Những điều cần nhớ khi đi qua làn thu phí tự động ETC
Để đảm bảo an toàn và thuận lợi khi lái xe di chuyển qua trạm thu phí không dừng ETC, bên cạnh việc kiểm tra tài khoản thẻ, việc tuân thủ các quy tắc, kỹ năng lái xe cũng hết sức cần thiết.
Các trạm thu phí thông thường có 2 loại làn là thu phí thủ công (MTC) và thu phí tự động (ETC). Tuy nhiên trên các tuyến cao tốc sẽ chỉ còn lại duy nhất loại làn ETC từ ngày 1/8.
Di chuyển qua trạm bằng làn ETC yêu cầu phương tiện phải có liên kết với tài khoản thanh toán dịch vụ thu phí tự động. Bên cạnh đó, người lái cũng cần nắm những thông tin sau để có thể di chuyển qua làn ETC một cách an toàn, thuận tiện.
Không ít tài xế đã đăng ký thu phí tự động nhưng thanh chắn không mở lên, một phần nguyên nhân đến từ việc số dư tài khoản không đủ để thanh toán tại trạm thu phí. Lỗi này có thể bị xử phạt 1-2 triệu đồng, ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng GPLX 1-3 tháng.
Di chuyển qua trạm bằng làn ETC yêu cầu phương tiện phải có liên kết với tài khoản thanh toán dịch vụ thu phí tự động.
Ở thời điểm hiện tại, cả VETC lẫn ePass đều yêu cầu người sử dụng nạp tiền vào tài khoản riêng chứ chưa thể thanh toán trực tiếp bằng tài khoản ngân hàng. Vì thế, người dùng nên lập kế hoạch trước mỗi hành trình.
Khi có kế hoạch đi du lịch hoặc di chuyển liên tục qua các trạm thu phí, chủ xe cần tính toán nạp đủ tiền vào tài khoản trước chuyến đi để tránh gặp rắc rối.
Ngoài việc nạp tiền thông qua các cổng thanh toán bị mất phí từ 1%, chủ tài khoản có thể lựa chọn hình thức nạp tiền bằng cách nạp tiền qua một số ngân hàng miễn phí chuyển khoản để tránh bị phụ thu phí.
Video đang HOT
Hầu hết ứng dụng thu phí tự động đều có tính năng thông báo khi số dư dưới 100.000 đồng, người dùng nên nạp thêm tiền để tránh bị xử phạt do tài khoản không đủ tiền.
Làn ETC tại Việt Nam vẫn được trang bị thanh chắn tương tự làn MTC. Khi hệ thống nhận được tín hiệu từ thẻ định danh lắp trên phương tiện, thanh chắn sẽ được mở lên. Tốc độ nhận tín hiệu của hệ thống phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên thời gian mở thanh chắn cũng có sự khác biệt.
Hãy chuẩn bị chân phanh đề phòng trường hợp thanh chắn không mở lên để tranh va chạm đáng tiếc. Có khá nhiều nguyên nhân khiến thanh chắn không tự động mở, có thể do lỗi kỹ thuật hoặc do lỗi thanh toán.
Hai công ty cung cấp dịch vụ thu phí tự động không đưa ra quy định tốc độ tối đa của phương tiện khi di chuyển qua làn ETC. Phía VETC khuyến nghị người lái nên điều khiển xe với tốc độ tối đa 30 km/h khi qua làn thu phí tự động. Công ty VDTC (ePass) không đưa ra thông tin về tốc độ tối đa có thể chạy qua làn này.
Làn ETC tại Việt Nam vẫn được trang bị thanh chắn tương tự làn MTC
Giữ khoảng cách với phương tiện phía trước
Nhiều chủ xe thường có thói quen bám sát phương tiện phía trước khi đến trạm thu phí. Hành động này khi chạy trên làn ETC có thể khiến cho chủ xe mất nhiều thời gian hơn, thậm chí gây nguy hiểm do thanh chắn hạ xuống sau khi phương tiện phía trước đi qua.
Thẻ định danh thu phí tự động được dán ở đèn xe hoặc phía sau kính lái, hành động chạy quá gần với phương tiện phía trước có thể khiến cho hệ thống nhận diện của trạm thu phí không quét được thẻ định danh. Điều này đồng nghĩa với việc thanh chắn phía trước sẽ không mở lên do chưa có thông tin.
Để đảm bảo xe có thể di chuyển qua làn ETC dễ dàng và an toàn, lái xe nên giữ khoảng 3 giây so với xe phía trước. Trong trường hợp xe phía trước phanh gấp đột ngột, giữ khoảng cách an toàn giúp cho người lái có nhiều thời gian hơn để xử lý tình huống, tránh xảy ra va chạm.
Xử lý thế nào nếu hệ thống thu phí gặp trục trặc?
Đã có không ít trường hợp dù người dùng đăng ký thành công thu phí tự động không dừng và đủ tiền thanh toán trong tài khoản ETC; nhưng do hệ thống thu phí gặp sự cố hoặc nhà cung cấp dịch vụ vướng mắc một số trục trặc, dẫn đến tình trạng nhân viên thu phí phải thu phí thủ công, yêu cầu tài xế phải sử dụng tiền mặt.
Đối với trường hợp này, các tài xế cần lưu ý, không tiến hành thanh toán tiền mặt tại các trạm đã triển khai ETC. Lý do là bởi các nhà cung cấp dịch vụ sẽ trừ tiền offline. Nghĩa là trừ tiền trong tài khoản Etag hoặc ePass sau khi hệ thống đã vận hành bình thường trở lại.
Ngoài ra, nếu gặp phải trường hợp tài khoản ETC thông báo đã trừ tiền nhưng thanh chắn vẫn không mở, đồng thời nhân viên tại trạm thu phí không dừng yêu cầu phải thanh toán bằng tiền mặt, tốt nhất bạn không vội đưa tiền. Thay vào đó, hãy cung cấp tin nhắn hoặc thông báo trừ tiền và yêu cầu nhân viên vận hành tại trạm kiểm tra, sau đó mở thanh chắn cho xe qua, tránh nôn nóng mà mất tiền oan.
Đặt bình chữa cháy cho xe ô tô ở đâu để tránh phát nổ?
Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông thì việc chọn và bố trí bình chữa cháy trên xe đúng cách là rất cần thiết. Có 3 điều cần lưu ý khi đặt bình chữa cháy trong xe. Đầu tiên, cố định bình chữa cháy bằng hệ thống giá đỡ. Thứ hai, đừng để nội thất ô tô của bạn quá nóng.
Chọn bình chữa cháy ô tô
Cuối cùng, để bình chữa cháy tránh với ánh nắng trực tiếp.
Chuyên gia khuyên rằng, chúng ta nên sử dụng bình chữa cháy các bon đi-ô-xít cho ô tô của mình. Chúng chứa đầy khí các bon đi-ô-xít không bắt lửa thân thiện với môi trường và trên hết là thân thiện với động cơ xe.
Hiện trên thị trường có 2 loại bình chữa cháy phổ biển nhất là loại bình dạng bột và bình khí CO2.
Với bình chữa cháy dạng CO2
Khi sử dụng bạn nên cầm loa phun hướng vào gốc lửa với khoảng cách càng gần càng tốt, không gián đoạn mà nên phun liên tục cho tới khi lửa tắt hẳn. Với đám cháy chất lỏng thì phải phun trực tiếp trên bề mặt cháy, không nên phun xục xuống chất lỏng. Bình CO2 có hiệu quả dập lửa không cao đối với những đám cháy ngoài trời và khi dùng, bạn nên đứng ở đầu hướng gió để khí không bị bay ngược trở lại. Để tránh bị bỏng lạnh, chỉ nên cầm vào phần nhựa trên vòi và loa phun, tuyệt đối không phun vào người.
Sau khoảng 6 tháng sử dụng, bạn nên đem bình đi cân kiểm tra trọng lượng, nếu thấy trọng lượng đã bị giảm thì phải nạp thêm cho đầy. Với loại bình này nếu chọn loại tốt thì khoảng 2 năm bạn mới phải nạp thêm khí.
Bình chữa cháy bột
Loại bình này thường có đồng hồ chỉ lượng bột còn lại, nếu kim đồng hồ chạm vạch xanh tức là bình vẫn sử dụng tốt, chạm vạch đỏ là bột đang hao dần và khi kim chạm mức vàng tức là bạn đã bảo quản ở nhiệt độ không phù hợp hoặc đã đến lúc cần nạp thêm. Loại bình này có giá rẻ hơn bình CO2 nhưng chỉ có thời gian sử dụng trong khoảng 1 năm. Khi sử dụng, bạn nên lắc bình để tránh bột bị vón cục.
Sau khoảng 6 tháng sử dụng, bạn nên đem bình đi cân kiểm tra trọng lượng, nếu thấy trọng lượng đã bị giảm thì phải nạp thêm cho đầy
Thông thường trên nhãn dán của nhà sản xuất, nhập khẩu sẽ có ghi các ký hiệu như ABC hoặc BC, là thông tin về tác dụng của bình chữa cháy trên các chất liệu cháy. Trong đó A là chữa các đám cháy chất rắn như gỗ, giấy carton, nhựa, B chữa các đám cháy chất lỏng như xăng dầu, cồn, C chữa các đám cháy chất khí như: gas, LPG. Với bình chữa cháy cho ô tô thì nên chọn loại có ký hiệu ABC.
Nên đặt bình cứu hỏa cho xe ô tô ở đâu để tránh phát nổ
Các chủ xe lưu ý nên lắp đặt bình cứu hỏa ở những nơi không ảnh hưởng đến tầm nhìn cũng như thao tác khi lái xe. Không nên lắp ở những nơi có ánh nắng chiếu vào trực tiếp đó là nguy cơ dẫn đến phát nổ khi không may gặp tai nạn.
Không nên đặt bình cứu hỏa dưới gầm ghế ngồi của người lái hay hộc để nước trên cánh cửa, phía dưới kính sau của xe,... Vị trí an toàn nhất chính là gầm ghế hành khách phía trước, khoang hành lý nhưng phải có hệ thống gá nâng đỡ để không bị va đập trong khi vận hành xe.
Hướng dẫn sử dụng các nút điều chỉnh cần gạt mưa Việc thành thạo các thao tác điều khiển lẫy gạt mưa (cần gạt mưa) trên ô tô , cũng như các nút chức năng đi kèm sẽ giúp người lái đảm bảo an toàn trên những hành trình. Hướng dẫn sử dụng các nút điều chỉnh cần gạt mưa Bên cạnh những trang bị cơ bản nhất như vô lăng, cần số, chân...