Những điều có thể bạn chưa biết về sốt xuất huyết Dengue
Rất nhiều bí ẩn liên quan đến Sốt xuất huyết Dengue ít được đề cập, trong số này có những thắc mắc vừa được trang tin Researchgate.net (RN) của Đức cập nhật.
1. Muỗi Aedes aegypti mang hai virus Dengue và Chikungunya, cả hai có truyền sang cho người?
Aedes aegypti có thể bị nhiễm đồng thời hai loại virus (sốt xuất huyết và chikungunya) như xuất hiện ở bang Maharashtra, Ấn Độ. Chuyên môn gọi là nhiễm trùng kép, thường xảy ra ở những nơi có sự phân bố của các loài virus nói trên. Tuy nhiên, hiện tượng này cực hiếm do sự cạnh tranh và việc sử dụng các con đường lan truyền trong chính cơ thể muỗi. Thật thú vị khi nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân lập được cả DENV và CHIK (virut sốt xuất huyết và chikungunya, tất cả đều thuộc chi flaviviruse) trong cùng một con muỗi, nhưng những nỗ lực tái tạo điều này trong phòng thí nghiệm lại không thành công.
A. Aegyptii và những loài muỗi khác có thể mang hai loại flaviviruse khác nhau nhưng việc nhiễm trùng với một flaviviruse thứ hai thường phổ biến hơn trong tự nhiên. Tuy nhiên, một khi trong cơ thể muỗi, sự tiến triển lây nhiễm của từng loại virus này lại mang tính tác động qua lại. Như loại trừ lẫn nhau, trong đó chỉ có một tiến triển còn một yếu hơn và biến mất; hai tăng cường lẫn nhau và ba, không có tương tác nào nên khả năng nhiễm trùng kép được truyền từ một lần đốt duy nhất phụ thuộc vào loại tương tác giữa hai loại virus nói trên trong cơ thể muỗi.
Muỗi Aedes aegypti đôi khi mang cả hai virus sốt xuất huyết và Chikungunya
2. Sốt xuất huyết sẽ “soán ngôi” sốt rét trong những năm tới?
Có ý kiến cho rằng tại Ấn Độ, các ca sốt rét đang có chiều hướng giảm thì sốt xuất huyết lại gia tăng. Theo RN, số ca mắc sốt xuất huyết ở Ấn Độ từ 40.000 – 50.000 ca/năm, hầu hết được báo cáo là ở miền nam Ấn Độ và Delhi. Trong số này có dạng sốt xuất huyết nghiêm trọng DHF, thậm chí cả P.vivax cũng trở nên trầm trọng trong thời gian gần đây.
Những trường hợp được xác nhận đã được đánh giá còn các trường hợp không được xác nhận thì không qua xét nghiệm.Vì vậy, nói các trường hợp sốt rét đang giảm mà không có bằng chứng đầy đủ. Điều đáng lo ngại là bệnh sốt nhiệt đới cấp tính đang trở nên nghiêm trọng. Sốt xuất huyết đã tăng, nhưng việc có “soán ngôi” sốt rét hay không thì chưa có bằng chứng đầy đủ.
3. Những bệnh nhân không sốt xuất huyết có cần nằm giường cách xa bệnh nhân bị sốt xuất huyết từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 không?
Thực tế, nhiều phụ huynh có con nằm viện nhưng không phải sốt xuất huyết đã yêu cầu giường cho con họ tránh xa trẻ đang bị sốt xuất huyết, đặc biệt là từ ngày 3 – 8 của cơn sốt. Câu trả lời của bác sĩ như sau: Sau khi hút máu từ vật chủ, tức con người hay động vật, muỗi Aedes sẽ nghỉ ngơi một thời gian để tiêu hóa một phần máu đã hút và dồn máu còn lại để sản xuất mẻ trứng sắp tới. Nếu muỗi đã hút phải máu có chứa virus sốt xuất huyết thì nó sẽ trải qua thời kỳ ủ bệnh bên ngoài (EIP), tức thời gian ủ bệnh của virus nằm giữa thời điểm muỗi bị nhiễm trùng máu và thời gian muỗi truyền bệnh.
EIP tiêu chuẩn là 8 – 12 ngày nhưng thực tế EIP bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và bởi các loài nên EIP có thể rút ngắn tới 5 ngày hoặc dài hơn 12 ngày. Với sự thật này, trong khi muỗi Aedes đã hút máu một đứa trẻ bị sốt xuất huyết thì nó có thể tiếp tục lây nhiễm sang người khác, nhưng muỗi không thể truyền trực tiếp virus sốt xuất huyết từ đứa trẻ này sang một đứa trẻ không bị sốt xuất huyết nằm giường bên cạnh.
4. Xét nghiệm Interleukin 10 có phải là yếu tố tiên lượng về mức độ nghiêm trọng của sốt xuất huyết ở trẻ em?
Mức độ TNFa dường như được dự đoán nhiều hơn IL-10 khi tiên lượng về mức độ nghiêm trọng của sốt xuất huyết.TNFa liên kết với PECAM-1 tại các điểm nối khoảng cách nội mô, cho phép vượt qua CTL được kích hoạt, mà còn cả huyết tương và hồng cầu. IL-10 là một cytokine TH2, cần cho CTL bộ nhớ và làm chậm phản ứng CTL hưởng ứng với nhiễm trùng visus Dengue (DV) nguyên phát. Có rất nhiều mảnh di chuyển, nhưng IgG bán trung hòa và có trước theo kiểu huyết thanh khác và nhiễm một chủng virus SE Asian DV-2, cùng với việc quản lý lâm sàng kém, dường như là yếu tố nguy cơ chính của bệnh sốt xuất huyết trầm trọng.
5. Vì sao người muỗi “hỏi thăm” nhiều, người thì ít?
Video đang HOT
Theo hãng tin NBC, các nghiên cứu phát hiện thấy khoảng 20% dân số thuộc diện “người hấp dẫn muỗi cao”, số còn lại là hấp dẫn trung bình, thấp. Vì vậy để tránh muỗi cắn nên mặc áo bảo hộ, quần áo dài tay và áo cao cổ…
Theo một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên tạp chí PLOS One, thành phần của khuẩn trên da ảnh hưởng rất nhiều đến sự thu hút muỗi, điều này đồng nghĩa, mùi vị da do khuẩn phát ra thu hút muỗi đến. Chưa hết, cơ thể càng phát ra nhiều mùi CO2 (Carbon dioxide) thì muỗi lại càng bâu tới đông hơn, vì vậy nên duy trì vệ sinh sạch sẽ cơ thể sẽ hạn chế muỗi cắn.
Một số nghiên cứu phát hiện thấy muỗi thích những người có nhóm máu O, đây là nhóm máu phổ biến. Trong một nghiên cứu năm 2004 của Viện Công nghệ kiểm soát dịch bệnh Mỹ, các nhà khoa học phát hiện thấy tỷ lệ muỗi căn trung bình tương đối trên những người có nhóm máu O là 83,3%, so với 46,5% ở những người có nhóm máu A. Nếu những người thuộc nhóm này lại nghiện rượu bia thì thì tỷ lệ bị muỗi đốt lại càng cao, vì muỗi rất chuộng mùi bia.
Hơn 200 nghiên cứu phát hiện thấy, muỗi rất thích phụ nữ mang thai, vì những người nay phát ra lượng CO2 cao gấp 21 % so với nhóm không mang thai. Ngoài ra muỗi còn thích những người ra nhiều mồ hôi, như khi làm việc nặng, hay luyện tập thoát nhiệt kèm theo mùi vị của máu, CO2 và những hương vị khác được muỗi rất ưa tìm.
Khoảng 20% dân số thuộc diện “người hấp dẫn muỗi cao”
6. Cách phòng chống sốt xuất huyết hữu hiệu nhất hiện nay?
Muỗi Aedes aegypti (vectơ của virus sốt xuất huyết) sinh sản trong các thùng chứa nhân tạo chủ yếu được tìm thấy trong nhà với vòng đời của nó trung bình 7 ngày. Do đó, cộng đồng phải hợp tác làm một cái gì đó cùng nhau để phá vỡ chu kỳ sinh sản của loài côn trùng này. Mục đích chính để kiểm soát hoặc ngăn chặn sự lây truyền của virus sốt xuất huyết là chống muỗi vectơ thông qua một số cách làm sau đây:
- Liên tục thay nước trong thùng, lu chứa, bình lọ… nếu cần dùng tới.
- Lật ngược, đổ hết nước ứ đọng trong các đồ chứa trong gia đình, lọ hoa cây cảnh… Bịt kín các đầu hở, như đầu cọc, cây gãy… để tránh tụ nước, giúp muỗi đẻ trứng.
Có nhiều cách phòng chống SXH hiệu quả, trong đó có giải pháp diệt loăng quăng, bọ gậy và nằm mùng màn khi ngủ.
- Thông tắc định kỳ cống rãnh và phun thuốc trừ sâu BTI trong máng xối.
- Ngăn chặn muỗi tiếp cận môi trường sống đẻ trứng bằng cách giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi ở và những nơi thường xuyên tụ tập đông người.
- Mặc quần áo bảo hộ khi làm việc nơi có muỗi đốt, mặc quần áo dài tay, đi giày tất vào buổi tối.
- Xử lý chất thải đúng cách để loại bỏ môi trường sống nhân tạo. Cho muối hoặc dầu vào bát kê chân chạn hay tủ bát…
- Sử dụng thuốc chống muỗi, phun Permethrin cho quần áo, giày dép, dụng cụ cắm trại và mùng màn hoặc nhúng đồ vật này trong dung dịch nói trên.
- Người bị sốt xuất huyết nên nằm trong màn, tránh muỗi đốt để ngừa lây lan bệnh cho người khác.
- Huy động toàn bộ cộng đồng phòng chống, giám sát vectơ muỗi gây bệnh, diệt muỗi đồng loạt mới đạt hiệu quả cao.
- Nên phun thuốc diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi… trong không gian khi xuất hiện dịch sốt xuất huyết…
Tham khảo nhanh sốt xuất huyết ở Việt Nam
Theo trang tin Wpro.who.int của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Văn phòng Việt Nam, tình hình nhiễm sốt xuất huyết ở Việt Nam biến thiên liên tục, thời kỳ cao điểm từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết trên 100.000 dân tăng từ 32,5 ca năm 2000 (24.434 ca) lên 120 năm 2009 (105.370 ca), và 78 ca vào năm 2011 (69.680 ca). Trên 85% ca mắc và 90% ca tử vong do sốt xuất huyết là ở các tỉnh phía Nam. Khoảng 90% số ca tử vong sốt xuất huyết rơi vào nhóm dưới tuổi 15.
Việt Nam đã thành công trong kiểm soát tỷ lệ tử vong vì sốt xuất huyết, từ năm 2005 đến nay tỷ lệ tử vong nằm ở ngưỡng dưới 1/1.000 ca bệnh. Tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa đạt nhiều thành công trong việc giảm số ca mắc sốt xuất huyết. Trong giai đoạn từ 2001 đến 2011 có 76,9% ca mắc sốt xuất huyết và 83,3% ca tử vong do sốt xuất huyết ở 20 tỉnh phía Nam. Riêng tỷ lệ người trên 15 tuổi mắc sốt xuất huyết tại các tỉnh phía Nam đã tăng từ 35% năm 1999 lên 60% vào năm 2017.
Theo Bộ Y tế , năm 2016 số ca sốt xuất huyết tăng gấp 3 lần, riêng 4 tỉnh Tây Nguyên diễn biến phức tạp và nghiêm trọng. Sáu tháng đầu năm 2019, cả nước ghi nhận khoảng 71.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, cao gấp hơn 3,2 so với năm 2018. Cũng theo Bộ Y tế, hiện đang là cao điểm của dịch sốt xuất huyết, số ca mắc mới ghi nhận từ 5.000 – 10.000 ca bệnh/tuần và đã có 15 trường hợp tử vong vì căn bệnh này.
Theo Trí thức trẻ
Bác sĩ cảnh báo dịch sốt xuất huyết lan rộng, nguy hiểm đến sức khỏe
Trước tình trạng dịch sốt xuất huyết tăng, bác sĩ khuyến cáo người dân nên chủ động phòng tránh, ngăn chặn ổ dịch phát tán.
Theo báo cáo sơ bộ của Sở Y tế Hà Nội, đến nay 2.399 trường hợp mắc sốt xuất huyết ở một số địa bàn như: Nam Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Đống Đa, Cầu Giấy...
Nguyên nhân bùng phát dịch sốt xuất huyết
PGS.TS Hoàng Công Đắc, nguyên Phó giám đốc bệnh viện E cho rằng, nguyên nhân chính dẫn tới dịch sốt xuất huyết là virus Dengue từ cơ thể loài muỗi Aedes Aegypti (muỗi vằn). Muỗi cái sẽ hút máu của vật chủ nhiễm virus Dengue. Sau đó virus này ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8 đến 11 ngày rồi truyền bệnh cho người thông qua vết đốt.
Khả năng sinh sản của muỗi rất nhanh, đặc biệt ở những nơi khu dân cư tập trung, mất vệ sinh... Muỗi phát triển đồng nghĩa dịch bệnh sốt xuất huyết phát triển.
Những triệu chứng sốt xuất huyết
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường có biểu hiện sốt cao đột ngột, từ 39-40 độ C, kéo dài từ 2-7 ngày, khó hạ sốt. Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiệu đau dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu, có thể nổi mẩn, xung huyết ở lỗ chân lông.
Người có biểu hiện nặng sẽ xuất hiện chấm xuất huyết ở ngoài da, ra máu cam, ra máu chân răng, nôn ra máu... Bên cạnh đó, người bệnh còn có những biểu hiệu như đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người rũ rượi. Nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
Bác sĩ cảnh báo dịch sốt xuất huyết lan rộng, nguy hiểm đến sức khỏe. Ảnh minh họa
Cách phòng ngừa dịch sốt xuất huyết
Nguyên nhân chính là do muỗi mang trong mình virus Dengue. Do đó, PGS.TS Đắc cho hay, việc đầu tiên để phòng ngừa dịch sốt xuất huyết là vệ sinh nơi ở, vườn tược sạch sẽ. Không để quần áo ẩm mốc, là chỗ trú cho muỗi. Bên cạnh đó, cả gia đình nên ngủ trong màn để tránh muỗi đốt, kể cả ban ngày. Phun thuốc diệt muỗi để phòng chống dịch sốt xuất huyết.
Cách điều trị sốt xuất huyết
Theo PGS.TS Hoàng Công Đắc, những người có triệu chứng sốt xuất huyết nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị cụ thể.
Người bị sốt xuất huyết chỉ được uống thuốc hạ sốt paracetamol. Tuyệt đối không dùng các loại thuốc giảm đau hạ sốt gây ra biến chứng của bệnh sốt xuất huyết như Aspirin, steroid. Nếu dùng sai thuốc hạ sốt sẽ gây ra triệu chứng xuất huyết dưới da hoặc dạ dày, tá tràng, nôn ra máu rất nguy hiểm.
Các bệnh nhân điều trị tại nhà cũng cần lưu ý dùng thuốc hạ sốt phải đúng liều. Thuốc hạ sốt không thể cắt sốt ngay được mà chỉ giúp bệnh nhân hạ sốt. Ngoài ra, bệnh nhân không vì lo lắng mà tự ý tăng liều gây suy gan khiến tình trạng bệnh nặng hơn, rất khó điều trị thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Người bị sốt xuất huyết cần bổ sung đủ nước bằng cách ăn cháo lỏng, uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày đồng thời uống thêm oresol để bù chất điện giải. Bởi khi bị sốt xuất huyết, người bệnh sốt cao, nôn liên tục, bị thiếu nước kéo dài dễ dẫn đến trụy mạch rất khó cứu chữa.
Hơn nữa, bệnh nhân không nên tự ý truyền dịch tại nhà hay lạm dụng truyền dịch. Dù bệnh nhân sốt xuất huyết cần bổ sung nhiều nước nhưng nếu cơ thể bị thừa nước gây ra phù phổi cấp cũng sẽ dẫn tới tử vong.
Bện sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh mà chỉ lây qua muỗi muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Vì thế, người nhà không nên xa lánh mà cần chăm sóc, động viên người bệnh.
Đồng thời, vệ sinh sạch sẽ các vũng nước đọng hoặc những nơi lăng quăng có thể phát triển, luôn luôn ngủ trong màn kể cả ban ngày tại nơi có dịch sốt xuất huyết.
Thảo Nguyên
Theo vietQ
Bà Rịa - Vũng Tàu cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết Tính đến cuối tháng 8/2019, toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận 7.728 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 9,4 lần so với năm 2018. Ngày 3/9, tại cuộc họp triển khai công tác dịch sốt xuất huyết trên địa bàn, ông Trần Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng, thời gian qua ngành...