Những điều cần lưu ý khi sử dụng các nguyên liệu thô trong nấu nướng
Khi sử dụng các loại bột và nguyên liệu thô, mọi người cần chú ý trong bảo quản và chế biến thực phẩm để tránh tình trạng nhiễm vi khuẩn có hại không tốt cho sức khỏe.
Trong quá trình nấu nướng, những món tráng miệng hấp dẫn như bánh quy, bánh ngọt và bánh mì, mọi người có thể sẽ muốn nếm thử một miếng trước khi nó được chín hoàn toàn. Tuy nhiên, dù có thấy ngon mắt hay tò mò về hương vị thì cũng không nên làm hành động này, mọi người có thể gặp phải một số tình trạng nguy hiểm khi ăn các sản phẩm chưa nướng, chẳng hạn như các loại bột nhào, bột làm bánh. Trẻ em cũng có thể bị ốm khi cầm hoặc ăn bột thô dùng làm đồ thủ công hoặc đất sét.
Nhiều người thường nếm thử phần bột mì vì không nghĩ rằng nó là một loại thực phẩm sống, nhưng thực tế là vậy. Điều này có nghĩa là bột mì chưa được xử lý để tiêu diệt vi khuẩn như E. coli, có thể gây ngộ độc thực phẩm. Các loại hạt ngũ cốc có thể bị nhiễm nhiều loại khuẩn gây hại ngay từ khi nó còn ở trên đồng ruộng hoặc ở những bước khác trong quá trình sản xuất bột mì. Các bước chế biến như xay hạt và tẩy bột không thể diệt được vi khuẩn, vi trùng như E. coli.
Vi khuẩn chỉ bị tiêu diệt khi thức ăn làm bằng bột được nấu chín. Đây là lý do tại sao mọi người không bao giờ được nếm hoặc ăn cho dù loại bột đó được làm từ bột mì bị thu hồi hay bất kỳ loại bột nào khác.
Trong năm 2016 và 2019, những đợt bùng phát nhiễm khuẩn E.coli liên quan đến bột mì thô khiến hơn 80 người bị bệnh. Bột và hỗn hợp làm bánh có chứa bột mì có thời hạn sử dụng lâu dài, vì vậy, mọi người nên kiểm tra lại các sản phẩm bột trong gia đình, xem liệu mọi người đang có bất kỳ hỗn hợp bột hoặc hỗn hợp làm bánh nào bị thu hồi trong những năm gần đây hay không, nếu có hãy loại bỏ chúng ngay.
Các loại bột thô là thực phẩm sống vì vậy không nên sử dụng khi chưa chế biến chín để tránh tình trạng nhiễm những vi khuẩn có hại như E.coli, Salmonella. (Ảnh minh họa)
Trứng sống là một thành phần khác trong bột bánh và bột nhào chưa nấu chín có thể khiến mọi người bị bệnh. Trứng sống hoặc nấu chín quá kỹ có thể chứa Salmonella, một loại vi trùng gây ngộ độc thực phẩm. Hãy chỉ sử dụng khi đã được nấu chín và xử lý đúng cách để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Một số công ty và cửa hàng cung cấp bột có thể ăn được, những sản phẩm này sử dụng bột mì đã qua xử lý nhiệt, trứng tiệt trùng hoặc không có trứng. Mọi người cần đọc kỹ nhãn để theo dõi thành phần có trong sản phẩm, đảm bảo bột được dùng để ăn mà không phải chế biến.
Video đang HOT
Mọi người cũng cần chú ý thực hiện theo các quy trình xử lý thực phẩm an toàn khi chế biến bột mì và các nguyên liệu thô khác như không nếm hoặc ăn bất kỳ bột hoặc bột thô nào, cho dù là bánh quy, bánh ngô, bánh pizza, bánh quy, bánh kếp hoặc đồ thủ công làm bằng bột thô, chẳng hạn như đồ trang trí hoặc giả đất sét. Khi sử dụng bột trong chế biến, người dùng nên tùy theo công thức hoặc hướng dẫn đóng gói để nấu hoặc nướng ở nhiệt độ thích hợp và trong thời gian quy định. Ngoài ra, không sử dụng các loại bột này để làm những món ăn khác như sữa lắc, kem và làm theo hướng dẫn trên nhãn để bảo quản lạnh các sản phẩm có bột hoặc trứng sống cho đến khi chế biến chín.
Sau khi tiếp xúc với bột thô, trứng sống, mọi người cũng cần chú ý làm sạch tay bằng nước và xà phòng, đồ dùng, mặt bàn và các bề mặt khác thật sạch để tránh vi khuẩn có hại còn sót lại. Nếu không may tiêu thụ sản phẩm bột thô, trứng sống, hãy lưu ý đến bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bởi chúng có thể là biểu hiện của nhiễm bệnh.
Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm có thể từ nhẹ đến nặng và khác nhau tùy thuộc cơ địa và số vi khuẩn mà mọi người tiêu thụ phải. Đối với người nhiễm khuẩn E.coli, triệu chứng thường bao gồm đau bụng dữ dội, tiêu chảy (có thể ra máu) và nôn mửa. Mọi người thường bị bệnh từ 3 đến 4 ngày sau khi nuốt phải mầm bệnh. Hầu hết bệnh nhân đều tự phục hồi trong vòng một tuần. Tuy nhiên, một số người phát triển một loại bệnh nghiêm trọng được gọi là hội chứng huyết tán tăng urê máu (HUS), có thể dẫn đến suy thận, đột quỵ và thậm chí tử vong.
Các triệu chứng của nhiễm khuẩn Salmonella thường xuất hiện từ 6 giờ đến 6 ngày sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Các triệu chứng thường bao gồm tiêu chảy, sốt và co thắt dạ dày. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh kéo dài từ 4 đến 7 ngày và bênh nhân có thể tự khỏi mà không cần dùng kháng sinh. Bệnh do vi khuẩn Salmonella có thể nghiêm trọng và nguy hiểm hơn đối với người lớn từ 65 tuổi trở lên, trẻ sơ sinh và những người có vấn đề về sức khỏe hoặc dùng thuốc làm giảm khả năng chống lại vi trùng và bệnh tật của cơ thể.
Bộ ảnh kêu gọi không chủ quan trong thời điểm 'bình thường mới'
Bộ ảnh thú vị về những thói quen cần điều chỉnh để phòng dịch như tránh bắt tay, chạm vào thực phẩm sống ở chợ, hạn chế buôn chuyện nơi công sở...
"Hãy thiết lập trạng thái bình thường mới vừa đẩy mạnh kinh tế, xã hội vừa chống dịch hiệu quả" - câu nói mà chúng ta nghe trước mỗi cuộc điện thoại. Nhưng điều gì mới thường sẽ mất một khoảng thời gian để ghi nhớ, làm quen, nhất là khi nhịp sống đang dần trở lại sau chuỗi ngày cách ly.
Nếu trước đây, nhiều người hay bắt tay rồi cầm nắm mọi vật thì nay "bình thường mới" là rửa tay sáu bước thường xuyên. Nếu bình thường đi du lịch, nhiều người chỉ quan tâm đến việc chuẩn bị hành lý và passport thì trong trạng thái "bình thường mới" cần theo dõi để chắc chắn sự dịch chuyển không lây lan Covid-19.
"Bình thường mới" là những điều được rút ra sau đại dịch để cuộc sống an toàn hơn như việc giữ khoảng cách, giới hạn quy mô hoạt động cộng đồng, đeo khẩu trang ở nơi công cộng, rửa tay đúng cách trong những thời điểm cần thiết theo hướng dẫn của Bộ Y tế ...
Để giúp mọi người dễ nhớ các biện pháp phòng Covid-19, không nên chủ quan trước dịch bệnh, nhãn hàng Lifebuoy vừa thực hiện bộ ảnh với chủ đề "lạc quan thì được, chủ quan thì đừng". Bộ ảnh được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy nếp sống cẩn thận mới cần được điều chỉnh, duy trì như thói quen trong giai đoạn này.
Nếu như bắt tay là hành động khiến chúng ta tin tưởng, hiểu nhau hơn trước khi gặp gỡ thì bây giờ "chạm tay nhau một giây thôi là nhớ nhau cả đời". Nhưng không phải nhớ vì thấu hiểu, mà nhớ để tránh xa. Đôi khi, một cái bắt tay trao đổi vi khuẩn và virus có thể trở thành nguồn lây khó kiểm soát.
Vi khuẩn có mặt ở khắp mọi người, trong thực phẩm sống còn có chứa vi khuẩn E.Coli, dễ gây ra những bệnh như tiêu chảy, viêm màng não ở trẻ em. Cầm vào đồ sống rồi thử thêm những món ăn hàng quán, mẹ bệnh, cả nhà buồn.
Tay dơ mà chạm vào sản phẩm và giao hàng khắp nơi cũng là một trong những điều đáng lo.
Câu cửa miệng của giáo viên "cho bạn xem bài là hại bạn" càng đúng hơn trong trạng thái bình thường mới, khi càng thì thầm, càng san sát, vi khuẩn càng được tạo điều kiện tấn công bạn bàn bên.
"Buôn dưa lê" trong văn phòng không chỉ có nguy cơ nhiễm bệnh từ người đối diện mà còn có thể vô tình khiến sứt mẻ tình đồng nghiệp. Hạn chế tiếp xúc nơi công sở, buôn chuyện giúp bạn an toàn hơn trong giai đoạn này.
Quán cà phê - địa chỉ quen thuộc của các tín đồ làm việc từ xa. Sức hấp dẫn của miếng đào thơm phức, quả vải ngon lành, đôi khi kèm thêm đồ ăn khô nữa dễ khiến nhiều người lại cầm lên và bỏ ngay vào miệng. Nhưng mọi người nên cẩn thận vì một sơ ý có thể khiến đời "đắng hơn ly cà phê".
Nếu "không thể cùng nhau suốt kiếp" thì cũng không nên khóc thâu đêm suốt sáng, quên ăn quên ngủ. "Chia tay thì được mà bỏ rửa tay, quên tăng cường sức đề kháng thì đừng", chia sẻ từ bạn Bích Trâm TP HCM.
Không chỉ Covid-19, nhiều căn bệnh nguy hiểm khác cũng lây lan qua việc ăn chung chén, uống nước chung ly, điển hình như virus HP gây bệnh dạ dày.
Nếu đi ra ngoài có 30 phút mà liên tục phải hắt xì hơi, bạn nên mau đeo khẩu trang và theo dõi sức khỏe.
Thiết bị phát hiện nhanh vi khuẩn có hại trong máu Các nhà khoa học Mỹ phát triển một thiết bị siêu nhỏ có thể nhanh chóng phát hiện vi khuẩn có hại trong máu. Các nhà khoa học Mỹ phát triển một thiết bị siêu nhỏ có thể nhanh chóng phát hiện vi khuẩn có hại trong máu, cho phép bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây nhiễm trùng và tìm...