Những điều chưa biết về làm Cầu Răng Sứ
Cầu răng sứ là một kỹ thuật nha khoa cho phép khôi phục lại phần thân răng bị mất chỉ sau 3-4 ngày. Dưới đây là những điều có thể bạn chưa biết về cầu răng sứ.
Có nhiều hơn một kỹ thuật làm cầu răng
Hiện nay, cầu răng sứ được chia thành 3 loại khác nhau, bao gồm cầu răng truyền thống, cầu cánh dán và cầu nhảy.
Cầu răng sứ truyền thống – cầu nhảy – cầu cánh dán
Cầu răng sứ truyền thống là một dãy cầu sứ có ít nhất 2 mão sứ gắn vào 2 đầu của khoảng răng bị mất, răng giả nằm giữa để thay thế cho răng thật. Đây là loại cầu răng sứ được bác sĩ và bệnh nhân lựa chọn sử dụng nhiều nhất.
Cầu răng sứ có cánh dán được tạo nên bởi răng giả thay thế cho răng mất và một dải kim loại (gọi là cánh dán) gắn vào các răng thật ở 2 đầu khoảng mất răng bằng chất gắn chuyên dụng. Loại cầu này thường được sử dụng cho nhóm răng cửa vì khả năng chịu lực ăn nhai không cao.
Cầu răng sứ nhảy có cấu tạo tương tự như cầu răng sứ truyền thống, nhưng các răng chống đỡ cho mão sứ chỉ nằm ở một bên của khoảng mất răng. Kỹ thuật này thường được áp dụng để phục hình cho các răng ít chịu lực nhai, cắn.
Không áp dụng cho mọi tình huống mất răng
Video đang HOT
Cầu răng sứ gần như không được chỉ định cho trường hợp mất răng số 07 vì chiếc răng này nằm ở vị trí khá đặc biệt, giữa răng số 06 và răng số 08 (răng khôn). Trong đó, răng khôn thường không đủ điều kiện để làm trụ, bởi đa số chúng đều mọc lệch, mọc ngầm, mọc nghiêng.
Kể cả kỹ thuật cầu nhảy – nghĩa là răng giả sẽ chỉ tựa vào răng số 06, cũng không được bác sĩ khuyến khích thực hiện. Vì răng số 06, 07 chịu áp lực rất lớn từ lực nhai của cung hàm, việc chỉ có một điểm tựa sẽ khiến cho cầu răng không được chắc chắn, kém bền.
Bệnh nhân mất răng toàn hàm hoàn toàn không thể làm cầu răng sứ vì không có răng để làm trụ. Lúc này chỉ có thể tiến hành CẤY RĂNG IMPLANT mà thôi.
Trải nghiệm ăn nhai sau khi làm cầu răng
Sau khi làm cầu răng, răng giả sẽ lấp đầy khoảng trống răng bị khuyết trong cung hàm và được cố định lên các răng thật tự nhiên nên bạn có thể an tâm ăn nhai dễ dàng, không sợ chúng bị di lệch hoặc rơi ra khỏi hàm.
Trước và sau khi làm cầu răng sứ phục hình răng cửa
Trong vài ngày đầu, bạn có thể gặp một số khó khăn, thậm chí là khó chịu khi nhai, cắn thức ăn bằng răng giả do chưa quen. Vì thế, bạn nên bắt đầu bằng các loại thực phẩm mềm, sử dụng lực nhai ít, sau đó mới chuyển dần sang các loại cứng hơn.
Hiện tượng tiêu xương hàm vẫn diễn ra
Kỹ thuật làm cầu răng sứ chỉ khôi phục phần thân răng bị mất và không can thiệp vào vùng xương hàm bên dưới. Do đó, sau khi làm cầu răng hiện tượng tiêu xương hàm vẫn tiếp diễn. Biểu hiện dễ thấy nhất là vùng mô nướu bên dưới cầu răng dần tiêu hõm, tạo thành một khoảng trống gây mất thẩm mỹ.
Tiêu xương hàm bên dưới cầu răng
Chỉ sử dụng được trong một thời gian nhất định
Tuổi thọ trung bình của một cầu răng thường dao động trong khoảng 5 – 7 năm. Do đó, tại các thời điểm nhất định trong quãng thời gian sử dụng về sau, bạn phải đến Nha khoa để làm lại cầu răng mới.
HX
Theo ngoisao.vn
Tìm ra danh tính cô em gặm chân gà bay 'hàng tiền đạo', nhìn nửa mặt thôi đừng nhìn cả mặt
Chỉ vì miếng ăn khoái khẩu mà chiếc răng cửa bay đi trong tích tắc, phe này khối cô phải né món chân gà thần thánh này quá!
Chân gà ngâm sả ớt, thêm chút muối tiêu ớt vắt chanh vào để chấm có lẽ là món ăn vặt khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các cô gái thích lê la hàng quán. Thế nhưng mấy ai ngờ món khoái khẩu ấy lại khiến một cô gái bay mất "hàng tiền đạo" trong phút chốc. Mới đây, một bài viết trên Facebook được tài khoản Thuy Bui đăng tải, cô gái trẻ chỉ vì ăn chân gà mà gãy mất 1 chiếc răng cửa. Hình ảnh này ngay lập tức nhận được sự chú ý của dân mạng.
Chân gà mới gặm được mỗi miếng
Khỏi phải nói, những "con nghiện chân gà" đã phải giật mình khi xem hình ảnh về sự việc bá đạo này. Dân mạng thi nhau "tag tên" bạn bè mình vào để nhắc nhở về thói quen gặm chân gà của bạn. Còn khổ chủ, chắc chắn cô nàng đang "dở khóc dở cười" vì rơi vào tình cảnh trớ trêu như thế. Miếng ăn chưa kịp qua mồm thì răng đã "bay màu" trong chớp mắt.
Mà bộ nhá đã bay đi một chiếc rồi
Cuộc chiến giữa chân gà và răng sứ: chân gà thắng!
Có hẳn video minh chứng đây nhé
Một số người đồng cảm trước tình cảnh của cô gái nhanh chóng vào bình luận an ủi đồng thời "kể khổ" rằng bản thân trước đây cắn miếng ổi hay thậm chí ăn kẹo thôi cũng bị gãy răng, nói gì đến việc cô gái gặm phải chiếc chân gà cứng như thế. Bên cạnh đó một số khác cho rằng chắc hẳn cô gái đã trồng răng sứ nên mới bị rơi vào cảnh dở khóc dở cười này. Hiện tại những hình ảnh này vẫn đang nhận được sự quan tâm của dân mạng với hàng loạt bình luận và chia sẻ rộng rãi trên Facebok.
Một số bình luận của dân mạng
Theo blogtamsu.com
Đau buốt răng đến mấy cũng có thể khắc phục hiệu quả nhờ những tuyệt chiêu sau Những ngày thời tiết thay đổi khiến bạn gặp phải tình trạng ê buốt răng khó chịu, tuy nhiên, nếu thực hiện một số giải pháp sau sẽ giúp khắc phục vấn đề này ngay tức thì. Hiện tượng ê buốt răng thường diễn ra mỗi khi bạn ăn đồ quá lạnh, hoặc do thời tiết thay đổi đột ngột. Mặc dù, tình...