Những điều không nên làm khi lái xe số sàn
Có nhiều người cho rằng lái xe số tự động là điều đơn giản nhưng để trở thành chuyên gia lái xe số sàn thì không phải ai cũng làm được.
Điều khiển ô tô số sàn đòi hỏi người lái phải am hiểu và có kiến thức cũng như kinh nghiệm lái xe ô tô. Vì một số thao tác không đúng sẽ ảnh hưởng đến độ bền cũng như sự an toàn khi chiếc xe đang lưu thông trên đường.
Hộp số là một bộ phận của hệ thống truyền lực trên ô tô. Đảm nhiệm vai trò truyền và thay đổi mô-men được tạo ra từ động cơ. Đối với nhiều người dùng xe hơi, hộp số ô tô mà bạn cảm nhận được chỉ là cái cần số trong khoang lái. Tuy nhiên, cấu tạo của hộp số hết sức phức tạp, người lái phải thao tác để toàn bộ các kết cấu này vận hành trơn tru là một vấn đề không hề đơn giản.
Cấu tạo bên trong của hộp số sàn ô tô
1. Không đặt chân lên bàn đạp côn khi xe đang di chuyển ổn định
Công dụng của bàn đạp côn là đóng ngắt ly hợp, tách toàn bộ nguồn công suất từ động cơ đến hộp số và hệ thống truyền lực. Khi chiếc xe của bạn đang di chuyển một cách ổn định trên đường, nếu bạn gác chân lên bàn đạp côn, ít nhiều cũng sẽ có tác dụng lực lên bàn đạp, nhất là đối với xe có bàn đạp côn nhẹ. Điều này sẽ làm đĩa ma sát của ly hợp không ăn khớp hoàn toàn với bánh đà động cơ và có thể gây ra hiện tượng trượt ly hợp. Gây tiêu hao nhiên liệu và mòn đĩa ma sát ly hợp.
2. Không để số khi dừng đèn đỏ
Khi bạn điều khiển chiếc xe dừng đèn đỏ trên đường, về số N sẽ có lợi nhất. Về số N giúp cho nguồn công suất từ động cơ được tách khỏi hộp số, tạo ra khoảng nghỉ ngơi cho hệ thống truyền động của xe. Và đặc biệt, nếu bạn không về số N, trong trường hợp không may xe bạn bị một xe khác đâm từ phía sau. Điều này có thể dẫn đến vỡ bánh răng hộp số nếu cú va chạm mạnh. Vì vậy theo các chuyên gia có kinh nghiệm về ô tô, hãy về số N và dùng phanh khi dừng đèn đỏ để bảo vệ hộp số cũng như hệ thống truyền động chiếc xe của bạn.
Video đang HOT
3. Không dùng côn để giữ xe trên dốc
Khi dừng trên dốc, rất nhiều tài xế nhả côn tới một điểm giữ cho xe đứng yên. Và cả khi đi học bằng lái xe vẫn có những người dùng cách tương tự cho bài “dừng đỗ và khởi hành ngang dốc”. Tuy nhiên, đây là cách hại hộp số khi các chi tiết như ly hợp, bánh răng, ổ bi sẽ phải chịu lực rất lớn để giữ cả khối lượng của chiếc xe đứng yên trên dốc. Trong khi đó hệ thống phanh ở 4 bánh xe có thể đảm nhận nhiệm vụ này một cách dễ dàng.
4. Đừng ép số để tăng tốc
Số cao trên cần số có vai trò giúp chiếc xe di chuyển ở tốc độ cao nhưng vẫn giữ vòng tua máy thấp, điều này giúp chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu và giảm áp lực cho các chi tiết máy. Khi muốn tăng tốc, các bác tài thường về số thấp hơn, tăng ga sau đó mới lên lại số cũ. Phương pháp này giúp chiếc xe tăng tốc nhanh hơn nhưng cũng hại hộp số hơn so với cách nhấn ga để tăng tốc.
Theo Vnexpress
Kinh nghiệm cầm lái mà các tài xế không thể bỏ qua
Ngồi lái xe ô tô tưởng đơn giản nhưng thực tế nếu ngồi không đúng không chỉ hại sức khỏe mà khi gặp sự cố sẽ khó xử lý kịp thời.
Ngồi vào ghế lái và điều khiển vô-lăng, cần số... là chuyện ai biết lái xe cũng có thể làm được. Nhưng làm thế nào để lái xe an toàn và thoải mái nhất, thậm chí tránh bị đau lưng do thời gian ngồi trên xe quá lâu... không phải ai cũng biết.
1. Cầm vô lăng sai cách
Nhiều người thường có thói quen cầm vô lăng quá thấp trong khi lái xe. Các nhà sản xuất khuyến cáo tay lái không được hướng vào đầu mà nên hướng vào vị trí xương ức với khoảng cách 25 - 30 cm. Lý tưởng nhất là đặt cả hai tay lên vô lăng, tay trái hướng ở vị trí 9 giờ trên đồng hồ, tay phải hướng 3 giờ và hãy giữ tư thế ngồi thẳng.
2. Khoảng cách giữa lưng và ghế
Đẩy hết thân người về phía lưng ghế sao cho phần mông và hông đều sát, không có khoảng hở ở góc gập ghế. Điều đó giúp tránh đau lưng, có thể là cả những thương tổn về phần lưng và duy trì sự tỉnh táo suốt chặng đường.
Đạp chân phanh và chân côn (nếu có) hết mức và chỉnh ghế sao cho góc gập đầu gối vào khoảng 120 độ là phù hợp nhất
3. Chân khi đạp phanh
Đạp chân phanh và chân côn (nếu có) hết mức và chỉnh ghế sao cho góc gập đầu gối vào khoảng 120 độ là phù hợp nhất. Nếu góc gập lớn hơn, chân có xu hướng duỗi thẳng, bị với khi đạp. Ngoài ra chân duỗi cũng nguy hiểm nếu va chạm với xe khác, dẫn gãy xương.
Nếu góc gập nhỏ hơn 120 độ, ví dụ 100 độ hay 90 độ, lúc này chân quá gấp khiến người gần vô-lăng, khó điều khiển. Ngoài ra, khoảng cách gần cũng khiến chân đạp bị vướng không thể xoay sang hai bên.
4. Chỉnh lưng ghế
Có thể chỉnh lưng ghế ở độ nghiêng khoảng 95-110 độ. Sau khi chỉnh ghế, gồm cả độ cao và chỉnh vô-lăng, nên kiểm tra lại bằng cách đặt cổ tay ở điểm cao nhất của vô-lăng. Nếu cổ tay để thoải mái tại điểm đó, thậm chí có thể hơi ôm lấy vô-lăng, trong khi vẫn giữ vai tì vào lưng ghế tức tư thế đã đúng.
Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng với xe cá nhân, những xe chuyên dụng như xe tải, xe bus có vô-lăng lớn hơn thì tùy chỉnh theo từng trường hợp.
Có thể chỉnh lưng ghế ở độ nghiêng khoảng 95-110 độ5. Chỉnh vô-lăng
Chỉnh chiều cao vô-lăng sao cho tài xế quan sát dễ dàng bảng đồng hồ qua vô-lăng. Mức chỉnh lý tưởng cho thể cho phép bạn nắm vô-lăng thoải mái ở điểm 3 và 9 giờ với bàn tay thấp hơn vai.
6. Chỉnh độ cao ghế
Chiều cao ghế nên điều chỉnh sao cho tài xế có tầm quan sát đường thoáng, nhìn rõ cụm đồng hồ đồng thời chân ga chân phanh trong tầm kiểm soát. Với người có chiều cao trung bình trên các dòng xe phổ thông, đầu nên cách trần khoảng 5 ngón tay (bàn tay dựng ngang).
7. Chỉnh tựa đầu ghế
Tựa đầu nên cao hơn mí mắt và đặc biệt là gần nhất với đầu (khoảng cách 2-3 cm). Nếu khoảng cách này tới 7 cm sẽ tăng nguy cơ chấn thương cổ. Khi lái xe nên để đầu hơi hướng về phía trước. Nếu không thể chỉnh tựa đầu đạt khoảng cách yêu cầu, nên bù lại bằng việc chỉnh góc nghiêng lưng ghế.
Theo Cartimes
Cách thoát nạn khi ô tô bị mất phanh của chuyên gia Đã có không ít các trường hợp vị tai nạn ô tô vì xe bị mất phanh, tài xế không thể làm chủ được xe. Do đó, các chuyên gia đã chia sẻ cách thoát thân an toàn khi gặp phải tình huống này Theo chia sẻ của các chuyên gia có kinh nghiệm về ô tô, mất phanh khi đang lái xe...