Những điều cực bình thường nhưng hỏi tới là ai cũng ú ớ không lời đáp: Vì sao giày nam thường có lỗ nhỏ?
Cùng lí giải 6 câu hỏi “Tại sao” xung quanh những sự việc bình thường trong cuộc sống nhé.
Đã bao giờ bạn từng đặt câu hỏi: “Tại sao trọng tài lại dùng thẻ phạt màu vàng và đỏ?”, hay “Tại sao tay nắm cửa ở những nơi công cộng lại làm bằng đồng mà không phải những kim loại khác?”. Tất cả những thứ tưởng như nhỏ nhặt và hiển nhiên này sẽ được giải thích trong bài viết sau.
1. Tại sao các bốt điện thoại ở London lại được sơn màu đỏ?
deyangeorgiev2 / depositphotos
Là một trong những biểu tượng của nước Anh, những bốt điện thoại đầu tiên xuất hiện ở London từ năm 1920. Chúng được làm bằng bê tông, ban đầu có màu kem và chỉ cánh cửa mới được sơn màu đỏ. Nhưng chỉ 4 năm sau, các bốt đồng loạt “thay áo” với màu đỏ rực rỡ.
Màu sơn này thực sự hữu ích với tình trạng mù sương ở London, bao gồm cả khói từ các doanh nghiệp công nghiệp. Kế đó, đợt Đại sương mù London năm 1952 (sự kiện ô nhiễm không khí nghiêm trọng ảnh hưởng đến toàn thủ đô vào tháng 12 năm ấy) đã khiến thành phố gần như ngừng hoạt động.
Mọi sự kiện bị hủy bỏ vì mọi người không thể nhìn thấy sân khấu trong rạp hát hay màn hình trong rạp chiếu phim. Chỉ có hộp điện thoại màu đỏ vẫn “nổi bần bật” bất chấp điều kiện khắc nghiệt này.
2. Tại sao tay nắm cửa được làm bằng đồng ở những nơi công cộng?
mrsiraphol / depositphotos
Các ion của một số kim loại (bao gồm bạc, thủy ngân, kẽm, đồng, chì, vàng và một số khác) có cơ chế tự khử trùng, gọi là hiệu ứng oligodynamic. Chúng có khả năng chống nấm mốc, virus và các vi sinh vật khác.
Đây là lý do tại sao tay nắm cửa được làm bằng đồng thau (một hợp kim của đồng và kẽm) có thể được làm sạch dễ dàng và giữ được trạng thái sạch khuẩn, ngay cả ở những nơi công cộng.
3. Từ khi nào mà các trọng tài bóng đá sử dụng thẻ màu đỏ và vàng?
firo Sportphoto / Volker Nagrasz/DPA/East News
Trong trận đấu giữa Argentina và Anh vào năm 1966 đã diễn ra sự bất đồng ngôn ngữ trùng trùng điệp điệp vì trọng tài là… người Đức. Vì rào cản này mà cầu thủ bóng đá người Argentina, Antonio Rattin đã không hiểu (hoặc không muốn hiểu) những lời nói của trọng tài Rudolf Kreitlein. Sau đó, anh ấy bị loại khỏi sân trong khoảng 9 phút.
Ngoài ra, phía đội Anh lẫn khán giả cũng không thể nắm bắt được diễn biến của trận đấu với “sự góp mặt” của 3 thứ tiếng khác nhau.
Sau sự việc, Chủ tịch Uỷ ban Trọng tài FIFA – ông Ken Aston đã tạo ra một hệ thống thẻ phạt rõ ràng, có màu vàng và đỏ như ngày nay. Cũng từ đó mà ông Aston được biết đến là “cha đẻ của những chiếc thẻ phạt”.
4. Những chiếc túi trên tay áo khoác jacket bắt nguồn từ đâu?
Video đang HOT
Fabio Scaletta / pexels
Vào năm 1955, mẫu áo khoác MA-1 được tung ra. Nó là tiền thân của loại áo jacket kiểu phi công hiện đại ngày nay. Ban đầu, chúng được thiết kế cho phi công máy bay ném bom hạng nặng. Và cái túi nhỏ trên tay áo chính là dùng để đựng chìa khóa hay bao thuốc lá. Vì thế mà túi này còn được gọi là “túi thuốc lá” (cigarette pocket).
5. Tại sao áo trench coat lại có cầu vai?
Jonas Gustavsson/Sipa USA/East News
Trench coat xuất hiện vào năm 1901 để thay thế cho những kiểu áo khoác nặng nề của người lính. Vì vậy, một số chi tiết đã được thiết kế để phù hợp hơn trong đời sống hàng ngày.
Ví dụ như phần cầu vai, ban đầu, chức năng của nó là giữ cho dây đeo băng đạn không bị trượt xuống và để tránh các vết trầy xước. Một điều thú vị khác áo khoác lính thường chỉ có 1 cầu vai do người lính chỉ vác súng ở bên thuận. Nhưng áo trench coat ngày nay thì phải có 2 cầu vai cho đều với đẹp.
6. Tại sao trên giày nam thường có các lỗ nhỏ?
Giày brogue, một kiểu giày được đục lỗ, lần đầu tiên được sử dụng bởi những người chăn bò vùng Ireland và Scotland vào thế kỷ 17. Họ làm việc ở những vùng đầm lầy nên đã chế tạo những lỗ nhỏ trên giày, giúp nó có thể khô nhanh hơn. Những lỗ đục đó sau này trở thành nét trang trí, và giày brogue trở nên phổ biến trong giới quý tộc.
Ban đầu những đôi giày này được mang ở vùng nông thôn và được coi là không trang trọng. Nhưng nhờ được Vua Edward VII yêu thích, mọi người cũng bắt đầu mang nó ở khắp mọi nơi.
Theo Bright Side
Những "thiên thần nhí" kế thừa phong cách thời trang đẳng cấp của bố mẹ
Dù ở độ tuổi còn rất nhỏ, những "nhóc tỳ" dưới đây vẫn khiến các tín đồ sành mốt trầm trồ trước phong cách thời trang sành điệu không kém bố mẹ.
Xuất thân từ "danh gia vọng tộc", những cô bé, cậu bé này đã có cơ hội tiếp xúc với thời trang cao cấp ngay từ khi còn nhỏ. Không chỉ thừa hưởng tư duy thẩm mỹ của bố mẹ, các "nhóc tỳ" nổi tiếng còn được công chúng yêu mến nhờ khả năng tự định hình phong cách thời trang vô cùng ấn tượng.
SURI CRUISE
Không chỉ sở hữu gương mặt xinh xắn và chiều cao đáng ngưỡng mộ, Suri Cruise tạo dấu ấn nhờ phong cách thời trang nữ tính. Được mệnh danh là sao nhí sành điệu nhất Hollywood, con gái của cặp đôi Tom Cruise - Katie Holmes đã biết cách tự kết hợp trang phục khi chỉ mới 3 tuổi. Trung thành với hình ảnh dịu dàng, Suri thường ưu ái các thiết kế đầm hoa và các trang phục tông màu kẹo ngọt.
(Ảnh: Footwearnews)
(Ảnh: Flipboard)
HOÀNG TỬ GEORGE
Từng dẫn đầu bảng xếp hạng những nhân vật mặc đẹp nhất năm 2018 của tạp chí Tatler, Hoàng tử George có tầm ảnh hưởng về thời trang mạnh mẽ không kém Công nương Kate Middleton. Những bộ cánh của hoàng tử bé là ví dụ cho chuẩn mực trong phong cách thời trang hoàng gia Anh với quần shorts, áo sơmi, áo polo và cách mang tất khi diện cùng giày brogue.
Điều đặc biệt là mỗi món đồ George diện đều được công chúng săn lùng và nhanh chóng "cháy hàng". (Ảnh: Popsugar)
(Ảnh: Twitter @kensingtonpalace)
(Ảnh: Refinery 29)
HARPER BECKHAM
Fashionista nhí là tên gọi mà giới thời trang ưu ái dành cho Harper Beckham. Sở hữu tủ quần áo hàng hiệu khổng lồ ngay từ khi còn nhỏ, cô bé luôn biến hóa với những phong cách thời trang gắn liền với cá tính riêng. Với tình yêu thời trang và gu thẩm mỹ, Harper được kỳ vọng sẽ tiếp nối sự nghiệp của mẹ Victoria trong tương lai.
(Ảnh: lefashion)
(Ảnh: Evening Standard)
BLUE IVY CARTER
Là một trong những "nhóc tỳ" quyền lực nhất Hollywood, Blue Ivy luôn được công chúng khen ngợi bởi phong cách thời trang cá tính và thần thái của một ngôi sao. Vừa tròn 7 tuổi, cô bé đã gây bất ngờ cho người hâm mộ khi sở hữu tủ đồ hàng hiệu đắt đỏ cùng stylist riêng. Đó là lí do vì sao Blue Ivy luôn nổi bật và thậm chí "lấn át" bố mẹ tại mọi sự kiện.
(Ảnh: People)
(Ảnh: ELLE US)
(Ảnh: ELLE US)
HUDSON KROENIG
Cậu bé 11 tuổi này chính là con nuôi của NTK huyền thoại Karl Lagerfeld. Sở hữu vẻ đẹp lãng tử đậm chất Mỹ từ bố ruột, người mẫu Brad Kroeing, Hudson đã sải bước trên những sàn diễn thời trang cao cấp từ năm 2 tuổi. Bên cạnh đam mê nghề mẫu, cậu bé còn gây ấn tượng mạnh bởi phong cách thời trang pha trộn giữa nét cổ điển và hiện đại.
(Ảnh: Rolling Stone)
(Ảnh: benjaminkwan)
(Ảnh: Fashionweekdaily)
NORTH WEST
Bố mẹ là những nhân vật nổi tiếng trong làng giải trí và giới thời trang nên North West, con gái của Kim Kardashian và Kanye West, luôn xuất hiện với vẻ ngoài sành điệu đúng chuẩn IT-girl. Dù chỉ mới 5 tuổi, cô bé đã gây ấn tượng mạnh bởi phong thái tự tin cùng gu thời trang nổi bật thừa hưởng từ bố mẹ. Black-on-black, trang phục neon và ánh kim là những bản phối yêu thích của North West.
(Ảnh: topimages)
(Ảnh: Dailymail)
(Ảnh: SplashNews)
IONI CONRAN
Là con gái đầu lòng của siêu mẫu Coco Rocha và James Conran, bé Ioni có tài khoản Instagram riêng và sở hữu lượng người hâm mộ đông đảo không kém gì bố mẹ. Tiếp xúc với thời trang ngay từ khi còn nhỏ, Ioni (4 tuổi) được kỳ vọng sẽ tiếp nối sự nghiệp của "nữ hoàng tạo dáng" bởi cô bé mang nét đẹp ngọt ngào, đáng yêu cùng khả năng biểu cảm linh hoạt. Phong cách thời trang của Ioni biến hóa đa dạng từ nữ tính, dịu dàng đến năng động và phá cách.
(Ảnh: Swan Gallet/WWD)
Theo elle.vn
Món đồ nào cần có trong tủ của một chàng trai sành thời trang Giày Brogue, bomber jacket hay sơ mi bowling đều là những thứ không thể thiếu trong tủ quần áo của một chàng trai lịch lãm. Bomber jacket: Kiểu áo khoác gắn liền với hình ảnh những chàng trai sành điệu. Bomber Jacket là cụm từ miêu tả loại áo hơi phồng, có phần thun bo tròn dưới eo và cổ tay. Thiết kế...