Những điều cần lưu ý khi đến các dịch vụ chăm sóc móng
Sở thích, trào lưu chăm sóc móng của chị em đã trở thành chuyện không hề nhỏ khi những bệnh lây qua con đường làm móng đang có chiều hướng gia tăng.
Bạn mê mẩn những màu sắc, họa tiết của những bộ móng xinh và thường xuyên tới tiệm để chăm sóc cho chúng? Bạn từng lo lắng bị lây bệnh vì chẳng may bị thợ cắt chảy máu trong khi dùng kềm chung của tiệm mà không biết những dụng cụ này có được sát trùng hoàn toàn hay chưa? Sở thích, trào lưu chăm sóc móng của chị em phụ nữ đã trở thành chuyện không hề nhỏ khi những bệnh lây qua con đường làm móng đang có chiều hướng gia tăng. Những thông tin hữu ích sau đây sẽ giúp bạn biết cách bảo vệ sức khỏe khi chăm sóc cho bộ móng xinh của mình.
Vệ sinh dụng cụ: đừng tin vào những gì bạn thấy
Dạo một vòng trên các khu phố ở đường Lê Thánh Tôn, Pasteur, Trương Định, Hàm Nghi… sẽ thấy nơi đây tập trung những salon cao cấp chuyên chăm sóc móng. Bình dân hơn, có thể đến bất kỳ khu chợ nào ở thành phố, hầu như nơi nào cũng có những tiệm làm móng vỉa hè nằm san sát nhau tấp nập khách. Nếu quan sát một chút bạn sẽ thấy, ngay khi làm xong cho vị khách trước, thợ làm móng sẽ lau cây kềm với dung dịch axeton (chất dùng để tẩy sơn móng tay, không có công dụng khử trùng) hoặc cồn rồi sử dụng cây kềm đó cắt cho người khách kế tiếp. Hầu hết các chị em đi làm móng đều tin tưởng dụng cụ đã được tiệt trùng theo những cách trên.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Ngô Minh Vinh, giảng viên đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch, thì các biện pháp sát trùng đang được hầu hết các tiệm làm móng áp dụng hiện nay rất khó tiêu diệt được các vi khuẩn gây bệnh, dẫn đến các bệnh lây nhiễm qua việc làm móng đang ngày càng gia tăng. Theo quy trình sát trùng chuẩn thì các dụng cụ phải được hấp với nhiệt độ 120 độ C trong vòng 30 phút với máy hấp ướt chuyên dụng theo tiêu chuẩn y tế. Hiện nay, chỉ một số rất ít các salon cao cấp tuân thủ theo đúng quy trình vệ sinh dụng cụ này.
Những bệnh nguy cơ lây nhiễm khi đi làm móng
Chín mé
Video đang HOT
Là bệnh nhiễm trùng sinh mủ ở đầu múp ngón tay do tụ cầu khuẩn vàng (S.aureus) gây ra khi cắt tỉa móng quá sát làm tổn thương vùng da quanh móng khiến khóe ngón chân, tay bị viêm, đỏ tấy, đau nhức. Ban đầu bệnh ít có biểu hiện, do đó nhiều người không chữa Chín Mé khi đang ở giai đoạn nhẹ dẫn đến mưng mủ hoặc gây áp xe ở đầu múp các ngón tay, ngón chân. Bệnh có diễn biến dai dẵng, nếu không được điều trị kịp thời phải tháo móng, gây viêm xương khớp hoặc viêm bao dịch gân gấp rất nguy hiểm.
Nấm móng cũng là bệnh dễ bị lây khi dùng chung dụng cụ làm móng không được sát trùng đúng cách. Bệnh bắt đầu từ một đốm trắng hoặc vàng dưới các đầu móng sau đó phát triển làm móng dày lên, giòn xốp, bị bóp méo hình dáng sau đó chuyển thành màu tối rất khó coi, có mùi hôi và gây đau đớn. Bệnh rất khó điều trị và tiến trình rất lâu dài, nếu không điều trị đúng cách sẽ lây sang các móng khác và gây ra các bến chứng như bội nhiễm vi trùng hoặc chàm hóa.
Viêm gan B và C:
Các dụng cụ làm móng mà không được sát trùng đúng thì sẽ là nơi trú ẩn lý tưởng cho các vi khuẩn gây hại, có thể trở thành vật trung gian lây nhiễm các bệnh nguy hiểm như viêm gan B và C, thậm chí là HIV (là kết luận của một nghiên cứu được đưa ra tại hội nghị khoa học thường niên của American College of Gastroenterology tại Mỹ).
Bí quyết tự bảo vệ mình
Việc chăm sóc móng không chỉ đơn thuần là làm đẹp mà nó còn thể hiện sự tinh tế của người phụ nữ, biết chăm sóc bản thân một cách toàn diện. Và để có một bộ móng đẹp thì không phải ai cũng có thể tự thực hiện tại nhà mà phải cần đến đôi bàn tay khéo léo của những người thợ chuyên nghiệp. Do đó, nếu vẫn muốn chăm sóc cho bộ móng của mình tại các dịch vụ, thì việc bạn cần làm là dặn dò thợ làm móng sát trùng dụng cụ đúng cách và không cắt phạm da, cắt móng quá sát, móc khóe sâu, làm chảy máu…
Tuy nhiên có một cách đơn giản hơn có thể giúp bạn hoàn toàn yên tâm, không lo bị lây bệnh khi chăm sóc móng dù ở các salon sang trọng hay các tiệm bình dân đó chủ động chuẩn bị riêng một bộ dụng cụ.
Hãy sử dụng kềm riêng cho bộ móng khỏe đẹp. (Ảnh: sưu tầm)
Theo Eva
Nguy cơ lây nhiễm bệnh từ các dịch vụ làm móng
Làm đẹp móng là nhu cầu ngày càng phổ biến của chị em phụ nữ. Có thể thấy số lượng các tiệm và thợ làm móng cũng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, rất nhiều nơi không chú ý đến vệ sinh dụng cụ làm móng, dẫn đến nhiều hiểm họa rình rập cho khách hàng.
Dạo quanh nhiều tuyến đường tại TP.HCM không khó để nhận ra dịch vụ làm móng đang nở rộ, thu hút đông đảo các chị em đủ mọi lứa tuổi. Đặc biệt vào những ngày cuối tuần, từ salon sang trọng đến những tiệm móng bình dân ở các ngõ hẻm đều nườm nượp khách.
Buổi sáng chủ nhật tại một tiệm nail ở Q. Phú Nhuận (TP.HCM), trong tiệm có khoảng 7 người thợ đang tập trung làm móng cho khách. Hầu hết họ từ các tỉnh đến TP.HCM học việc chỉ trong một thời gian ngắn rồi thành thợ chính. Những thợ này không được đào tạo về việc khử trùng dụng cụ đúng cách và nhận biết các loại bệnh truyền nhiễm liên quan đến móng. Do đó, hầu như tiệm không từ chối bất cứ "thượng đế" nào có nhu cầu làm đẹp móng mà không biết (cũng không quan tâm) khách đó có bị các bệnh nhiễm khuẩn móng hay không. Điều đáng nói hơn nữa là, trước khi làm móng cho khách, người thợ chỉ lau chùi qua loa cây kềm cắt da và móng bằng cồn hoặc axeton để khử trùng; và sau khi cắt xong cho khách này, cây kềm đó lại được dùng để cắt cho những người khách sau đó.
Đang chăm chú cắt da tay cho khách, chị Võ Thị Hồng (chủ tiệm), chia sẻ về nghề làm móng hơn 10 năm nay của chị: "Nếu khách đến đây không có kềm riêng thì mình dùng kềm của tiệm để cắt cho khách", và chị khẳng định "tuy dùng chung kềm cho nhiều khách nhưng trước khi cắt mình có sát trùng rất cẩn thận bằng cồn nên khách hàng cũng yên tâm. Nếu có lỡ cắt phạm sâu vào da gây chảy máu thì dùng cồn, oxi già xức vào ngay là cũng đảm bảo tiệt trùng rồi". Quan sát thêm tại tiệm này, cũng có nhiều khách dùng kềm riêng của mình để cắt da, nhưng lại vô tư dùng chung dụng cụ lấy khóe. Điều này vẫn chứa đựng nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Ảnh minh họa
Hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa có các yêu cầu hay qui định về việc cấp các giấy chứng nhận an toàn vệ sinh tại các dịch vụ chăm sóc móng (như các tiệm nails ở Mỹ). Hầu hết các thợ chỉ được đào tạo về kỹ thuật cắt da, cắt móng mà hoàn toàn không được trang bị những kiến thức về cách nhận biết và phòng tránh lây lan các bệnh truyền nhiễm về móng cũng như quy trình sát trùng dụng cụ đúng cách.
Bác sĩ Ngô Minh Vinh, BV Da liễu TPHCM - giảng viên đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết việc khử trùng dụng cụ bằng cồn hoặc axeton không đảm bảo tiêu diệt toàn bộ các vi khuẩn gây bệnh. Chính điều này dẫn đến khách hàng có thể bị nhiễm trùng, bị lây bệnh nấm móng, chín mé... hay đặc biệt nguy hiểm là nhiễm viêm gan B, C, kể cả HIV từ những khách hàng mắc bệnh trước đó.
Cũng theo bác sĩ Vinh, muốn diệt hết vi khuẩn trên các dụng cụ làm móng cần phải khử trùng theo quy trình tương tự như khử trùng các dụng cụ y tế trong các bệnh viện với dụng cụ và chất khử trùng chuyên ngành và được bảo quản đúng cách. Nhưng hiện nay rất ít tiệm làm móng có trang bị này. Đây điều đáng lo ngại nhất cho chị em khi đi làm đẹp móng. Do đó, thay vì trông chờ vào việc khử trùng dụng cụ đúng cách và an toàn của các thợ làm móng, cách tốt nhất để chị em tự bảo vệ sức khỏe của mình là nên chủ động sử dụng bộ dụng cụ làm móng riêng cho mình.
Theo Eva
11 sự thật về sơn móng tay khiến bạn phải bất ngờ Hóa ra lọ sơn móng tay nhỏ bé lại chứa đựng những câu chuyện bất ngờ đến như vậy. 1. Kim cương luôn là một "người bạn tốt" của mọi quý cô Sơn móng tay Black Diamond của hãng Azature là sơn móng tay đắt nhất trên thế giới, bạn sẽ phải chi trả tới 250.000USD cho 1 lọ. Bạn nghĩ rằng sẽ...