Những điều kiêng kị cần tránh trong ngày mùng 1 Tết
Theo quan niệm của người xưa, trong ngày mùng 1 Tết cần kiêng cho nước, cho lửa vì hai thứ này tượng trưng cho tài lộc, may mắn.
Ảnh minh hoạ.
Kiêng quét nhà: Theo quan niệm của người xưa truyền lại, ngày mùng 1 Tết tuyệt đối không quét nhà. Nếu quét nhà trong ngày này đồng nghĩa với việc quét hết tài lộc, may mắn ra ngoài. Chính vì vậy, nếu nhà bẩn mọi người chỉ nhặt rác mà không động đến chổi quét nhà.
Kiêng cho nước, lửa: Đây là tục kiêng rất quan trọng đối với người xưa. Theo đó, lửa và nước được cho là tượng trưng cho tài lộc, may mắn. Vì vậy, nếu cho lửa tức là cho người khác cái đỏ, cái may mắn của bản thân. Cả năm sẽ không giữ được tiền bạc, may mắn.
Tương tự với nước- vốn được ví như nguồn tài lộc, nếu bị xin thì sẽ mất lộc, mất tiền tài trong cả năm.
Trong tục xưa còn có lệ thuê người gánh nước vào sáng mùng 1 Tết. Những người gánh nước cũng được mừng tuổi, cả chủ nhà lẫn người gánh thuê cả năm sẽ đều may mắn.
Kiêng làm đổ, vỡ đồ đạc: Người Việt Nam quan niệm đổ vỡ đồ dùng trong nhà như bát đĩa, ấm chén, gương trong ngày đầu năm báo hiệu cho sự chia lìa, đổ vỡ nên rất kiêng kỵ.
Kiêng vay mượn tiền bạc: Nhiều người cho rằng không nên vay mượn tiền bạc vào những ngày đầu xuân năm mới. Bởi sự vay mượn báo hiệu điềm xấu, sự túng thiếu sẽ đến với người đi vay mượn trong cả năm tới. Bên cạnh đó, mọi người tránh nhắc nợ nhau vào ngày đầu xuân năm mới.
Kiêng đánh thức người khác sáng mùng 1: Nếu đi chúc Tết sáng mùng 1, gặp người đang ngủ, khách không nên đánh thức họ dậy mà người đó tỉnh táo mới được chúc. Nhiều người cho rằng làm như vậy sẽ khiến người ta bị “trù ẻo” cả năm phải nằm trên giường.
Người nhà cũng không giục nhau dậy vào mùng 1 vì quan niệm người nằm ngủ sẽ chịu sự thúc giục về công việc, cuộc sống suốt năm.
Video đang HOT
Kiêng mai táng: Vì Tết là ngày vui của mọi nhà, vì vậy những gia đình có tang sẽ được cất khăn tang trong vòng 3 ngày.
Nếu có người mất vào ngày mùng 1 Tết, gia đình sẽ chưa phát tang vội mà phải đợi tới sáng mồng 2. Nếu có người mất vào ngày 30 tháng Chạp mà gia đình đã định liệu được trước thì nên chôn cất ngay trong ngày đó.
Những gia đình có tang trong năm cũng kiêng đi chúc Tết, xông đất các nhà khác. Bởi theo quan niệm của người xưa, người có tang đi chúc Tết sẽ khiến chủ nhà gặp xui xẻo cả năm.
Kiêng động tới dao kéo : Dao kéo là những vật mang sát khí, do đó nên hạn chế động vào chúng trong ngày đầu năm, nhất là mùng 1 Tết. Để khắc phục điều này, các gia đình nên cất bớt dao kéo, chỉ nên để lại những cái cần dùng.
Kiêng giặt quần áo vào mùng 1, mùng 2: Theo quan niệm dân gian, hai ngày đầu năm là ngày sinh thủy thần, do đó kiêng giặt quần áo sẽ giúp tránh mạo phạm thần thánh, dẫn đến xui xẻo. Ngoài ra nên tránh mặc quần áo màu đen – trắng, nên mặc quần áo với nhiều màu sắc sặc sỡ trong ngày Tết. Màu đen và trắng tượng trưng cho sự tang tóc, điều xui xẻo. Do đó, vào ngày Tết mọi người thường tránh mặc quần áo màu đen hoặc trắng.
Thay vào đó, họ thường mặc những bộ quần áo mới với nhiều màu sắc sặc sỡ như đỏ, vàng, mong muốn một năm mới gặp nhiều may mắn, vui vẻ.
Kiêng sử dụng kim chỉ : Người xưa quan niệm rằng, việc may vá trong năm mới sẽ khiến gia chủ vất vả, khổ sở, chịu cảnh thiếu trước hụt sau trong năm đó. Nhiều người còn quan niệm rằng, phụ nữ có thai đụng tới kim chỉ trong ngày mồng 1 Tết sẽ gặp xui cho con.
Kiêng ăn cháo, kiêng một số món ăn vào sáng mùng 1 Tết : Bởi, người xưa cho rằng chỉ có những gia đình nghèo khổ mới phải ăn cháo, do đó ngày mùng 1 Tết nên nấu cơm để ăn.
Bên cạnh đó, sáng ngày đầu năm, muôn thần sẽ tề tựu, việc ăn cơm nóng cũng thể hiện sự tôn kính với tổ tiên và các vị thần linh.
Trong những ngày đầu năm, người Việt thường không ăn thịt vịt, thịt chó, cá mè, mực, ốc,… vì theo quan niệm dân gian, những món ăn này sẽ mang tới điềm xấu. Ngoài ra, một số vùng còn không ăn tôm vì sợ đi giật lùi như tôm, từ đó công việc sang năm sẽ lùi chứ không tiến.
ĐÔ QUYÊN
Theo tienphong.vn
Thấy con trai không cho vợ về ngoại ăn Tết, mẹ chồng nói ngay câu này khiến nàng dâu rơi nước mắt
Nhờ mẹ chồng mà sau 3 năm trời, cuối cùng tôi cũng đã được về nhà bố mẹ đẻ ăn Tết.
Người ta bảo lấy chồng xa thì khó về nhà ngoại ăn Tết còn tôi dù chẳng xa xôi gì nhưng cũng không khác bao nhiêu. Bởi suốt 3 năm nay, chưa có 1 cái Tết nào tôi được về nhà ngoại dù khoảng cách giữa 2 nhà chỉ là hơn 60km. Nghe thì thật vô lý nhưng đó hoàn toàn là sự thật.
Vợ chồng tôi ở cùng 1 tỉnh nhưng khác huyện. Ngày yêu nhau thì không sao nhưng khi lấy về mới biết anh là một người ích kỷ và gia trưởng. Điều này lại càng thể hiện rõ mỗi dịp Tết nhất bởi lúc nào anh cũng muốn tôi ở nhà phục vụ, dọn dẹp nhà cửa để anh mời bạn bè về ăn uống thoải mái.
Không chỉ có thế, từ mùng 1 đến mùng 5, ngày nào chồng tôi cũng bắt 2 vợ chồng phải cùng nhau đi chúc Tết bà con nhà nội và bạn bè. Và tuyệt nhiên, anh chẳng hề đả động gì đến nhà ngoại.
Năm đầu tiên về làm dâu, tôi bảo sẽ về bên ngoại chiều mùng 2 để thăm bố mẹ và bà con bên đấy, anh không đồng ý. Lúc đó nghĩ đến chuyện là dâu mới nên tôi nín nhịn nhưng đến năm thứ 2, chồng tôi vẫn tiếp tục không cho vợ về.
(Ảnh minh họa)
Năm ngoái, vợ chồng tôi cãi nhau một trận nảy lửa ngay hôm mùng 1 Tết khi tôi nói muốn về ngoại. Anh bảo: 'Cô buồn cười nhỉ? Lấy chồng thì phải theo chồng chứ đằng này cứ lễ tết là đòi về ngoại. Cô nhìn xem có ai như cô không? Nếu muốn thì về đấy ở luôn đi, đừng có quay lại đây nữa.'
Tết năm nay, biết tính chồng khó chịu như thế nên tôi cũng chẳng buồn xin xỏ gì nữa. Mẹ tôi gọi điện hỏi tết năm nay có về không tôi không biết trả lời như thế nào nên đành bảo: 'Con chưa biết được mẹ ạ. Có gì con báo sau'. Mọi năm tôi vẫn dối bà là con còn nhỏ, hay ốm yếu nên ngại không muốn cho đi lại nhưng năm nay thì không biết lấy lý do gì nên càng nghĩ đến tôi lại càng tủi thân và uất ức đến phát khóc.
Đúng lúc tôi vừa dọn nhà vừa rơm rớm nước mắt thì mẹ chồng tôi bắt gặp. Chúng tôi không sống chung cùng bố mẹ chồng mà được cho ở riêng nên lâu lâu bà lại sang chơi. Thấy con dâu mắt đỏ hoe, bà không nói gì mà vẫn giả vờ nói chuyện bình thường. Đến lúc chuẩn bị về, mẹ chồng tôi không nhịn được mới hỏi:
- Con làm sao thế? Tết nhất đến nơi mà mặt buồn rười rượi, mắt thì đỏ hoe.
- Con...
Từ trước đến nay, dù biết mẹ chồng là người tốt nhưng tôi không dám than vãn gì bởi dù sao chồng tôi cũng là con trai bà. Nhưng có lẽ lúc đó quá ấm ức nên tôi đã không kìm được mà òa khóc như 1 đứa trẻ, vừa khóc vừa kể hết nỗi khổ tâm của mình.
(Ảnh minh họa)
Sau khi nghe xong từ đầu đến cuối, bà chỉ nhẹ nhàng bảo tôi: 'Thế mà từ trước đến nay con không nói với mẹ. Được rồi. Mẹ định về nhưng thôi, đợi chồng con về để nói chuyện. Con cứ dọn dẹp nhà cửa bình thường đi'.
Một lát sau, chồng tôi về, thấy mẹ ngồi chờ thì khá ngạc nhiên bởi chẳng mấy khi bà đến nhà tôi vào giờ này cả. Bà gọi anh vào phòng nói chuyện. Tôi không biết họ nói chuyện gì nhưng thỉnh thoảng lại nghe mẹ chồng quát lớn. Trong đó, câu nói mà tôi nghe rõ nhất là: 'Làm đàn ông đừng có ích kỷ. Nhà này có bố mày như thế chưa đủ à? Năm nay đưa vợ con về ngoại ăn Tết. Mẹ mà không thấy làm đúng như thế thì đừng có trách.'
Lúc sau, chồng tôi ra ngoài với gương mặt sa sầm. Anh nói với giọng miễn cưỡng: 'Năm nay, chiều mùng 2 nhà mình về ngoại'. Tôi không khỏi sung sướng quay sang nhìn mẹ chồng thì bà đang mỉm cười động viên tôi.
Đến khi tiễn mẹ chồng ra tận cửa, bà vỗ vai tôi bảo: 'Tết nhất là đoàn viên mà. Con lấy chồng rồi nhưng vẫn còn bố mẹ ở nhà cũng cần được gặp con, gặp cháu chứ. Với lại từ giờ trở đi, có gì ấm ức là phải nói ngay với mẹ nghe chưa?'. Nhìn theo bóng mẹ chồng đi về, tôi chỉ biết vừa khóc vừa thầm cảm ơn lần nữa mà thôi.
Theo netnews.vn
Dù có vất vả đến thế nào, tết vẫn là... tết Tết vẫn là tết đó thôi. Bận rộn đến bao nhiêu mà cứ hân hoan, thênh thang bước qua thì mệt nhọc rồi cũng nhẹ tựa lông hồng. Những ngày gần đây có thể bắt gặp ở bất kỳ nơi đâu tiếng thở dài về thân phận của một người đàn bà ngày tết. Bao nhiêu chị em kêu khốn khó về tài...