Những điều cần thuộc nằm lòng khi xe “bỗng nhiên” gặp sự cố
Hầu như ai trong chúng ta cũng đã từng gặp những sự cố giời ơi đất hơi khi đang lái xe.
Vậy nếu như đang lưu thông trên đường bình thường thì bỗng nhiên chiếc “xế yêu” đột ngột dở chứng và nằm ì giữa đường, bạn sẽ phải làm thế nào?
Ảnh minh họa: Những điều không may có thể xảy ra bất thình lình khi đang lái xe.
Xin đừng hoảng hốt, hãy thực hiện theo các chỉ dẫn dưới đây để xử lý sự cố này một cách bình tĩnh và gọn gàng.
1. Xe bị chết máy
Nếu xe chết máy khi đang chạy, bạn hãy cài số 2, xe sẽ giật một vài lần và trong đa số trường hợp sẽ lại nổ máy. Điều quan trọng là nên để ý đến chân ga hơn để tránh chết máy một lần nữa.
Tương tự như vậy, xe sẽ nổ máy nếu được xe khác kéo bằng dây kéo, nếu động cơ nổ, xe sẽ giật mạnh hơn hẳn. Để tránh gây bất ngờ cho các xe khác, khi kéo xe nên bật đèn báo sự cố.
Video đang HOT
Nếu xe chết máy và khựng lại, bạn có thể di chuyển ngắn nhờ ắc-quy nếu như không muốn đẩy xe. Cách thực hiện như sau: Cài số 1, thả tất cả các chân ga, côn, phanh và xoay công tắc khởi động. Xe sẽ chạy nếu tiếp tục giữ chìa khóa ở vị trí đó.
Tất nhiên, không nên lạm dụng cách này, nhưng trong trường hợp cần thiết có thể di chuyển xe vào vỉa hè, hoặc bằng cách đó ra khỏi vũng nước sâu.
2. Nhiệt độ động cơ tăng cao
Khi đang chạy xe nếu thấy kim chỉ nhiệt độ bắt đầu tăng nhanh, nghĩa là động cơ đã quá nóng. Bạn đừng vội tắt máy ngay, cách tốt nhất nên thực hiện lúc đó là hãy dừng xe về số “0″ (mo) và nhấn chân ga chờ nhiệt độ giảm hãy tắt máy rồi kiểm tra xem nước làm mát có thiếu hoặc cua-roa quạt gió có trùng không.
Nếu hết nước, đổ thêm vào và tiếp tục chạy xe. Nếu không có nước làm mát, có thể dùng nước khoáng không có ga, thậm chí là nước thường. Còn nếu dây cua-roa trùng thì phải điều chỉnh đủ độ căng. Chú ý an toàn khi mở nắp két nước, tránh không để nước sôi bắn vào mặt.
3. Chuẩn bị những thứ đơn giản nhưng cần thiết
Đi đường dài, trên những cung đường lạ hoặc dân cư thưa thớt, bạn cần có một can xăng dự trữ trên xe. Ngay cả khi chỉ có một can không cũng rất hữu ích khi phải xin xăng xe khác hoặc vẫy xe đến trạm xăng gần nhất.
Còn 2 điểm cần thiết nữa cần nhớ là kiểm tra nước trong bình rửa kính và nước làm mát trước khi đi. Cũng không thừa nếu trong xe có một chiếc đèn pin – rất có thể xảy ra trường hợp xe trục trặc vào lúc tối trời.
Và tất nhiên, bạn cũng phải có số tiền dự phòng mua phụ tùng thay thế hay phí tổn sửa chữa trong trường hợp bất khả kháng.
4. Học thay lốp
Trước chuyến đi xa, bạn nên cố gắng, dù là một lần, tự học cách thay lốp xe hoặc nhờ những người có kinh nghiệm hướng dẫn. Điều này giúp bạn không cần trông chờ vào sự giúp đỡ của những người khác khi xảy ra sự cố.
Không phụ thuộc vào mác xe đang đi, trên xe của bạn luôn luôn cần phải có: Cờ-lê mở ốc bánh xe, kích, bơm và lốp dự trữ – đề phòng lốp xe bị sự cố trên đường.
Theo Công an Nhân dân
Xe sang không 'khó nuôi' như lời đồn
Chi phí "nuôi xe" nào mục đích cũng là phục vụ cho chủ xe, nhu cầu cao thì chi phí sẽ là tương đương.
Tôi đọc thấy nhiều người thường chê chi phí nuôi xe sang quá cao và dòng xe này không giữ giá sau khi bán lại. Theo tôi thực ra, chi phí nuôi xe cũng không quá cao so với nhứng giá trị mà mình nhận lại.
Tôi đi một mẫu xe sang của Đức, ở từng mốc như 8.000 km - 16.000 km - 24.000 km - 32.000 km sẽ phải thay dầu với mức phí khoảng 3,8 triệu đến 4 triệu cho một lần. Trong khi đó, xe phổ thông Nhật cứ 5.000 km phải thay dầu một lần.
"Nuôi" 1 mẫu xe sang không khó như nhiều người tưởng tượng
Tính theo km sử dụng của hai xe thì giá chi phí thay dầu là tương đương. Ngoài ra, đến mốc 40.000 km thì sẽ phải kiểm tra lọc động cơ, dây curoa, lọc máy lạnh; nếu cần thay thì mới phải thay, khoảng 50.000 km thì sẽ phải xem nhớt hộp số để coi có cần thay hay không.
Khác với sự đơn giản của xe phổ thông, mỗi chiếc xe sang được tạo nên từ hơn 30.000 chi tiết khác nhau cùng hàng loạt công nghệ tối tân nhằm mang đến sự tiện nghi, an toàn cao nhất cho chủ sở hữu. Do đó, xe sang cần được chăm sóc bởi hệ thống trang thiết bị chuyên nghiệp và những chuyên viên kỹ thuật được đào tạo chính hãng nên chi phí bảo dưỡng cao là hoàn toàn hợp lý.
Hơn nữa, xe sang hướng đến trải nghiệm hài lòng ở mức cao nên khuyến khích khách hàng thay thế nhiều hạng mục sớm hơn xe Nhật, trong khi các hãng xe Nhật thì hướng đến tính kinh tế, dịch vụ vận tải nên tần suất thay thế ít hơn.
Các mẫu xe sang thường được bảo dưỡng kỹ hơn các mẫu xe phổ thông
Nếu nhìn vào những xe cổ có tuổi đời 40, 50, 70 năm trên thế giới thì xe sang rất nhiều, đơn giản vì hãng và khách hàng luôn đầu tư những gì tốt nhất cho xe. Còn xe Nhật thì ít có xe cổ vì họ khai thác hết chất xe và ít bảo dưỡng toàn diện hơn, xe họ sẽ bền trong một thời gian nhất định và sau đó là loại thải. Điều này cũng cho thấy sự khác biệt về tư duy.
Với xe sang người ta xem đó vừa là phương tiện vừa có giá trị hình ảnh, thương hiệu dài lâu. Còn xe phổ thông thì không bằng, khách chỉ nhắm đến việc giữ giá hay ít tốn chi phí, không quan tâm lắm trải nghiệm và hưởng thụ cho mình.
Theo VnExpress
Xử lý ra sao khi ô tô đi qua đường ngập nước? Việc đi chậm sẽ giúp lái xe quan sát đường tốt, và hơn hết, có thể giúp nhận ra những đoạn đường ngập sâu. Tại đây, cách giải quyết an toàn nhất là dừng xe lại. Việc xe bị ngập nước vào bên trong có thể dẫn đến nhiều hậu quả xấu như: làm gỉ sét các chi tiết kim loại, khiến các...