Những điều kiện cần đảm bảo khi TP.HCM mở cửa sau 15/9
Theo PGS.TS Trần Hoàng Ngân, ngoài tiêm phủ vaccine, TP.HCM cần đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực y tế, đảm bảo nguồn nhân lực y tế lâu dài và có mạng lưới chăm sóc F0 tại nhà.
“Chúng ta không thể tiếp tục mãi giãn cách triệt để, cũng như không thể quét sạch F0, thay vào đó chúng ta sẽ mở dần, sống trong điều kiện bình thường mới, trong điều kiện có dịch”, đó là quan điểm Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên từng nhấn mạnh.
Ủng hộ quan điểm này, trong cuộc trao đổi với Zing , đại biểu Quốc hội, PGS.TS Trần Hoàng Ngân (Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM, thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM), cho rằng thành phố đang rất nỗ lực và thận trọng để chuẩn bị cho việc mở cửa trở lại.
Không nên xét nghiệm đại trà sau 15/9
- TP.HCM trải qua hơn 100 ngày dài giãn cách xã hội – chuyện chưa có tiền lệ ở “đầu tàu kinh tế” của cả nước. Để có thể bước vào trạng thái “bình thường mới” sau 15/9, theo ông, thành phố cần chuẩn bị những điều kiện gì?
- TP.HCM đã giãn cách xã hội từ 31/5 đến nay với các Chỉ thị từ 15, 15 cho đến 16 và 16 . Hơn 3 tháng là khoảng thời gian khá dài, Bí thư Thành ủy TP.HCM cũng đã nhấn mạnh “không thể giãn cách mãi” và TP rất muốn mở cửa nhưng phải đảm bảo an toàn.
Vậy vấn đề quan trọng nhất bây giờ là làm sao để đảm bảo an toàn. Trong tình huống hiện nay, các nước mở cửa đều có những rủi ro nhất định nên phải chọn giải pháp ít rủi ro nhất.
Vì thế, TP.HCM cũng rất thận trọng. Thời điểm này, số ca nhiễm và số ca tử vong do Covid-19 ở thành phố còn rất cao và lượng bệnh nhân cần điều trị trong bệnh viện cũng lớn, với khoảng 40.000 người cùng khoảng 80.000 F0 điều trị tại nhà.
PGS.TS Trần Hoàng Ngân (Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP.HCM) cho rằng thành phố đang rất nỗ lực và thận trọng để chuẩn bị cho việc mở cửa trở lại. Ảnh: Hoàng Hà.
Thành phố đang nỗ lực để từ nay đến 15/9 làm quyết liệt, làm tốt hơn nữa để công tác phòng chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương hiệu quả hơn. Khi đó, mới có thể xem xét có đủ điều kiện an toàn để mở cửa hay không.
Có một số vấn đề cần được đảm bảo khi tính tới mở cửa sau 15/9 cho TP.HCM.
Trước hết, để đảm bảo an toàn tính mạng nhân dân thì quan trọng nhất là phải phủ được vaccine. TP.HCM hiện tiêm phủ ít nhất 1 mũi được hơn 90% và theo tính toán đến 15/9 có thể tiêm phủ khoảng 95%-100% mũi 1. Song cần chú trọng cho người có bệnh nền, người cao tuổi sớm tiêm đủ 2 mũi vaccine, lúc đó mới giảm được số ca bệnh nặng, ca tử vong và xem xét sớm có lộ trình tiêm cho trẻ em.
Hơn nữa, sau khi tiêm vaccine vẫn cần có thời gian để tạo kháng thể mới đảm bảo hiệu quả, vì vậy cần có độ trễ kể từ khi tiêm cho đến thời gian mở cửa trở lại.
Cần chú trọng cho người có bệnh nền, người cao tuổi sớm được tiêm đủ 2 mũi vaccine và xem xét sớm lộ trình tiêm chủng cho trẻ em. PGS.TS Trần Hoàng Ngân
Người được tiêm vaccine có thể không bệnh nặng, không tử vong nhưng vẫn có khả năng mang mầm bệnh lây nhiễm cho người khác. Điều này chứng minh cho thực tế ở nhiều nước, lượng bệnh nhân mắc Covid-19 là trẻ em đang tăng lên.
Video đang HOT
Ngay tại TP.HCM những ngày qua, số ca bệnh trẻ em cũng tăng nên rất cần chú trọng vấn đề này. Người lớn đã tiêm vaccine vẫn cần tuân thủ 5K và 5T, sau khi ra ngoài lao động, làm việc, học tập trở về nhà cần rửa tay thường xuyên, tránh mọi nguy cơ lây nhiễm cho trẻ.
Tuyên truyền cho người dân hiểu về cách phòng tránh Covid-19 rất quan trọng thời điểm này nên truyền hình cần có kênh riêng để thông tin về dịch Covid-19, chỉ cần mở kênh này, người dân sẽ được tiếp xúc với mọi thông tin về phòng ngừa dịch.
Điều kiện thứ hai, cần đầu tư nhiều hơn nữa cho lĩnh vực y tế, cụ thể là việc trang bị máy móc, thiết bị, rồi các sinh phẩm y tế, bình oxy, trạm cung cấp oxy và các loại thuốc đặc trị, điều trị.
Ba là vấn đề nguồn nhân lực. Ở TP.HCM, ngoài nhân lực tại chỗ còn nguồn nhân lực của các địa phương khác trong cả nước, và lực lượng này cần hỗ trợ thành phố từ nay đến cuối năm – là giai đoạn cần chữa trị một lượng lớn bệnh nhân Covid-19, để TP có thời gian quá độ củng cố lực lượng. Chúng ta cũng cần chăm lo, động viên, hỗ trợ chính sách tối đa cho lực lượng y tế vì suốt thời gian qua, họ đã hy sinh rất nhiều.
Điều kiện tiên quyết để TP.HCM bước vào trạng thái “bình thường mới” là phải đảm bảo độ tiêm phủ vaccine. Ảnh: Quỳnh Danh.
Bốn là đảm bảo điều kiện hỗ trợ F0 điều trị tại nhà. TP.HCM cần có mạng lưới y tế đủ để tư vấn, hỗ trợ F0 điều trị tại nhà hoặc hỗ trợ xét nghiệm tại nhà. Tôi nghĩ sau 15/9, TP.HCM không nên xét nghiệm đại trà nữa mà chỉ xét nghiệm lâm sàng khi có biểu hiện như ho, sốt… để dành nguồn lực đó cho khâu điều trị và các nhiệm vụ khác.
Khi mở cửa, phải tăng cường cho y tế cơ sở. Ví dụ khu công nghiệp cần có trạm y tế để sẵn sàng hỗ trợ khi có ca F0, người lao động có triệu chứng lâm sàng. Việc ứng phó kịp thời ngay từ cơ sở sẽ tránh làm gián đoạn quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Một vấn đề khác là suốt thời gian qua, nhiều người mắc các bệnh khác ngoài Covid-19 đã phải chịu đựng, đè nén không đến bệnh viện vì quá tải nên khi mở cửa trở lại, chắc chắn nhu cầu đến khám của họ sẽ tăng cao và lực lượng y tế phải đảm bảo hỗ trợ được nhu cầu này.
Ngành y tế cũng cần chuẩn bị các tiêu chí với định lượng rõ ràng để phòng chống dịch theo các mức độ khác nhau, giúp người dân sống thích nghi với dịch, còn doanh nghiệp có thể định hướng được hoạt động của mình.
Bước vào trạng thái “bình thường mới” lần này, TP.HCM cần xác định có những điều rất khác. Đó là biến chủng Delta có hệ số lây nhiễm rất cao, nhất là ở nơi đông người như điểm tiêm vaccine, xét nghiệm, kiểm soát giấy đi đường… nên cần bình tĩnh ứng phó, càng nôn nóng càng nguy hiểm.
Xin ngân sách Trung ương, tiết kiệm ngân sách địa phương
- Các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ở TP.HCM vừa qua dường như chưa đủ lớn để bao phủ hết đối tượng cần trợ giúp. Theo ông, sau khi nới lỏng, cần giải pháp gì để hỗ trợ hiệu quả cho người dân, doanh nghiệp TP?
- Điều người dân và doanh nghiệp mong muốn nhất là nền kinh tế mở cửa lại, đó là hỗ trợ thiết thực, hiệu quả nhất để người dân được đi lao động, doanh nghiệp mở cửa lại hoạt động sản xuất kinh doanh.
Còn về an sinh xã hội cho người dân, TP.HCM dù nỗ lực rất nhiều, cả hệ thống chính trị vào cuộc và nhiều lực lượng cùng người dân ở các địa phương góp sức, vẫn không thể phủ hết được.
Để TP.HCM sớm vực dậy, Trung ương cần hỗ trợ cho TP nguồn lực ngân sách nhiều hơn để hồi phục nhanh nhất. PGS.TS Trần Hoàng Ngân
TP.HCM có địa bàn rộng, lượng dân cư đông, số người lao động tự do rất lớn nên còn bất cập trong việc nắm bắt hết thông tin của lực lượng này. Theo số liệu thống kê ban đầu chỉ có khoảng vài trăm nghìn lao động tự do cần hỗ trợ, nhưng số lượng thực tế lên hơn 1 triệu người và còn tiếp tục tăng, vì giãn cách xã hội kéo dài nên ai cũng khó khăn.
Trong khi đó, lực lượng đảm nhiệm nhiệm vụ này có hạn, chúng ta lại làm thủ công nên “không xuể”. Thực tế suốt thời gian qua, cả hệ thống chính trị TP.HCM nỗ lực rất lớn cho nhiệm vụ này, chứ không phải chính quyền không lo cho dân, nhưng thực tế vẫn còn thiếu sót với người dân nên Chủ tịch TP.HCM đã thừa nhận và mong người dân chia sẻ.
Hiện nay, thành phố đã bắt đầu ứng dụng công nghệ trong triển khai chính sách hỗ trợ với ứng dụng an sinh, chỉ cần người dân cung cấp đủ thông tin, các cơ quan của thành phố nắm bắt được sẽ sẵn sàng hỗ trợ.
Việc đảm bảo chính sách an sinh, hỗ trợ người dân dù TP.HCM đã nỗ lực rất lớn cùng sự trợ giúp của các lực lượng, vẫn không thể bao phủ hết. Ảnh: Phạm Ngôn.
TP.HCM đang xin ngân sách Trung ương, tiết kiệm ngân sách địa phương để dành nguồn lực hỗ trợ cho người dân nhiều hơn nữa. TP không bỏ ai lại phía sau nhưng cần có thông tin để hỗ trợ vì bất cập hiện nay là chưa thể bao phủ hết.
- Vậy còn chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thì sao, thưa ông, vì đây là tiền đề quan trọng nhất khi mở lại nền kinh tế?
- Với doanh nghiệp ở TP.HCM, hiện nay, hiệp hội doanh nghiệp, Sở TTTT và các đơn vị liên quan đang phối hợp xây dựng phần mềm hỗ trợ như hồ sơ y tế điện tử của từng người lao động. Nếu ứng dụng này được sử dụng, bản thân doanh nghiệp sẽ biết được người lao động ai đã tiêm vaccine, tiêm mấy mũi…
Khi mỗi người có một mã QR để có thể đến cơ quan, trường học, vào siêu thị hay các nhà hàng, khách sạn thì việc kiểm tra hồ sơ y tế rất tiện lợi.
Các gói chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp Trung ương cũng đã ban hành và đang triển khai. Nhưng trong năm 2020 và 2021, doanh nghiệp đã quá khó khăn nên cần chính sách hỗ trợ tối đa, ví dụ miễn, giảm tối đa tất cả loại thuế, phí; gói đầu tư công chưa triển khai có thể đầu tư cho doanh nghiệp để hồi phục, vì khoản đầu tư đó giúp khôi phục kinh tế, nuôi dưỡng nguồn thu.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cần có chính sách giúp doanh nghiệp khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi…
TP.HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước, ngoài việc đóng góp vào GRDP của cả nước 22%, nguồn thu ngân sách của TP chiếm 27% tổng thu ngân sách quốc gia.
Trong 10 năm qua, bình quân mỗi năm thành phố chuyển về Trung ương 300.000 tỷ nên để TP sớm vực dậy, Trung ương cần hỗ trợ cho TP nguồn lực ngân sách nhiều hơn để hồi phục nhanh nhất.
- Xin cảm ơn ông!
TPHCM kêu gọi người đến Đà Nẵng, các tỉnh phía Bắc dịp 30/4 làm xét nghiệm
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM kêu gọi người dân đi Đà Nẵng và các tỉnh có dịch phía Bắc trở về TP sau kỳ nghỉ lễ cần liên hệ cơ quan y tế để được sắp xếp lấy mẫu xét nghiệm SARS-COV-2.
Những người từng đến Đà Nẵng và các tỉnh thành phía Bắc dịp lễ vừa qua cần khẩn trương khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm (ảnh: Phạm Nguyễn).
Ngày 21/5 tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM do ông Nguyễn Thành Phong chủ trì, GS.TS.BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế thành phố, cho biết từ ngày 18/5 đến nay trên địa bàn thành phố đã phát hiện 6 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Trong đó, 2 trường hợp có yếu tố dịch tễ liên quan đến các điểm có dịch lưu hành ở các tỉnh thành khu vực phía Bắc. Cụ thể, đây là nữ bệnh nhân ngụ tại quận 7, từng đến Hải Phòng trong dịp lễ 30/4 và 1/5 vừa qua, đã lây bệnh cho nam bệnh nhân ngụ tại TP Thủ Đức.
Nguy cơ dịch bệnh đang tiềm ẩn, lưu hành ngoài cộng đồng, người dân cần tăng cường cảnh giác (ảnh: Phạm Nguyễn).
Để giám sát, đánh giá nguy cơ dịch bệnh, ngay tối 20/5, thành phố triển khai cho các quận huyện và TP Thủ Đức tổ chức triển khai lấy mẫu tất cả những người về từ Đà Nẵng, các tỉnh có dịch ở phía Bắc trở về TP sau kỳ.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM kêu gọi người dân đi từ Đà Nẵng và các tỉnh có dịch ở phía Bắc trở về TP sau kỳ nghỉ lễ cần liên hệ cơ quan y tế để được sắp xếp lấy mẫu xét nghiệm SARS-COV-2. Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những người xung quanh.
Việc lấy mẫu xét nghiệm những người từng đến các tỉnh thành có dịch lưu hành sẽ giúp khoanh vùng nhanh đối tượng nguy cơ lây nhiễm (ảnh: Phạm Nguyễn).
Liên quan đến tình hình dịch bệnh, sáng 21/5, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM cho biết, sau khi phát hiện ca bệnh tại quận Gò Vấp, ngành y tế đã phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương khoanh vùng xử lý nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cho cộng đồng.
Đây là trường hợp từng đến khám tại Phòng khám Y khoa Quang Trung (quận Gò Vấp) với biểu hiện sốt, ho, khó thở, giảm vị giác. Bệnh nhân sau đó tiếp tục đến Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch kiểm tra. Tại đây, người bệnh cùng vợ và con rể được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm do có biểu hiện nghi nhiễm. Mẫu xét nghiệm của bệnh nhân cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2, vợ và con rể âm tính ở lần xét nghiệm thứ nhất.
Ngành y tế thành phố đang chạy đua với dịch bệnh để chủ động ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm (ảnh: Phạm Nguyễn).
Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch đã triển khai các biện pháp khám sàng lọc, phòng lây nhiễm trong cơ sở khám chữa bệnh. Theo điều tra bệnh sử, nam bệnh nhân bán quán cơm trong hẻm 954 Quang Trung, phường 8, quận Gò Vấp, mỗi ngày phục vụ khoảng 100 thực khách.
Hiện ngành y tế thành phố đã triển khai khẩn các biện pháp phòng chống dịch, phong tỏa con hẻm bệnh nhân sinh sống và buôn bán, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm đối với các trường hợp tiếp xúc. Qua công tác điều tra, truy vết đến sáng 21/5 cơ quan chức năng đã xác định được 32 người tiếp xúc gần với ca nghi nhiễm, hiện tất cả đã có kết quả xét nghiệm âm tính.
Ca mắc Covid-19 đầu tiên ở Đà Nẵng: "Tôi đã bị stress, suy sụp tinh thần" Nam BN2982 được xuất viện sau 18 ngày điều trị và tiếp tục cách ly tại cơ sở y tế thêm 14 ngày. Đây là bệnh nhân mắc Covid-19 đầu tiên trong cộng đồng ở Đà Nẵng trong đợt dịch này. Sáng 21/5, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng đã làm thủ tục xuất viện cho BN2982 (nam, sinh năm 1993, trú TP Hội...