Những điều đại kỵ khi cúng ông Công ông Táo để tránh vận đen kéo đến, cả năm mất tài lộc
Lễ cúng ông Công ông Táo không chỉ đơn giản là bày biện mâm cơm và cúng mà còn đòi hỏi nhiều tục lệ đi kèm mà gia chủ nên tuân theo để tránh phạm phải những đại kỵ.
Cúng lễ sau 12h trưa ngày 23
Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp. Sau 12h trưa là thời điểm các ông Công ông Táo đã về trời nên cúng lúc này sẽ chẳng còn tác dụng gì nữa.
Đặt mâm lễ cúng ở dưới bếp
Nhiều người quan niệm, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà nên được cúng trên ban thờ chính trên nhà, còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc nên ông Táo phải được cúng dưới bếp.
Thế nhưng, cúng ông Táo như vậy là không đúng với phong tục cũng như các quy tắc thờ cúng từ nhiều đời nay của dân tộc. Bếp không phải là chỗ để thờ cúng, bởi nơi đó là nơi đun nấu có nhiều uế tạp còn chỗ thờ cúng phải là nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.
Khấn xin tài lộc, sung túc
Theo các chuyên gia phong thủy, lễ cúng 23 tháng Chạp mang ý nghĩa tiễn ông Công ông Táo về trời để báo cáo việc lớn việc nhỏ trong năm của gia chủ với thiên đình. Vì thế việc cầu xin phú quý, sung túc là không nên.
Gia chủ chỉ xin Táo quân bẩm báo điều tốt, bớt nói điều không hay.
Cúng tiền âm phủ
Nhiều gia đình thường có quan niệm vô cùng sai lầm khi bỏ ra hàng triệu đồng để mua vàng mã về đốt, bày thật nhiều bên cạnh mâm cỗ, và họ tin rằng điều này sẽ giúp cho họ được ban thật nhiều phước lành và những chuyện xấu trong năm cũ được xóa nhòa bởi những vật chất này.
Video đang HOT
Theo các nhà văn hóa, khi cúng ông Công ông Táo, gia chủ tuyệt đối không nên đốt tiền âm phủ. Vì ông Công ông Táo là thần tiên, không phải là vong hồn người âm. Điều này không chỉ gây tốn kém tiền của, không có lợi ích mà còn ảnh hưởng đến môi trường.
Theo đó, các chuyên gia văn hóa cũng cho rằng, lễ cúng ông Công ông Táo theo truyền thống chỉ cần mâm cơm đơn giản, chè ngọt, trầu cau, hoa quả là đủ. Cái quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm của gia chủ chứ không phải những điều này.
Thả cá từ trên cao
Cá chép chính là con vật các vị Táo dùng thay cho ngựa để cưỡi về trời, bẩm báo về cuộc sống của gia đình bạn trong một năm qua. Thế nên, gia chủ đừng ném cá từ trên cao xuống sẽ khiến chúng hoảng sợ. Hãy nhẹ nhàng thả cá chép xuống hồ, sông và đừng quên mang túi ni lông về thay vì vứt bừa bãi kẻo gây ảnh hưởng đến môi trường.
-Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo-
Theo Công lý & xã hội
Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào để tốt cho gia chủ, năm mới sức khỏe bình an?
Có cần cúng ông Công, ông Táo đúng vào ngày 23 tháng Chạp là thắc mắc của nhiều gia đình. Vậy, Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào ngày nào để tốt cho gia chủ?
Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào ngày nào để tốt cho gia chủ?
Việc cúng ông Công ông Táo tùy theo gia cảnh, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình và quan trọng là sự thành tâm, không nên quá câu nệ, rườm rà mà mất đi ý nghĩa tốt đẹp và cái tâm hướng thiện của mình.
Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh - Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam - cho rằng, hiện nay tùy vào điều kiện từng gia đình, mà có thể làm lễ tiến ông Công ông Táo vào thời điểm khác nhau. Có người cúng buổi sáng, có người cúng buổi chiều ngày 23 tháng Chạp, có người cúng hôm trước. Tuy nhiên, nếu cúng vào đúng ngày 23 tháng chạp thì vẫn hay hơn.
Dù vậy, bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp đến ngày 23 tháng Chạp, các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để tiễn Táo quân bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng.
Cúng Táo quân vào giờ nào tốt năm 2020?
Ngày 21 tháng Chạp năm Kỷ Hợi, ngày Đinh Tị, mệnh ngày Sa Trung Thổ (tức ngày 15/1/2020 dương lịch), là ngày đẹp để tiến hành cúng Táo quân, tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời. Trong ngày này, các giờ tốt có thể tiến hành lễ cúng gồm giờ: Thìn (7h-9h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h).
Theo lịch vạn niên, ngày lễ ông Công ông Táo 23 tháng Chạp năm nay rơi vào thứ Sáu ngày 17/1/2020 dương lịch.
Khung giờ tốt trong ngày 23 tháng Chạp:
- Cúng ông Táo vào giờ Mão (5h-7h), tốt hơn cả là lúc 7h sáng. Giờ Mão ngày 23 tháng Chạp là giờ Đại An. Cúng Táo quân vào giờ này có thể hóa giải những mâu thuẫn, xung đột trong gia đình, giúp gia đạo hưng vượng. Ngoài ra, tiến hành nghi lễ cúng vào giờ này còn mang tới sức khỏe tốt lành, sự bình an trong tâm trí gia chủ.
- Cúng Táo quân vào giờ Tị (9h-11h), tốt hơn cả là lúc 11 giờ. Năm Kỷ Hợi 2019, giờ Tị là giờ Tốc Hỷ.
Bài văn khấn cúng ông Công ông Táo đúng chuẩn phong tục
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ...............
Ngụ tại:............
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Theo Khoe va dep
Bài khấn ông Công ông Táo chuẩn nhất, đầy đủ theo văn khấn cổ truyền Cúng ông Công ông Táo là một nghi lễ quan trọng của người Việt Nam. Dưới đây là một số bài khấn cúng ông Công ông Táo đầy đủ, chuẩn nhất. Bài 1: Văn khấn ông Công, ông Táo (Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin) Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà...