Những điều kiêng kị với mẹ bầu mùa hè
Mùa hè nóng nực mẹ bầu cần tránh phơi nắng, tránh uống nước lạnh, tránh ăn hoa quả có tính nóng…
Các mẹ bầu cần tuyệt đối tránh những điều sau trong mùa hè để không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Tránh nổi nóng
Do những thay đổi hormone trong cơ thể khi mang thai, các mẹ bầu thường có những hành vi cáu giận, bồng bột hoặc hung hăng. Thời tiết mùa hè lại nóng nực và thất thường khiến cơ thể mẹ bầu đôi khi không kịp thích nghi, khiến các mẹ càng thêm khó chịu dẫn đến nóng giận, bực bội. Điều này làm thai nhi bị náo động, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Theo kết quả nghiên cứu gần đây của các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Sussex đã chỉ ra rằng: “Các xu hướng gây bốc đồng, không kiểm soát được bản thân có ảnh hưởng đến sự phát triển sinh lý của thai nhi. Những hành vi này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch khi trẻ chào đời và trong quá trình chúng phát triển”.
Chính vì những lý do trên, các chuyên gia sức khoẻ khuyến cáo, phụ nữ mang thai nên vì con mình mà tự kiềm chế bản thân, không nên nổi cáu và bốc đồng. Tuy nhiên, khi mang thai, người mẹ thường hay bị căng thẳng, vì thế họ cũng cần phải được chăm sóc, hỗ trợ thích hợp để tránh những tình huống tức giận.
Tránh phơi nắng gay gắt
Mùa hè đến rất nhiều các mẹ thích phơi mình dưới nắng biến, một số mẹ khác lại thích ra hồ bơi để phơi nắng. Điều này cũng rất tốt vì sẽ cung cấp được nguồn vitamin D tự nhiên cho em bé. Tuy nhiên, các mẹ hãy lưu ý chỉ nên phơi nắng sớm (thích hợp nhất là lúc 6h – 7h sáng), tránh phơi mình dưới ánh nắng gay gắt. Bởi khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, thân nhiệt của mẹ sẽ tăng lên, gây nên hậu quả xấu, bởi nhiệt độ của bào thai cũng sẽ tăng theo bất thường. Đây có thể là nguyên nhân khiến cho não của thai nhi bị dị tật hoặc gây nên những dị tật bẩm sinh.
Khi ra ngoài vào thời điểm nắng gắt, các mẹ bầu đội nón mũ hoặc che ô, mặc áo chống nắng… Tuyệt đối không để nắng gắt chiếu trực tiếp vào người trong thời gian dài, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi.
Video đang HOT
Bà bầu cần tránh tắm nắng dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. (ảnh minh họa)
Tránh ăn hải sản sống, đồ tái
Hải sản sống là món ăn mà không ít các mẹ ghiền. Đây là món ăn bổ dưỡng, cung cấp nhiều canxi, vitamin cho cơ thể. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu y học cho thấy, phụ nữ mang thai không nên ăn hải sản sống hoặc đồ tái. Vì những sự thay đổi nội tiết trong thời kỳ mang thai làm hệ thống miễn dịch của mẹ bầu trở nên yếu hơn. Do đó, các mẹ dễ mắc phải các bệnh do vi trùng, ký sinh trùng hay virus từ thức ăn nhiễm bệnh, từ thực phẩm, hải sản sống.
Tránh hoa quả nóng
Mùa hè đem đến rất nhiều các loại trái cây, tuy nhiên hầu hết các loại trái cây mùa này lại gây nóng. Vì vậy, các mẹ bầu cần tìm hiểu rõ và có chế độ ăn trái cây hợp lý để có một sức khỏe tốt.
Các mẹ nên tránh các loại quả gây nóng như vải, mít. Đặc biệt bà bầu không nên ăn nhãn bởi khi phụ nữ mang thai, thân nhiệt tăng lên nhất là trong 3 tháng đầu của thai kì, mà nhãn lại có tính nóng, phụ nữ mang thai ăn vào sẽ tăng nhiệt cho thai, dễ gây ra khí huyết không điều hòa, đầy hơi, nôn mửa, nếu ăn nhiều nhãn sẽ xuất hiện hiện tượng nhiệt, đau bụng, xuất huyết gây ra tình trạng dọa sảy, sảy thai, đẻ non. Thay vì ăn những trái cây có tính nóng bà bầu có thể ăn các loại quả mát như cam, bưởi.
Tránh uống nước lạnh
Bà bầu nên cung cấp đủ nước mỗi ngày, đặc biệt trong mùa hè nóng nực để tránh hiện tượng cơ thể bị thiếu nước. Tuy nhiên, các mẹ bầu lưu ý không nên uống nước lạnh, nước đá. Bởi khi mang thai cơ thể các mẹ thường miễn dịch kém vì thế việc uống các đồ lạnh sẽ dễ bị viêm họng, ốm. Khi đó sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng, tác động không tốt đến sức khỏe của thai nhi.
Tránh ngâm mình trong nước quá lâu
Trời nóng nực khiến nhiều mẹ bầu thường xuyên tắm rửa để xả cảm xúc nóng bức trong người. Nhiều mẹ bầu còn thích thú với thời điểm được đi tắm bởi cơ thể được thư giãn, thoải mái và xua tan mệt mỏi. Tuy nhiên, các mẹ bầu lưu ý không nên ngâm mình trong nước quá lâu. Mẹ bầu nên tắm trong thời gian càng ngắn càng tốt, tối đa là 15 phút. Nếu tắm quá lâu cũng sẽ gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe như hoa mắt, choáng váng, nhiễm khuẩn, cảm lạnh. Các mẹ nên tắm với nước ấm, tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh đều không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Theo Khampha
7 nhóm người sau tuyệt đối không được uống nước lạnh mùa hè
Hầu hết ai cũng thích uống nước lạnh, nhất là mùa hè. Nhưng thực tế không phải ai cũng có thể uống được nước lạnh.
Dưới đây là 7 nhóm người nên hạn chế tối đa việc uống nước lạnh:
Trẻ nhỏ:
Đường ruột và dạ dày của trẻ nhỏ phát triển chưa hoàn thiện, cực kỳ nhạy cảm đối với những kích thích của nước lạnh, đồ uống lạnh. Trẻ nhỏ uống đồ lạnh sẽ gây ra một số chứng bệnh như tiêu chảy, đau bụng, đau họng, ho... hơn nữa còn dễ gây bệnh viêm họng cấp tính, bệnh đường ruột... Đặc biệt, trẻ nhỏ trong khoảng 6 tháng tuổi thì tuyệt đối không nên cho uống nước lạnh và dùng các các đồ uống lạnh.
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt:
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt uống nhiều đồ lạnh sẽ khiến các mạch máu nhỏ ở khoang chậu co lại, từ đó phát sinh các hiện tượng như đau bụng kinh, thậm chí kiệt sức, cho nên cần phải hạn chế dùng đồ uống lạnh.
Phụ nữ mang thai và người già:
Ở phụ nữ mang thai và những người cao tuổi, chức năng tiêu hóa bị giảm sút, khả năng hấp thụ các đồ uống lạnh cũng không tốt như trước. Nếu uống nhiều nước lạnh, nhẹ thì sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, nặng hơn thi có thể gây ra một số bệnh về đường ruột. Vì thế với phụ nữ mang thai và người già, đặc biệt là những người có thể trạng không tốt nên ít hoặc không uống nước lạnh.
Người bị bệnh về tiêu hóa:
Những người bị bệnh về tiêu hóa như loét dạ dày cấp tính, viêm đường ruột cấp tính... nếu uống nước lạnh hoặc dùng đồ uống lạnh sẽ làm cho các vi mạch máu trong dạ dày, ruột co thắt lại, dẫn đến niêm mạc thiếu máu, từ đó làm giảm chức năng tiêu hóa và khả năng sát khuẩn của dạ dày, ruột dẫn đến các chứng bệnh về tiêu hóa,
Những người bị bệnh về tim mạch:
Khi một lượng lớn đồ uống qua đường tiêu hóa thức ăn xuống dạ dày, có thể dẫn đến việc co thắt các động mạch ở xung quanh, dẫn đến rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, đau cơ tim. Chính vì thế, những người bị bệnh về tim mạch khi bệnh tình khá nặng thì tốt nhất không nên sử dụng đồ uống lạnh.
Những người đang ra nhiều mồ hôi:
Sau khi lao động mệt nhọc, mồ hôi ra nhiều khiến bạn cảm thấy rất khát nước. Vừa nóng, vừa khát nên ai cũng thích uống một cốc nước đá hoặc bia lạnh để giải khát. Nhưng thực tế không đúng như vậy vì khi đó phân tử nước lạnh lúc đó đang tích hợp lại sẽ khó có thể thâm nhập vào tế bào, nên dù có uống nhiều nước lạnh thì cơ thể vẫn thiếu nước. Hơn nữa, đối với người mới bị cảm mạo, say nắng do mồ hôi không thoát ra được, cơ thể không tản nhiệt được sẽ làm tăng nguy cơ bị sốt. Nếu lúc đó uống nước lạnh vào sẽ khiến bệnh càng nặng hơn.
Những người bị sâu răng:
Những người bị sâu răng khi ăn uống đồ lạnh sẽ làm cho răng bị đau buốt hơn, đồng thời làm giảm sức kháng bệnh của răng dễ gây ra các bệnh răng miệng khác, cho nên những người sau răng không nên ăn uống đồ lạnh.
Trí Thức Trẻ
6 yếu tố là "kẻ thù" của sức khỏe thai nhi Cuộc sống của thai nhi nằm trong bụng mẹ thật diệu kỳ, bé được nuôi dưỡng và lớn lên trong tử cung người mẹ là môi trường khá an toàn. Thế nhưng, có một số điều có thể ảnh hưởng đến thai nhi mà các bà mẹ cần biết để đảm bảo sức khỏe thai nhi. Thiên thần bé bỏng 9 tháng 10...