếu trong gia đình Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đặt bàn thờ làm sao cho hợp phong thủy.
Dưới đây là các vị trí kiêng kỵ khi đặt bàn thờ trong nhà:
1. Không đặt bàn thờ ngược hướng nhà
Hướng nhà là hướng mà cả ngôi nhà hoặc căn hộ chung cư nhìn theo, hoặc là đường thẳng vuông góc kéo từ tâm nhà tới mặt tiền chứa cửa chính của ngôi nhà.
Bàn thờ mà đặt ngược với hướng nhà sẽ gây âm dương tương phản, dễ gây bất trắc bất hòa giữa các thành viên trong gia đình hoặc con cái không hiếu thuận, tài vận và gia vận bị ảnh hưởng.
Trường hợp này, cách hóa giải duy nhất là đặt lại vị trí của bàn thờ. Người ta thường đặt hướng bàn thờ căn cứ vào mệnh của gia chủ:
- Mệnh Đông tứ trạch thì bàn thờ hướng vào một trong 4 hướng sau: Khảm, Tốn, Chấn, Ly
- Mệnh Tây tứ trạch thì bàn thờ nên hướng vào: Đoài, Càn, Cấn, Khôn
2. Không đặt bàn thờ sát bếp và nhà vệ sinh
Bếp tạo ra hỏa sát nặng, bàn thờ đặt sát bếp sẽ khiến vận thế của gia đìnhkhông ổn định hoặc giảm sút. Ngoài ra, theo các phong thủy, nhà vệ sinh là nơi có nhiều uế khí, nơi con người trút bỏ chất bẩn, nên nếu đặt bàn thờ ở cạnh sẽ làm mất đi sự tôn nghiêm. Không những vậy, bàn thờ đặt đối diện nhà vệ sinh cũng dễ khiến sức khỏe chủ nhân gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng.
3. Bài vị trên bàn thờ không bày sát tường
Bàn thờ nên đặt sát bức tường phía sau để có chỗ “dựa lưng” vững chắc. Tượng Phật trên bàn thờ Phật cũng nên đặt sát tường, tuy nhiên bài vị tổ tiên thì không thể đặt như vậy, bởi nhìn từ góc độ phong thủy sẽ ảnh hưởng tới tiền đồ, thậm chí là vận mệnh cả đời của con cháu. Do đó, nên tạo một khoảng trống nhỏ giữa bài vị của tổ tiên và tường.
Video đang HOT
4. Không để đồ phía dưới gầm bàn thờ
Vì muốn tiết kiệm không gian nên nhiều gia đình đã để thêm đồ đạc phía bên dưới gầm bàn thờ đứng. Nhưng thói quen này không hề tốt cho đường tài lộc của gia chủ. Về mặt thẩm mỹ, việc xếp đồ dưới bàn thờ cũng khiến không gian thờ cúng trở nên rối mắt, lộn xộn, gây mất mỹ quan và không khí trang nghiêm.
Thêm vào đó, tuyệt đối không được bày bể cá cảnh phía bên dưới bàn thờ vì điều này sẽ khiến tài sản sa sút, hao hụt nghiêm trọng.
5. Bàn thờ không được đặt ở cuối lối đi
Nếu đường đi lại đâm thẳng vào vị trí bàn thờ sẽ gây tổn hại đến cung tài lộc, nhân đinh của gia đình. Không chỉ vậy, khi ở gần lối đi lại, không gian quanh bàn thờ sẽ bị ồn ào, mất đi sự thanh tịnh, yên tĩnh, gia đình sẽ bị kém đường tài lộc, may mắn.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm
Theo www.phunutoday.vn
3 món canh giải nhiệt mùa hè, cung cấp nhiều dưỡng chất cho bà bầu và thai nhi
Không khí nóng bức của mùa hè khiến cho nhiều người khó chịu, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Vậy bà bầu nên ăn canh gì cho mát?
Mâm cơm hàng ngày của các gia đình Việt không thể thiếu được món canh. Đối với bà bầu, ăn canh trong các bữa ăn chính và phụ sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất cho mẹ và bé. Để nấu được những món canh ngon, chị em chỉ cần chịu khó chuẩn bị những nguyên liệu tươi và thực hiện theo những cách đơn giản dưới dây.
Canh bí xanh nấu thịt nạc
Nguyên liệu:
Bí đao 500g
Thịt nạc xay 200g
Hành củ, hành lá, rau mùi
Gia vị
Cách làm
Bí đao gọt vỏ, rửa sạch thái lát vừa ăn, ướp với chút muối sẽ giúp bí ngon hơn.
Thịt nạc xay ướp với chút gia vị cho ngấm đều.
Phi hành với chút dầu ăn cho thơm thì đổ thịt vào xào sơ qua. Khi thấy thịt không còn đỏ nữa thì cho nước vào đun cùng.
Khi nước sôi, cho bí đao vào nêm nếm gia vị cho vừa, nước sôi trở lại thì ngưng đun.
Cho hành lá, rau mùi vào là đã hoàn thành món ăn thanh mát cho các mẹ bầu.
Canh chua cá bông lau
Nguyên liệu
500g cá bông lau100g giá sống100g măng chua1 quả cà chua chín trái chuối chatỚt, tỏi, hành lá, hành tím, đậu phộng, gia vịCách làm
- Cá làm sạch, khứa ra từng khúc vừa ăn, ướp cùng với nước mắm, muối, tiêu giã nhỏ, bột nghệ, đường chừng 15 phút.
- Giá nhặt bỏ rễ, rửa sạch để ráo. Măng chua rửa sạch, vắt ráo. Cà chua bổ miếng cau, để nguyên hạt. Chuối chát xắt mỏng ngâm qua nước muối pha loãng.
- Phi thơm tỏi, hành tím với dầu, cho cá vào rim 3 phút. Tiếp tục cho chuối chát, măng, cá chua vào um. Khi cá, chuối chát, măng thấm gia vị thì cho nước nóng vào đun sôi.
- Tiếp tục cho giá vào. Để dậy mùi, cho thêm tiêu, hành lá cắt đoạn nhỏ vào trước khi tắt bếp.
Canh cua mồng tơi
Bà bầu mang thai cần bổ sung canxi không thể bỏ qua món canh cua mồng tơi thơm ngọt trong mùa hè. Chị em tích cực ăn món canh này khi mang thai sẽ giúp cơ thể nhận được nhiều canxi. Lượng chất nhầy trong rau mồng tơi còn giúp loại bỏ hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể bà bầu, phòng ngừa nguy cơ béo phì, thúc đẩy hệ tiêu hóa.
Nguyên liệu
- Cua đồng: 200g
- Rau mồng tơi: 1 bó
- Gia vị
Cách làm
Bước 1: Cua đồng rửa sạch, tách vỏ, dùng tăm nhỏ khều gạch để riêng vào chén nhỏ.
Bước 2: Nhặt rau mồng tơi lấy phần lá non, bỏ lá sâu và gốc già, rửa sạch, ngâm nước muối loãng. Sau 5 phút vớt ra để ráo, thái nhỏ.
Bước 3: Cho phần thịt cua đã tách vào cối hoặc máy xay, thêm một muỗng cà phê muối rồi giã hoặc xay nhuyễn, lọc nước bỏ bã.
Bước 4: Bắc nồi nước cua lên bếp nấu nhỏ lửa để gạch cua không bị đông. Đến khi nước sôi thì cho rau mồng tơi vào nấu chín, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Chúc chị em thành công với những món canh giải nhiệt mùa hè cho bà bầu!
Theo www.phunutoday.vn
Điều "kỳ diệu" gì sẽ xảy ra nếu bạn chịu khó ăn rau khoai lang? Rau khoai lang là món ăn dân dã của gia đình Việt từ thời xa xưa. Tuy nhiên rất ít người biết được những công dụng mà rau khoai lang mang lại cho sức khỏe. Hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây. Ở một số nước như châu Âu, Hồng Kông, Nhật Bản... rau khoai lang không còn là loại rau dân...