Những điều cần lưu ý khi cho trẻ em đi trên ô tô?
Khi di chuyển bằng ô tô cùng trẻ em, có một số lưu ý cần thiết sẽ giúp bé được an toàn và thoải mái hơn. Các bố mẹ cần lưu ý những điều này khi lái xe ô tô cùng với bé.
Vị trí an toàn của trẻ trên ô tô
Theo khuyến cáo từ của cục an toàn giao thông quốc gia Mỹ và Học viện nhi khoa Mỹ (AAP), trẻ em nặng dưới 36kg và cao dưới 1,45m nên được ngồi trên ghế riêng của mình thay vì chỗ ngồi bình thường của người lớn.
Cơ thể trẻ em vốn nhỏ bé trong khi dây an toàn trên ô tô vốn được thiết kế dành cho cơ thể người lớn. Để vị trí của trẻ luôn được cố định và an toàn nhất, bố mẹ nên đặt bé ngồi ở vị trí sau ghế phụ lái, trên ghế trẻ em phù hợp.
Bố mẹ cần lưu ý không nên để trẻ em một mình trên ô tô khi đang đóng kín cửa và không bật điều hoà
Lắp đặt ghế trẻ em đúng cách
Ghế trẻ em cần được hướng dẫn lắp đặt đúng cách để cố định vị trí trẻ an toàn. Bên cạnh việc đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, bố mẹ cũng cần lựa chọn mẫu ghế đạt các tiêu chuẩn về chất lượng.
Một trong những thương hiệu uy tín được nhiều gia đình Việt ưa dùng hiện nay là Joie – hãng ghế trẻ em đến từ Anh Quốc, tiên phong trong công nghệ i-, đạt tiêu chuẩn an toàn Châu Âu, tiêu chuẩn an toàn ECE R44/04 của Liên Hợp Quốc và 10 giải thưởng uy tín toàn cầu khác.
Khi đặt bé ngồi một mình ở hàng ghế sau sẽ khiến bé dễ hoảng sợ và quấy khóc, khiến người lái mất tập trung. Nếu trường hợp chỉ có 1 người lớn đi cùng bé, bố mẹ có thể cho trẻ ngồi ở ghế phụ lái và xoay ngược ghế trẻ em lại, để tránh rủi ro áp lực túi khí ảnh hưởng nghiêm trọng đến bé trong trường hợp xảy ra va chạm.
Video đang HOT
Ghế trẻ em cần được hướng dẫn lắp đặt đúng cách để cố định vị trí trẻ an toàn
Luôn để những vật dụng cần thiết trong tầm với
Những vật dụng cần thiết cho trẻ nhỏ, bố mẹ phải đảm bảo luôn để trong tầm với: chăn mỏng, tã bỉm, quần áo, nước uống, đồ chơi… Các ngăn để đồ tiện lợi trên xe sẽ rất hữu ích, giúp bố mẹ nhanh chóng có được đồ dùng cần thiết cho trẻ.
Dán decal phản quang “Baby on board”
Miếng dán phản quang “Baby on Board” thường được gắn ở kính sau xe ô tô như một cách thông báo trên xe có trẻ em để các phương tiện giao thông khác lưu ý giữ khoảng cách an toàn. Trong những trường hợp tai nạn không mong muốn, đây sẽ là dấu hiệu cho những nhân viên y tế, cứu hộ phát hiện và cứu bé đầu tiên.
Miếng dán “Baby On Board” thường được làm từ vật liệu phản quang, trong đó, một chất liệu phản quang được ứng dụng nhiều trong giao thông chính là 3M Diamond Grade DG3.
Không bao giờ để trẻ một mình trên xe
Bố mẹ cần lưu ý không nên để trẻ em một mình trên ô tô khi đang đóng kín cửa và không bật điều hoà, đặc biệt trong thời tiết nóng bức tại Việt Nam. Ngoài nguy cơ ngộ độc khí CO, khi nhiệt độ trong xe tăng cao, nhiệt độ cơ thể trẻ nhỏ có thể tăng nhanh gấp 5 lần so với người trưởng thành, khiến bé bị ngộp, say nóng vô cùng nguy hiểm. Ngoài ra, trẻ có thể nghịch ngợm di chuyển đến ghế lái và đạp nhầm vào chân ga, gạt cần số khiến xe lao ra đường.
Lái mới thường mắc phải những lỗi phanh tay nào?
Khi mới tập lái xe, nhiều tài mới thường mắc các lỗi cơ bản đối với phanh tay như quên chưa kéo phanh, hạ phanh khi xe chưa dừng hẳn, quên kéo phanh khi đỗ xe.
Quên hạ hoặc hạ chưa hết phanh tay
Việc lái xe quên kéo hoặc hạ phanh tay thực sự là vấn đề phổ biến, đặc biệt là đối với các tài xế mới. Sẽ có hai trường hợp xảy ra với trường hợp quên hạ phanh tay: quên hẳn, hoặc có hạ nhưng chưa hạ hẳn khiến phanh tay vẫn ăn nhẹ vào các khớp G.
Tuy nhiên, ghi nhận từ nhiều ý kiến lái xe về vấn đề này cho thấy dù là trường hợp nào thì rất nhiều người chưa hiểu rõ hoặc chưa lường hết những thiệt hại do sơ suất này gây ra.
Trên phần lớn các loại xe ôtô hiện nay, hệ thống má phanh dừng (phanh tay) sử dụng loại phanh đĩa hoặc tăng-bua, được thiết kế độc lập hoặc kết hợp với hệ thống phanh chính, nhưng tất cả vẫn nằm trong cụm phanh sau.
Việc lái xe quên kéo hoặc hạ phanh tay thực sự là vấn đề phổ biến
Khi má phanh dừng vẫn còn sát vào tăng-bua hoặc đĩa phanh (quên hạ phanh tay hoặc hạ chưa hết), ma sát lớn giữa má phanh và tăng-bua hoặc đĩa phanh sẽ sinh nhiệt rất lớn khi xe chạy, làm cho má phanh có thể bị cháy.
Bên cạnh đó, phớt và mỡ bôi trơn bi moay-ơ bị đốt nóng sẽ bị chảy và gây hỏng rất nhanh. Cảm biến hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) gắn trên cụm phanh cũng có thể bị hỏng, đồng thời dầu phanh bị sôi cũng có thể khiến phanh giảm tác dụng.
Hạ phanh tay khi xe chưa dừng hẳn
Bên cạnh việc quên hạ hoặc hạ chưa hết phanh tay, theo thói quen sử dụng ô tô hoặc sơ suất khiến một số tài xế mới thường hạ thắng tay khi xe chưa dừng lại hẳn. Thật ra, phanh tay không được thiết kế cho khả năng dừng khi xe đang chạy, mà chỉ để giữ xe đứng yên khi xe đã dừng.
Trong trường hợp xe đang di chuyển hay chưa dừng lại hẳn, nếu tài xế sơ suất kéo phanh tay, lực phanh tác động lên 2 bánh sau hoặc 2 bánh trước tùy theo xe đó sử dụng hệ dẫn động cầu trước hay cầu sau, có thể dẫn đến hiện tượng trượt bánh, gây nguy hiểm.
Bên cạnh việc quên hạ hoặc hạ chưa hết phanh tay cũng là một lỗi người dùng hay gặp phải
Việc sử dụng phanh tay khi xe đang chạy, chỉ được các tay lái chuyên nghiệp áp dụng để trình diễn những màn drift xe. Tuy nhiên, các xe dùng để biểu diễn thường được "độ" lại hệ thống phanh tay để tạo ra lực phanh lớn hơn.
Với những mẫu xe đời cũ, trong trường hợp bất khả kháng khi phanh chân gặp sự cố, giải pháp được nhiều người sử dụng là kéo phanh tay, nhưng do lực tác động của phanh tay yếu hơn hoặc má phanh bị mòn, nên rất khó phát huy tác dụng.
Quên kéo phanh tay khi đỗ xe
Một trong những lỗi mà các lái xe thường gặp chính là việc quên kéo phanh tay khi đỗ xe. Điều này có thể gây ra những va chạm, tai nạn ngoài ý muốn. Một số tài mới thường quên lãng hoặc chủ quan cho rằng khi đỗ xe, chuyển cần số về P thì xe sẽ đứng yên.
Một trong những lỗi mà các lái xe thường gặp chính là việc quên kéo phanh tay khi đỗ xe.
Tuy nhiên, dù cần số đã chuyển về P, xe không thể di chuyển do hộp số giữ lại, nhưng có nhiều trường hợp xe đỗ tại những địa điểm có độ dốc lớn, xe chịu tải nặng hay vì lý do nào đó có thể gây sự cố, số P mất tác dụng và bánh răng cóc mòn nhanh. Lúc này nếu không gài thắng tay sẽ làm xe bị trôi và rất dễ xảy ra va chạm.
Do đó để đảm bảo an toàn, khi sử dụng ô tô các lái xe nên tập thói quen kéo phanh tay khi dừng đỗ xe.
Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng phanh tay ô tô
Nhớ nhả phanh tay trước khi di chuyển xeThường xuyên kiểm tra phanh tay và tiến hành bảo dưỡng hệ thống phanh để tránh kẹt phanh do hết dầu hay gỉ sét.Khi đỗ xe qua đêm thì nên dùng phanh tay để giúp tránh bị trượt bánh hay di chuyển, cho dù bạn có đỗ xe qua đêm nhiều ngày cũng không ảnh hưởng nhiều đến hệ thống phanh.
Tác hại của thói quen tăng giảm ga đột ngột khi lái xe ô tô Thói quen thường xuyên điều chỉnh tăng giảm ga đột ngột khi đang lái xe của một số tài xế mang lại một số tác hại đáng kể cho chiếc xe ô tô. Hư mòn phanh Việc tăng, giảm ga đột ngột còn khiến chiếc xe của bạn hư hỏng nhiều bộ phận quan trọng. Trong đó, hệ thống phanh là nơi chịu...