Những điều đáng sợ và không đáng sợ về virus Ebola
Giới chuyên môn cho hay, bệnh nhân Ebola chỉ truyền bệnh khi họ bộc lộ các triệu chứng của bệnh.
Cơ quan theo dõi dịch bệnh hàng đầu của Mỹ gọi Ebola là một “virus gây đau đớn, đáng sợ và tàn nhẫn”. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố tình trạng báo động toàn cầu đối với dịch bệnh Ebola bùng phát ở Tây Phi vừa khiến hơn 900 người thiệt mạng và vẫn tiếp tục lây lan.
Một phòng thí nghiệm thu thập các mẫu virus Ebola
Tình hình này thật đáng sợ và nghiêm trọng. Nhưng cũng phải tính đến bối cảnh của các dữ kiện trên.
Riêng bệnh AIDS đã cướp đi hơn một triệu sinh mạng mỗi năm ở châu Phi – gấp một ngàn lần số tử vong do đợt bùng phát Ebola mới đây.
Các bệnh nhiễm trùng phổi bao gồm viêm phổi là sát thủ số 2 sau AIDS. Các bệnh như sốt rét và tiêu chảy cũng gây ra hàng trăm ngàn cái chết cho trẻ em châu Phi mỗi năm.
Ở Mỹ, nơi bệnh tim và ung thư là các bệnh gây tử vong hàng đầu thì nguy cơ bị lây nhiễm virus Ebola gần như bằng zero.
Những người Mỹ lo âu về tình trạng sức khỏe của mình có lẽ nên tập trung tiêm phòng cúm vào mùa thu này, vì bệnh cúm làm cho khoảng 24.000 người Mỹ chết mỗi năm.
Xem xét mối đe dọa của virus Ebola trong bối cảnh đó, sẽ có những lý do sau để quan ngại về bệnh dịch này cũng như để bình tĩnh đối diện với nó:
Vì sao Ebola đáng sợ?
Hiện chưa có thuốc chữa khỏi chứng sốt xuất huyết Ebola.
Trên một nửa số người nhiễm bệnh ở vùng dịch đã tử vong. Tử lệ tử vong trong các lần dịch bùng phát trong quá khứ lên tới 90%.
Giai đoạn cuối của bệnh, tình hình thực sự kinh khủng trong vòng vài ngày liền. Bệnh nhân bị sốt và yếu đi, cơ thể đau nhức, bị nôn, tiêu chảy và chảy máu trong. Đôi lúc bệnh nhân chảy máu mũi và tai.
Ebola đang lây lan mạnh
Video đang HOT
Tác hại của bệnh không giới hạn vào bản thân bệnh nhân mà lan nhanh ra xung quanh, thông qua sự tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể của bệnh nhân. Ebola gây tử vong lớn cho các bác sĩ và y tá, vốn đã khan hiếm ở các vùng châu Phi có dịch.
Các đợt bùng phát dịch khiến người ta kinh hãi và dễ bị kích động.
Các nhân viên y tế và trung tâm y tế đã bị cư dân địa phương tấn công – người ta đôi khi đổ lỗi cho các bác sĩ nước ngoài về các ca tử vong. Còn các bệnh nhân mắc Ebola hoặc các bệnh khác có thể sợ phải đi viện và họ có thể bị bạn bè, hàng xóm xa lánh.
Hai trong số các nước bị dịch nặng nhất – Liberia và Sierra Leone – đã gửi quân tới các khu vực kiểm dịch có trường hợp nhiễm Ebola. Mục đích là để ngăn chặn bệnh dịch lây lan, nhưng điều này có thể đồng thời khiến trong cuộc sống dân địa phương có nhiều xáo trộn.
Bệnh Ebola bùng phát từ đâu?
Dịch Ebola bắt đầu bùng nổ ở Guinea vào tháng 3/2014 rồi lan tới các nước láng giềng Sierra Leone và Liberia. Một vị lữ khách mới đây làm cho bệnh này lây xa hơn, sang Nigeria, kéo theo một số ca nhiễm bệnh ở thành phố Lagos.
Ebola xuất hiện năm 1976. Cho đến nay bệnh này đã được ghi nhận có ở 10 nước châu Phi.
Các điểm nóng của dịch bệnh Ebola
Việc thiếu kinh nghiệm phòng chống bệnh này đã góp phần làm cho nó lây lan nhanh hơn. Các nguyên nhân khác bao gồm việc thiếu nhân viên và thiết bị y tế, nạn đói rộng khắp và tình trạng bất ổn chính trị.
Sierra Leone vẫn đang hồi phục sau một thập kỷ nội chiến với tình trạng trẻ em bị cưỡng ép làm lính. Liberia cũng trải qua nội chiến vào thập niên 1990. Guinea đang cố gắng thiết lập một nền dân chủ non trẻ mong manh.
Còn Nigeria, quốc gia đông dân nhất châu Phi, có trữ lượng dầu mỏ lớn nhưng hầu hết người dân lại nghèo. Chính phủ nước này đang phải chiến đấu chống lại các chiến binh Hồi giáo ở phía bắc, những kẻ đã sát hại hàng ngàn người và bắt cóc hơn 200 nữ sinh vào tháng 4 vừa rồi.
Dịch bệnh Ebola lần này có nhiều dấu hiệu khó kiểm soát hơn các lần trước do bệnh đã lan xuyên biên giới và lan rộng vào khu vực thành thị.
Tom Frieden, Giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật của Mỹ (CDC), dự báo trong vài tuần nữa, Ebola sẽ khiến cho thêm nhiều người nữa mắc bệnh hơn so với tất cả các lần dịch bệnh trước đây gộp lại.
Hiện theo báo cáo có hơn 1.700 ca bệnh Ebola.
Các quan chức y tế thế giới cho hay, ngay trong trường hợp khả quan nhất thì cũng phải mất hàng tháng mới khống chế hoàn toàn được dịch Ebola.
Các lý do không phải sợ Ebola
Ebola tàn phá dữ dội cơ thể bệnh nhân. Nhưng hầu hết mọi người trong chúng ta không cần phải sợ hãi đến như vậy. Vì sao?
1- Ebola không lây lan dễ dàng theo kiểu của virus cảm cúm. Nó chỉ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể như là máu, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu. Người nhà bệnh nhân bị lây nhiễm do đã chăm sóc bệnh nhân hoặc khâm liệm hay chôn cất bênh nhân khi chết.
Người bệnh không gây lây nhiễm cho đến khi họ bộc lộ triệu chứng, ông Frieden cho biết. Triệu chứng có thể chỉ xuất hiện sau khi nhiễm bệnh 21 ngày.
Tiến sĩ Robert Black, giáo sư y tế quốc tế tại Đại học Johns Hopkins, cho biết “mọi người không nên sợ tiếp xúc thông thường trên tàu điện ngầm hay máy bay”.
2- Giới chức y tế ở các nước phát triển biết cách chặn dịch Ebola. Theo Frieden, phương pháp đã được kiểm nghiệm là hữu hiệu như sau: Phát hiện và cách ly tất cả những người nghi nhiễm bệnh, dò tìm những người đã bị phơi nhiễm, và bảo đảm quy trình nghiêm ngặt trong chăm sóc bệnh nhân. Những lần bùng phát Ebola trước đó đều được khống chế bằng cách xử lý như thế này.
Virus Ebola
3- Trung tâm CDC hiện đang cử ít nhất 50 nhân viên của mình sang Tây Phi ngăn ngừa bệnh dịch, trong khi hơn 200 nhân viên đang tập trung xử lý về vấn đề này tại tổng hành dinh của CDC ở Atlanta. Mỹ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang hối thúc các quốc gia toàn thế giới quyên góp thêm tiền và nguồn lực trong cuộc chiến chung này.
4- Đúng là Ebola có thể vào Mỹ qua một lữ khách nào đó, khiến cho người thân các nhân viên y tế gặp nguy hiểm. Nhưng nếu bệnh này có xuất hiện ở Mỹ thì các bác sĩ và bệnh viện biết cách khống chế nó một cách nhanh chóng.
Frieden phát biểu trước một phiên điều trần quốc hội Mỹ hôm 7/8: “Chúng tôi tin rằng dịch Ebola bùng phát trên diện rộng sẽ không xảy ra ở Mỹ”./.
Theo VOV
'Cái chết Đen': Đại dịch suýt xóa sổ châu Âu
Thế giới đang gồng mình chiến đấu với virus Ebola nhưng trong lịch sử đã có nhiều dịch bệnh kinh hoàng, đe dọa đến sự tồn vong của loài người.
&'Cái chết Đen' là tên gọi của một đại dịch xảy ra ở châu Á và châu Âu trong thế kỷ 14 mà đỉnh điểm là ở châu Âu từ năm 1348 đến năm 1350.
&'Cái chết Đen'được coi là một trong những đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại, ước tính nạn dịch này đã giết chết từ 30 - 60% dân số của châu Âu và giảm dân số toàn cầu từ khoảng 450 triệu người xuống còn từ 350 đến 375 triệu người vào năm 1400.
Điệu nhảy tử thần, bức họa lấy cảm hứng từ đại dịch 'cái chết Đen'
Các nhà khoa học thống nhất rằng Cái chết đen có nguyên nhân là sự bùng phát của căn bệnh gây ra bởi vi khuẩn Yersinia pestis và lây lan thông qua loài bọ chét sống trên chuột đen.
Một khi đã bị nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân được ước tính là chỉ có thể sống sót trong vòng từ 60 đến 180 ngày.
Đại dịch bắt đầu đặt chân đến châu Âu vào tháng 10/1347, khi một chiếc tàu buôn lớn cập cảng châu Âu sau chuyến trở về từ cuộc giao thương với Trung Quốc. Tất cả mọi thành viên trên con tàu mang tên Genoese khi chạm cảng Messina, Sicily- Italia đều đã chết.
Như một cơn đại địa chấn cuốn qua đất nước xứ sở sương mù, chưa đầy 5 năm sau đó, hơn 25 triệu người dân châu Âu đã thành hồn ma cho &'cái chết Đen'.
Hình ảnh đáng sợ mô tả về 'cái chết Đen' ở châu Âu
Cũng chính &'cái chết Đen' đã góp phần hủy hoại các triều đại phong kiến tại nhiều quốc gia trên châu lục trù phú này. Tại các thành phố đông dân, tỷ lệ thiệt mạng đã vượt quá 50% dân số.
Suýt xóa sổ châu Âu
Khoảng một nửa dân số Paris, tức 100.000 người, đã thiệt mạng vì &'cái chết Đen'. Đại dịch cũng khiến dân số thành phố Firenze, Italia giảm từ 120.000 người xuống còn 50.000 người vào năm 1338, ít nhất 60% dân số các thành phố Hamburg và Bremen đã thiệt mạng.
Sự tàn phá khủng khiếp của &'cái chết Đen' đã dẫn đến nhiều thay đổi lớntrong xã hội châu Âu như việc ra đời của nhiều tôn giáo mới hay sựchuyển đổi về cơ bản của kinh tế và xã hội châu Âu, tạo ra những ảnhhưởng sâu sắc tới tiến trình lịch sử của châu lục này.
Bộ xương của một nạn nhân của 'cái chết Đen' xưa kia
Ước tínhchâu Âu đã phải mất tới 150 năm để phục hồi dân số như trước thời gianđại dịch, sau này dịch hạch còn nhiều lần bùng phát trở lại tại đây vànó chỉ biến mất vào thế kỷ 19.
Tháng 10/1897, một bác sĩ người Nga gốc Do Thái tên là Vladimir Havkin mới tìm ra cách điều trị dịch hạch và kiểm soát được dịch bệnh kinh hoàng này.
Khi đó, ông đang nằm vùng tại Ấn Độ - một trong những khu vực trung tâm của đại dịch. Tại đây, bác sĩ Havkin đã làm các thử nghiệm để điều chế ra vaccin chống lại bệnh dịch hạch và thử tác dụng của nó đối với người bệnh mang lại thành công.
Nhờ phương pháp điều trị của ông bằng cách kết hợp các loại thuốc streptomycin, chloramphenicol, tetracycline, gentamicin và doxycyline... dịch bệnh đã được kiểm soát. Và hành trình của đại dịch &'cái chết Đen' chính thức được chấm dứt trên toàn thế giới.
Theo VTC
Hiểm họa lan rộng Cúm gia cầm H7N9 đang trở thành một hiểm họa đáng lo ngại, nhất là khu vực Đông Á, khi không chỉ tiếp tục lây lan tại Trung Quốc mà đã "vượt biên giới" sang quốc gia Đông Nam Á Malaysia. Các nhân viên y tế mang đi tiêu hủy số gia cầm tại một khu chợ nghi nhiễm cúm ở Hồng Kông...