Những điều chồng cần biết khi vợ mang thai
Cho dù mang thai là thiên chức của người phụ nữ và cánh đàn ông mặc định rằng chị em phải là người trang bị các kỹ năng thì vẫn có những điều các anh cần phải biết.
1. Chính các chàng cũng là những người thực sự mong ngóng vợ sớm có thai.
2. Phụ nữ lo lắng và sợ hãi hơn đàn ông, vì vậy, nhiệm vụ của các anh là phải giúp chị em vượt qua nỗi sợ hãi đó chứ không phải lo lắng cho nỗi sợ hãi của mình.
3. Mẹ của các anh không liên quan gì đến các thông tin sinh đẻ đâu nhé, hãy tin vào người vợ của mình.
4. Nếu các anh bỏ lỡ lần đi siêu âm đầu tiên thì sau này, các anh sẽ thấy tiếc lắm đấy.
5. Nếu vợ anh nói muốn ăn một cái gì đó ngay bây giờ, điều đó có nghĩa là cô ấy đang thèm lắm rồi đấy, đừng bắt vợ chờ thêm 5, 10 phút nữa nhé.
6. Việc “yêu” khi mang thai không hề động chạm, ảnh hưởng gì đến thai nhi đâu, nên các anh cứ thoải mái thể hiện bản lĩnh đàn ông đi, nhưng nhớ nhẹ nhàng một chút nhé.
7. À nhưng mà việc “yêu” sau khi sinh thì các anh bị cấm đấy, hãy đợi cho đến thời điểm thích hợp.
8. Chỉ vì vợ mang thai không có nghĩa là cả ngày chạy quanh, cung phụng vợ. Hãy quan tâm đến tâm tư, tình cảm và chế độ dinh dưỡng của cô ấy.
9. Mặc dù vợ có thai thì cũng nên yêu thương, quan tâm nhiều hơn đến em bé mà hai vợ chồng bạn đã có trước đó.
10. Không chỉ phụ nữ mới tìm hiểu thông tin, đọc sách báo mà chính cánh đàn ông cũng phải tự trang bị kiến thức, để thảo luận với vợ, để tìm thấy niềm thích thú khi chăm sóc con cái.
11. Nếu được vào phòng đẻ cùng vợ, các anh đừng có ngất nhé.
Video đang HOT
12. Việc massage, đấm lưng, vai… cho vợ là điều mà chị em phụ nữ chúng tôi rất cảm kích, nhất là khi đang mang thai.
13. Rượu chè, thuốc lá không hề tốt cho các anh, nhưng lại ảnh hưởng nhiều hơn đến vợ và con, hơn nữa, nếu bỏ được, các anh sẽ tiết kiệm được khá nhiều tiền để nuôi con đấy.
14. Cùng vợ đi ra ngoài, ngắm cảnh, đi dạo… càng nhiều càng tốt nhé!
15. Các anh bị đau ngón chân thì cũng không đau bằng một phần nghìn chị em đau đẻ đâu.
16. Bụng, toàn bộ cơ thể của vợ bạn đang như phát phì lên lúc mang thai, nhưng người chồng không cần phải làm vợ thêm tự ti khi chê bai, hãy động viên vợ giữ gìn sức khỏe.
17. Chuẩn bị mua đồ cho em bé sơ sinh cùng vợ nhé.
18. Nếu vợ đang mang thai, cuối tuần các anh có thể sẽ phải đưa vợ đi mua sắm và không được nhậu nhẹt cùng đám bằng hữu nữa đâu.
19. Các anh có lý do để lo lắng về việc làm thế nào để thể hiện được trách nhiệm của người đàn ông trụ cột trong gia đình, vừa làm tròn bổn phận của một người cha.
20. Trở thành bố là điều tuyệt vời nhất, quan trọng nhất, nó thay đổi cuộc đời bạn cũng giống như việc vợ bạn đang dần thay đổi khi trở thành một người mẹ.
Theo SKDS
Những điều cần biết về bệnh dại
Khi bị chó, mèo dại hoặc nghi dại cắn, phải rửa thật kỹ vết thương bằng nước xà phòng đặc, nước muối, dội nước nhiều lần để sát khuẩn làm giảm lượng virus ở vết thương. Sau đó, phải bôi chất sát khuẩn như cồn, cồn iốt đậm đặc.
Không nên làm dập nát vết thương để tránh tình trạng virus xâm nhập nhanh hơn. Sau khi rửa vết thương, phải đến các điểm tiêm phòng dại để thầy thuốc chuyên khoa khám và có biện pháp điều trị dự phòng cụ thể cho từng trường hợp.
Sau đây là giải đáp cho một số câu hỏi về bệnh dại:
1. Bệnh dại diễn tiến như thế nào?
Người bị con vật nhiễm virus dại cắn sẽ ủ bệnh trong 2-8 tuần lễ (có thể chỉ khoảng 10 ngày nhưng cũng có thể kéo dài 1 năm, thậm chí lâu hơn). Thời gian ủ bệnh tùy thuộc vào vị trí vết cắn và số lượng virus xâm nhập cơ thể qua vết cắn. Cơn dại bắt đầu với cảm giác sợ hãi, đau đầu, sốt, khó chịu và cảm giác dị thường liên quan đến vết thương do súc vật cắn. Mỗi khi nhìn thấy nước hoặc uống nước, cơ nuốt co thắt làm cho bệnh nhân sợ hãi. Sau đó, bệnh tiến triển đến liệt, có cơn điên cuồng hoặc co giật. Bệnh thường kéo dài từ 2 đến 6 ngày, đôi khi lâu hơn. Nạn nhân chết do liệt cơ hô hấp. Tất cả những bệnh nhân đã lên cơn dại đều tử vong.
2. Ổ chứa virus dại ở đâu?
Các loài thú ăn thịt hoang dã và súc vật nuôi trong nhà (chó, cáo, chó sói, chồn, mèo...) đều có thể là ổ chứa virus dại. Ở Trung và Nam Mỹ có đàn dơi hút máu, đàn dơi ăn hoa quả và dơi ăn côn trùng cũng bị nhiễm virus dại. Ở nước ta, ổ chứa virus dại chủ yếu là chó nuôi, sau đó là mèo nuôi.
Những súc vật khác như: trâu, bò, lợn, thỏ, sóc, chuột... cũng có thể bị nhiễm virus dại (hiếm gặp). Người bị chúng cắn vẫn phải đi khám để tiêm vacxin nếu nghi ngờ súc vật đó bị dại.
3. Tại sao người lại bị bệnh dại? Người bị bệnh dại có thể truyền bệnh sang người khác không?
Người mắc bệnh dại là do virus dại từ nước dãi của súc vật nhiễm bệnh truyền vào cơ thể qua vết cắn (hoặc vết cào, vết rách, xước trên da, thậm chí qua niêm mạc còn lành lặn). Sự lây truyền bệnh dại từ người sang người có thể xảy ra nếu trong nước dãi của người bị bệnh có virus dại. Gần đây, một số tài liệu công bố là có những trường hợp lây do ghép giác mạc của người bị chết vì bệnh dại (mà trước đó không chẩn đoán được).
4. Trong trường hợp nào, người bị súc vật cắn phải đi tiêm phòng dại ngay?
Phải đi tiêm phòng dại ngay trong các trường hợp sau:
- Con vật lên cơn dại hoặc nghi dại.
- Vết cắn gần thần kinh trung ương như thân, đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục và nhiều vết cắn nguy hiểm.
- Không theo dõi được con vật.
5. Trường hợp nào chỉ cần theo dõi chó, mèo và theo dõi trong bao lâu?
Nếu vết cắn, liếm rất nhẹ và xa thần kinh trung ương và tại thời điểm cắn người, con vật đó vẫn sống bình thường, hoàn toàn không có biểu hiện nghi ngờ dại thì không cần tiêm phòng. Tuy nhiên, phải theo dõi con vật 10-15 ngày. Trong thời gian đó, nếu thấy con vật có biểu hiện không bình thường như: ốm, bỏ ăn, chết, mất tích, bán hoặc mổ thịt... thì phải đi tiêm phòng dại ngay. Nếu sau 15 ngày kể từ khi cắn người mà con vật vẫn sống bình thường thì không cần tiêm phòng.
6. Khi tiêm vacxin phòng dại, cần lưu ý những gì?
Vacxin phòng dại có thể gây một số phản ứng nhẹ tại chỗ tiêm như ngứa, tấy đỏ... nhưng vài ngày sau sẽ hết. Những người có cơ địa dị ứng, bệnh mãn tính hay nghiện rượu có thể bị sốt nhẹ, nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt (thường xảy ra sau mũi tiêm thứ 3 trở đi).
Tuy nhiên, tỷ lệ người có những phản ứng phụ nói trên rất thấp, khoảng 1-2 phần vạn. Khi có các triệu chứng nêu trên, bệnh nhân phải báo cho bác sĩ ở phòng tiêm để có biện pháp xử lý kịp thời.
7. Làm thế nào để để phòng bệnh dại?
- Hạn chế nuôi chó. Chó nuôi phải xích, nhốt, chó ra đường phải rọ mõm.
- Tiêm phòng dại cho 100% chó, mèo nuôi.
- Diệt hết chó chạy rông, chó vô chủ. Tại nơi có chó, mèo dại phải diệt hết đàn chó, mèo đã tiếp xúc với con vật bị dại. Nghiêm cấm bán chó, mèo nơi đang có dịch dại sang nơi khác để hạn chế lây lan dịch.
- Người bị chó, mèo dại, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc phải đi tiêm phòng dại càng sớm càng tốt.
- Bất cứ ai bị nhiễm virus dại cũng cần đi tiêm vacxin và huyết thanh kháng dại để điều trị dự phòng.
Theo SKDS
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng cuối 3 tháng cuối thai kỳ có nhiều biến đổi hơn so với 2 quý đầu, đặc biệt là sự tăng cân nhanh chóng của trẻ và những sự chuẩn bị của mẹ để đón con chào đời. Trong giai đoạn này, bạn nên bắt đầu nghĩ đến cách cho con bú, học cách phát hiện những dấu hiệu báo sinh và tìm hiểu...