Những điều chưa biết về đá khô không tan, gây khó thở
Trong thời gian gần đây có thông tin nhiều quán nước sử dụng loại đá khô không tan, gây ngạt thở, chóng mặt, buồn nôn… khiến nhiều người không khỏi lo lắng.
Chóng mặt, buồn nôn vì đá khô
Thời gian gần đây, thông tin về sự nguy hiểm khi dùng đá khô thay đá thường trong các đồ uống xuất hiện nhiều trên một số phương tiện truyền thông.
Một bạn tên N.T.M (sinh viên đại học ở Hà Nội) khi tiếp xúc với loại đá cả ngày không tan đã khiến cộng đồng mạng hoang mang với chia sẻ của Minh. Theo M chia sẻ, cậu và nhóm bạn ra quán nước ngay gần cổng trường uống sữa đậu nành lạnh. Nhưng vừa nhấp được một ngụm, M. đã có cảm giác khó thở như bị ai đó bóp nghẹt cổ họng. Mấy người bạn thì có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn. Cả nhóm tá hỏa khi phát hiện túi đá mà nhóm mua vẫn gần như nguyên dạng sau ba tiếng, dù nhiệt độ ngoài trời khá nóng. Sau đó cả nhóm mới phát hiện ra đấy chính đá khô.
Hay như chia sẻ của bạn N.V.T, sinh viên trường ĐH Công Đoàn đang theo khoá huấn luyện quân sự ở Xuân Mai (Hà Nội) thì hôm đó, trời nóng quá, T. và mấy bạn cùng phòng có ngồi uống nước ở một quán cạnh trường. Tuy nhiên, sau khi uống hết nước, ngồi thêm một lát mà thấy đá trong cốc vẫn nguyên vẹn…
Loại đá mà T. và các bạn đã sử dụng, mặc dù đã được hất xuống đất với thời gian khá lâu nhưng đá gần như không tan.
Ưu và nhược điểm của đá khô trong sử dụng
Theo kỹ sư hóa thực phẩm Hồ Thu Thủy nguyên Trung tâm kiểm định thủy hải sản thì đá khô, là một dạng rắn của carbon dioxide (CO2), không nguy hiểm nếu nó được bảo quản và sử dụng đúng cách. Đá khô được sản xuất bằng cách nén khí điôxít cacbon thành dạng lỏng, loại bỏ nhiệt gây ra bởi quá trình nén, và sau đó cho điôxít cacbon lỏng giãn nở nhanh. Sự giãn nở này làm giảm nhiệt độ và làm cho một phần CO bị đóng băng thành “tuyết”, sau đó “tuyết” này được nén thành các viên hay khối.
Video đang HOT
Đá khô thường được sử dụng trong công nghiệp và bảo quản thực phẩm trong xuất khẩu. Ưu điểm vượt trội đá khô là nhiệt độ của nó thấp hơn so với nước đóng. Đá khô được sử dụng làm lạnh thực phẩm, kem, ướp lạnh mặt hàng thủy hải sản phục vụ cho việc xuất khẩu…
Trong y tế, đá khô được sử dụng bảo quản vacxin, máu, mẫu sinh học, lưu trữ mô, tế bào sống…
Còn trong công nghiệp đá khô làm sạch hệ thống, vệ sinh công nghiệp.
Ngay trong cuộc sống hàng ngày, mọi người dễ gặp loại đá này được sử dụng, ví dụ như ở các tiệc cưới khi cô dâu chú rể rót sâm panh vào tháp đá bốc khói lên tạo hiệu ứng sương mù hoặc dùng trong bảo quản thi thể người đã mất…
Tuy nhiên đá khô cũng tiền ẩm những nhiều nguy hiểm trong quá trình sử dụng ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nếu chẳng may chúng ta trực tiếp cầm loại đá này, hoặc nếu đưa cả viên đá khô vào miệng, ngoài nguy cơ bị ngộ độc, người sử dụng có thể bị lột da lưỡi, lột da tay do bị bỏng lạnh. Vì vậy tốt nhất là dùng kẹp hoặc găng tay để xử lý đá khô.
Trong trường hợp, nếu chúng ta uống với một lượng nhỏ đá khô thì khí CO2 sẽ tan trong nước và không ảnh hưởng gì lớn. Tuy nhiên, với một lượng lớn thì nó sẽ ảnh hưởng đến cơ thể con người như gây hiện tượng khó thở và làm tê liệt cơ quan tiêu hóa do nhiệt độ của nó quá thấp.
Lưu ý khi sử dụng
Theo lời khuyên của KS Thủy thì khi sử dụng đá khô, người dùng phải dùng găng tay cách nhiệt thích hợp như bao tay bằng cao su để di chuyển đá, không được chạm tay trực tiếp với loại đá này. Tránh tiếp xúc đá khô với da, miệng, mắt, và quần áo nhất là tránh xa tầm tay trẻ em.
Không đặt đá khô trong bao bì kín hay phòng kín bởi vì nó chuyển đổi thành khí và tạo ra áp lực sẽ gây nổ lúc nào không biết.
Chỉ sử dụng nước đá khô trong khu vực mở và thoáng khí. Nếu không, sự thiếu ôxy sẽ gây ngạt thở, tử vong. Không bỏ nước đá khô trong cống, bồn rửa, hoặc nhà vệ sinh vì độ lạnh sẽ làm hỏng bồn rửa, ống dẫn nước…
Khi sử dụng đá khô để làm mát đồ uống, chúng ta cần hết sức chú ý, tránh vô tình ngậm phải mẩu đá khô trong miệng hoặc nuốt phải chúng.
Chính vì thế khi bạn cần sử dụng đá khô nên tìm hiểu trước tránh những tai nạn không đáng tiếc do đá khô gây ra.
Theo Trí Thức Trẻ
Tại sao đá khô lại nguy hiểm?
Mới đây, trên nhiều website đã phản ánh về việc nhiều nhà hàng, quán nước sử dụng loại đá "không tan", gây ngạt thở, chóng mặt, buồn nôn... Để giúp các bạn hiểu rõ hơn tác hại của các loại "đá không tan" hay còn gọi là "đá khô" này, tôi xin lược dịch lại một bài viết "Tại sao đá khô lại nguy hiểm" trên trang chemistry.about.com để giúp các bạn phần nào hiểu được vấn đề.
Tổn thương bỏng lòng bàn tay do đá khô. Ảnh: abc.net.au
Đá khô rất hữu ích và thú vị cho khoa học, có tác dụng làm sạch và làm lạnh, nhưng nó có thể nguy hiểm nếu được bảo quản và sử dụng không đúng cách. Dưới đây là cái nhìn về một số mối nguy hiểm liên quan tới đá khô và làm thế nào để tránh chúng.
Trước hết, đá khô là một dạng rắn của carbon dioxide (CO2), không nguy hiểm nếu nó được bảo quản và sử dụng đúng cách.
Đá khô có các mối nguy cơ bởi vì nó rất lạnh và bởi vì nó nhanh chóng bốc hơi thành khí carbon dioxide. Carbon dioxide không độc nhưng nó có thể tích tụ tạo một áp suất hoặc làm dịch chuyển không khí bình thường, có khả năng gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Dưới đây là một cái nhìn sâu hơn về sự nguy hiểm của đá khô và làm thế nào để tránh chúng.
Tê cóng do đá khô
Đá khô rất lạnh! Khi đá khô tiếp xúc với da có thể tiêu diệt tế bào khiến bạn bị bỏng do đá khô. Đá khô chỉ mất một vài giây để gây bỏng, vì vậy tốt nhất là dùng kẹp hoặc găng tay để xử lý đá khô. Không ăn đá khô. Nếu bạn sử dụng đá khô để làm mát đồ uống thì hãy cẩn thận rằng bạn không được vô tình ngậm phải mẩu đá khô trong miệng hoặc không được vô tình nuốt phải chúng.
Đá khô gây ngạt thở
Đá khô bốc hơi thành khí carbon dioxide. Mặc dù carbon dioxide không độc hại nhưng nó có thể làm thay đổi tính chất hóa học của không khí như làm giảm nồng độ (tỷ lệ %) oxy trong không khí. Điều này không phải là vấn đề lo ngại ở những khu vực được thông gió tốt, nhưng nó có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở những không gian kín. Ngoài ra, khí carbon dioxide lạnh chìm xuống sàn của một căn phòng. Nồng độ khí carbon dioxide tăng có nhiều khả năng gây ra các vấn đề sức khỏe cho vật nuôi và/hoặc trẻ em hơn là người lớn bởi vì chúng có sự chuyển hóa cao hơn và bởi vì chúng ở gần với sàn nhà hơn, nơi có nồng độ carbon dioxide cao nhất.
Đá khô không gây cháy hoặc nổ, nhưng nó tạo ra áp suất do nó chuyển từ trạng thái đá khô rắn sang trạng thái khí carbon dioxide. Nếu đá khô được đặt vào một thùng niêm phong kín thì sẽ có nguy cơ vỡ thùng hoặc bật tung nắp thùng khi bạn mở nó. "Quả bom đá khô" tạo ra tiếng động rất lớn và làm bắn ra các mảnh thùng và mảnh đá khô. Bạn có thể bị tổn hại thính giác hoặc bị tổn thương do thùng đựng đá khô. Các mảnh đá khô cũng có thể găm vào da bạn khiến bạn tê cóng bên trong. Để tránh mối nguy hiểm này, không để đá khô trong chai, lọ hoặc thiết bị làm mát niêm phong kín. Tốt nhất nên bọc đá khô trong một túi giấy và để vào tủ lạnh hoặc thiết bị làm lạnh không niêm phong chặt chẽ.
Bác sĩ Hà Phương
Theo Sức khỏe đời sống
Nhiều nhà hàng dùng đá "không tan" gây ngạt thở, buồn nôn Mới đây, trên nhiều website đã phản ánh về việc nhiều nhà hàng, quán nước sử dụng loại đá "không tan", gây ngạt thở, chóng mặt, buồn nôn... Tổn thương bỏng lòng bàn tay do đá khô. Ảnh: abc.net.au "Đá không tan" hay còn gọi là "đá khô" rất hữu ích và thú vị cho khoa học, có tác dụng làm sạch và...