Những điều ít biết về loài mèo trong đời sống tâm linh của người Ai Cập cổ đại
Theo tư duy về tôn giáo của người Ai Cập cổ đại, động vật thiêng liêng gắn liền với đời sống tâm linh chính là mèo.
Ở góc độ văn hóa thì Linh vật là những con vật huyền thoại hoặc có thật được linh hóa do con người sáng tạo và sử dụng như các biểu tượng văn hóa để truyền đạt ý tưởng và niềm tin tâm linh, tôn giáo.
Bán thần Bastet đầu mèo thân người. Ảnh: Vyctravel.
Đối với người Ai Cập cổ đại, mèo mang một ý nghĩa vô cùng to lớn trong thế giới quan của họ. Cụ thể, mèo là loài động vật linh thiêng gắn liền với các vị thần. Chính vì quá xem trọng loài vật này nên chỉ có các Pharaoh mới có quyền nuôi mèo, còn người dân thường không được nuôi.
Ngoài ra, đối với người Ai Cập cổ đại thì việc làm hại hay giết mèo được xem là tội trạng vô cùng nặng nề, mà từ đó áp dụng những hình phạt rất hà khắc đối với kẻ phạm tội. Bởi vì, việc giết hại mèo giống như giết hại một vị thần nên những người phạm tội sẽ bị đối mặt với sự giận dữ của đám đông, người này sẽ bị ném xuống một hố đầy rắn độc nguy hiểm.
Ảnh minh họa.
Nếu những con mèo chết đi sẽ được chôn cất tử tế với ướp xác bằng kỹ thuật tốt nhất thời bấy giờ và chôn cất ở khu nghĩa trang riêng dành cho chúng. Khi chôn cất xác mèo, người Ai Cập cổ đại sẽ chôn cùng xác của những con chuột cùng bát sữa.
Theo quan niệm của người dân Ai Cập cổ đại, làm như vậy để phòng trường hợp sang thế giới bên kia, những con mèo này sẽ đói khát thì có ngay sữa cùng chuột để sử dụng.
Không chỉ dừng lại ở đó, những thành viên trong gia đình có mèo chết sẽ để tang bằng cách cạo lông mày của mình. Họ làm như vậy nhằm thể hiện nỗi buồn đau khi con vật linh thiêng qua đời.
Từ cách chôn cất, thờ phụng đến những câu chuyện thần thoại trong thế giới của người Ai Cập cổ đại đã cho ta thấy đây được xem như một loài linh vật cao quý và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người Ai Cập cổ.
Như Ý (Tổng hợp)
Theo doanhnghiepvn.vn
Video đang HOT
Thời kỳ 'đen tối' của chocolate: Từng được dùng làm 'mê dược' khống chế đàn ông và là minh chứng cho nạn phân biệt chủng tộc
Chocolate ngày nay là món quà chủ đạo trong ngày Lễ tình nhân Valentine. Nhưng không phải lúc nào mục đích của nó cũng được tươi sáng như vậy.
Thức uống có nguồn gốc Châu Mỹ
Ngày nay, không có mấy người lại lạ lẫm với chocolate - hay sô cô la. Đây là loại thực phẩm làm từ hạt cây ca cao, là một trong các thức uống hết sức quen thuộc với chúng ta ngày nay. Song, chocolate thật ra chỉ bắt đầu phổ biến từ khoảng thế kỷ 17. Trước đó, nó chỉ được các dân tộc bản địa vùng Châu Mỹ Latin dùng.
Theo nghiên cứu khảo cổ, người Châu Mỹ bắt đầu trồng cây cacao lấy hạt từ 3000 năm về trước. Dân tộc đầu tiên biết uống nước cacao có lẽ là người Maya, vào khoảng năm 250 trước Công nguyên. Họ xem chocolate là thức uống cao sang, dùng để dâng thần linh và những cá nhân có địa vị trong xã hội.
Năm 1492, Đế quốc Tây Ban Nha xâm lược vùng Trung bộ Châu Mỹ. Nếm được cái ngon của chocolate, họ vơ lập tức vét hạt ca cao chuyển về nước. Từ Tây Ban Nha, công nghiệp chế biến ca cao khai màn, mang chocolate giới thiệu và làm nên cơn sốt toàn Châu Âu.
Với người Châu Mỹ bản địa, chocolate được xem là thức uống của sự sống. Nhờ khuấy với điều đỏ và nước sôi, nó có màu đỏ sẫm và vô cùng ấm nóng. Người Maya đặc biệt dùng chocolate để tẩm bổ cho phụ nữ trong thời kỳ sinh nở và mãn kinh.
Ngoài ra, họ còn thỉnh thoảng chế chung với một vài loại thảo dược gây kích thích thần kinh, ví dụ như nấm ảo giác, để tạo sự hưng phấn. Cách pha chế này được dùng trong các nghi lễ tâm linh.
Từ thức uống chỉ phụ nữ pha chế trở thành bùa mê phù thủy.
Ngay từ tộc người sớm biết uống ca cao nhất - Maya, chuyện pha chế đều do phụ nữ đảm nhiệm. Người ta mặc định, chỉ có nữ giới mới làm được chocolate.
Từ những năm 1200, ở phương Tây đã xuất hiện Pháp đình Tôn giáo (Inquisition), chống dị giáo. Vào thế kỷ 16, Châu Âu rộ lên hoạt động săn phù thủy. Họ tàn bạo bắt bớ, tra tấn, mở phiên tòa xét xử những đối tượng bị tình nghi là phù thủy (đa phần là phụ nữ). Nhiều nạn nhân đã bị tử hình bằng hình phạt treo cổ hoặc hỏa thiêu.
Người pha chocolate xưa kia đều là phụ nữ
Khi Tây Ban Nha xâm chiếm khu vực Trung bộ Châu Mỹ, nơi tập trung sinh sống của hầu hết các bộ tộc bản địa Mỹ Latin, họ cũng mang theo Pháp đình Tôn giáo đến.
Dù là ở Châu Âu hay Châu Mỹ, đối tượng bị tình nghi là phù thủy đều đa phần là phụ nữ. Tại Tây Ban Nha, đế quốc "trung chuyển" nô lệ da đen, lượng người gốc Châu Phi tương đối lớn. Ở thị xã Santiago de Guatemala, người da đen còn đông hơn người da trắng. Họ phải chịu đựng sự chèn ép và phân biệt chủng tộc nặng nề.
Đầu thế kỷ 17 tại Santiago de Guatemala, có một cô gái "đa chủng tộc" tên là Melchora de los Reyes. Reyes đem lòng yêu thương một đàn ông da trắng, tình nguyện hiến dâng trinh tiết. Người đàn ông này hứa sẽ cưới cô, nhưng sau đó phản bội lời thể. Xấu hổ và lo lắng lỡ "dính bầu", Reyes tìm gặp một phù thủy.
Minh họa câu chuyện của Reyes
Trong các cộng đồng bị trị của nô lệ da đen thời trung đại ở nước ngoài, phù thủy rất phổ biến. Họ là những phụ nữ có hiểu biết về dược, tín ngưỡng cổ truyền. Phù thủy Reyes gặp trao cho cô một gói bột, bảo hãy khuấy với chocolate và cho người đàn ông phản bội uống. Chỉ cần gã bạc tình uống vào là sẽ nhất nhất tuân theo mọi mệnh lệnh của cô.
Reyes tin lời và làm theo. Kết quả, cô bị dẫn tới trước vành móng ngựa của Pháp đình Tôn giáo.
Gây ám ảnh cho đàn ông và nạn phân biệt chủng tộc nặng nề
Trên khắp Tây Ban Nha và các lãnh thổ thuộc địa của đất nước này, có vô số hoàn cảnh như Reyes. Kỳ thực, mục đích chính của Pháp đình Tôn giáo là loại bỏ các tập tục tín ngưỡng khác biệt.
Lấy cái cớ chỉ phụ nữ mới biết làm chocolate và có khả năng là phù thủy, họ dồn ép những người này tuân theo tôn giáo khác. Càng là phụ nữ bản địa Châu Mỹ, Châu Phi, hỗn huyết thì càng có nguy cơ bị xử phạt nặng.
Dù được cả châu Âu mê mẩn, chocolate vẫn bị xem là "thức uống thuộc địa". Đàn ông phương Tây thời Trung cổ vô cùng lo sợ rằng thức uống này có thể bị phụ nữ khác màu da bỏ bùa mê. Nỗi ám ảnh này có thể là một phần của hệ quả phân biệt chủng tộc. Dần dà, họ đổ lỗi tất cả yếu điểm, bệnh trạng của mình đều đến từ tách cacao.
Người phương Tây đặc biệt e ngại phụ nữ thuộc địa có hiểu biết y học, độc dược
Cũng tại Tây Ban Nha, xuất hiện một vụ chồng tố cáo vợ khác sắc tộc gây sốc. Tên của người chồng này là Juan de Fuentes, 33 tuổi. Anh ta tự đến trước Pháp đình Tôn giáo, tố giác vợ là Cecilia tội làm phép khiến chồng mất... khả năng đàn ông. Chưa hết, gã còn mỗi sớm tự tay làm cho cô một tách cacao nóng - điều mà không nam giới nào làm. Cecilia sau đó không có cơ hội thanh minh, bị tống vào tù giam.
Từ những thiếu nữ mê tín, tin rằng trộn tóc hay móng tay vào cacao đến phụ nữ bị chồng hành hạ, quẫn trí học theo "chocolate chi thuật" để mong đức phu quân thay đổi tâm tính, tất cả đều bị kết án là phù thủy. Nếu họ không thể chứng minh bản thân vô tội, số phận tù đày, thậm chí là án tử liền đổ lên đầu.
Chỉ cần có cớ, họ liền gắn mác phù thủy, đẩy phụ nữ khác màu da vào nguy cơ bị treo cổ, hỏa thiêu
Cuối thế kỷ 17, lãnh thổ thuộc địa của Tây Ban Nha đã rộng đến nỗi đế quốc được mệnh danh "đất nước Mặt trời không bao giờ lặn". Pháp đình Tôn giáo không ngừng theo gót chân thực dân, tàn bạo loại trừ các tín ngưỡng khác. Có điều tất cả đều thất bại. Dù bị thiêu bởi lửa hay treo cổ trên thòng lọng, các dân tộc thuộc địa vẫn kiên quyết giữ gìn truyền thống tâm linh.
Qua thời gian, chocolate cũng bước ra khỏi lời nguyền, trở thành biểu tượng đại diện cho tình yêu, tiếp tục đón nhận sự yêu thích trên toàn thế giới.
Tham khảo Atlas Obscura
Theo Trí thức trẻ
Tiết lộ nhiều bí ẩn về xác ướp Ai Cập kỳ lạ Nhiều bí ẩn xung quanh xác ướp Takabuti nổi tiếng đã được công bố. Phải mất 2.600 năm để phá vụ án, cuối cùng các nhà Ai Cập học đã tìm ra nguyên nhân cái chết của xác ướp người phụ nữ giàu có tới từ Thebes cổ đại. Xác ướp của này là của người phụ nữ được gọi với cái tên...