Những điều cần lưu ý khi chọn mua bơm lốp xe ô tô cá nhân
Việc luôn giữ cho lốp đủ hơi là rất quan trọng. Tất nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng mang xe ra tiệm để bơm như xe máy, lúc này một chiếc máy bơm lốp để sẵn ở cốp xe là vật dụng cần thiết.
Loại bơm
Thị trường hiện nay có 2 loại máy bơm ôtô mini, đó là bơm cơ khí và bơm điện. Với loại bơm cơ, chủ xe phải chủ động dùng chân đạp để bơm hơi cho lốp, khá tốn sức và mệt mỏi.
Trong khi đó, bơm điện thì cũng được phân thành 2 loại là loại dùng nguồn sạc 12V trên xe ôtô để bơm và loại dùng nguồn điện trực tiếp từ bình ắc-quy (phải mở nắp capo lên để kết nối với nguồn từ ắc-quy).
Thị trường hiện nay có 2 loại máy bơm ôtô mini, đó là bơm cơ khí và bơm điện
Loại bơm sử dụng điện từ ắc-quy cho tốc độ bơm nhanh hơn khá nhiều, tuy nhiên loại bơm này chỉ phù hợp sử dụng trên xe mới với bình ắc-quy mới. Do nếu xe sử dụng ắc-quy cũ, đã yếu thì sau khi bơm 1-2 lốp xe thì bình có thể hết điện và không khởi động được xe.
Do đó, loại bơm điện kết nối với cổng nguồn 12V trong xe thường được nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn hơn dù mất khá nhiều thời gian để bơm đủ hơi cho lốp (khoảng trên 6 phút cho một lốp).
Một sai lầm mà nhiều chủ xe thường gặp phải là mua máy bơm lốp ôtô công suất nhỏ để tiết kiệm chi phí, trong khi lốp xe lại cần lượng hơi lớn như trên các dòng xe bán tải, SUV, MPV…. Với mỗi dòng xe bạn cần lựa chọn bơm có công suất phù hợp.
Video đang HOT
Với những dòng xe nhỏ từ dưới 7 chỗ, chủ xe có thể chọn bơm lốp ôtô loại nhỏ để tiết kiệm chi phí. Nhưng với các dòng xe bán tải và SUV lớn thì nên dùng loại bơm lớn, có 2 xylanh, công suất tối thiểu yêu cầu cần phải đạt được là 60-80 L/P trở lên.
Việc sử dụng máy bơm quá nhỏ để bơm những loại lốp yêu cầu lượng hơi lớn sẽ khiến bơm hoạt động liên lục và có nguy cơ bị cháy bơm.
Với những dòng xe nhỏ từ dưới 7 chỗ, chủ xe có thể chọn bơm lốp ôtô loại nhỏ để tiết kiệm chi phí
Trang bị đi kèm và tính năng của bơm
Khi chọn mua, chủ xe nên ưu tiên các loại bơm có dây nối dài (trên 2m) và trang bị sẵn nhiều loại đầu bơm để tiện thao tác cũng như sử dụng bơm cho nhiều mục đích khác nhau.
Các loại bơm có sẵn đồng hồ điện tử, chia theo nhiều đơn vị áp suất và có tính năng tự ngắt khi đủ áp suất cài đặt trước cũng nên được ưu tiên lựa chọn.
Các hạng mục bảo dưỡng của xe Honda City
Honda City cũng được nhà sản xuất chia quy trình bảo dưỡng theo chu kỳ. Và mỗi cấp bảo dưỡng được phân chia theo cấp như những hãng xe khác.
Những hạng mục bảo dưỡng Honda City
Khi đưa xe đi bảo dưỡng định kỳ, bạn cần tìm hiểu và nắm được những hạng mục cần chăm sóc, đồng thời chọn những trung tâm sửa chữa uy tín để chiếc xe được chăm sóc kỹ lưỡng và hiệu quả nhất.
Những hạng mục cần kiểm tra gồm:
- Kiểm tra hệ thống điều khiển bên trong khoang lái: Chức năng hoạt động của đèn, cần gạt mưa, còi, hệ thống trợ lực lái, hệ thống điều hòa,...
- Kiểm tra động cơ xe: Chú ý dầu động cơ, dầu phanh, dầu trợ lực lái, dung dịch làm mát, dây đai truyền động,...
- Những hạng mục cần thay thế định kỳ gồm: Dầu máy, bộ lọc gió, bộ lọc dầu động cơ, bộ lọc nhiên liệu,...
- Tiến hành kiểm tra gầm xe, hệ thống treo, bảo dưỡng phanh, lốp xe, ống xả, đai ốc, đường ống, chú ý có hiện tượng rò rỉ hay không.
- Sau khi bảo dưỡng xong, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra lần cuối, đánh giá tốc độ, lực phanh, độ trượt ngang, nồng độ khí gas,...
Các chủ xe nên đưa xe đi bảo dưỡng theo lịch từ 3 - 6 tháng hoặc sau mỗi 5.000 km
Các mốc bảo dưỡng định kỳ xe Honda City
Theo chia sẻ của những người có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng ô tô, các chủ xe nên đưa xe đi bảo dưỡng theo lịch từ 3 - 6 tháng hoặc sau mỗi 5.000 km, tùy điều kiện đến trước.
Tương tự các dòng ô tô khác, lịch bảo dưỡng Honda City cũng được chia thành các cấp như sau:
- Cấp nhỏ sau khi xe đi được 5.000 km, 15.000 km, 25.000 km, 35.000 km...
- Cấp trung bình sau khi xe đi được 10.000 km, 30.000 km, 50.000 km, 70.000 km..
- Cấp trung bình lớn sau khi xe đi được 20.000 km, 60.000 km, 100.000 km...
- Cấp lớn sau khi xe đi được 40.000 km, 80.000 km...
Mỗi cấp bảo dưỡng sẽ thực hiện các hạng mục khác nhau nên chi phí sẽ khác nhau
Chi phí bảo dưỡng Honda City
Mỗi cấp bảo dưỡng sẽ thực hiện các hạng mục khác nhau nên chi phí sẽ khác nhau. Thêm nữa, chi phí bảo dưỡng mỗi nơi sẽ có sự khác nhau, tùy vào phiên bản, chi phí nhân công, phí dịch vụ tại nơi bạn đưa xe tới bảo dưỡng. Theo chia sẻ của những người đã, đang dùng xe Honda City, chi phí bảo dưỡng dự tính của dòng xe này ở mỗi cấp bảo dưỡng là:
- Chi phí bảo dưỡng cấp nhỏ từ 600.000 - 700.000 đồng
- Chi phí bảo dưỡng cấp trung bình từ 1.000.000 - 1.600.000 đồng
- Chi phí bảo dưỡng cấp trung bình lớn từ 1.500.000 - 2.000.000 đồng
- Chi phí bảo dưỡng cấp lớn từ 4.500.000 - 6.000.000 đồng
Cách sử dụng dây câu bình ắc quy ô tô Dây câu bình ắc quy có tác dụng quan trọng khi xe hơi bị hết bình ắc quy. Tuy nhiên, một số bác tài vẫn chưa hiểu hết về loại phụ kiện xe hơi quan trọng này. Dây câu bình ắc quy là gì Dây câu bình ắc quy là loại dây giúp bạn có thể khởi động xe ô tô bằng cách...