Những điều cần làm trước khi mang thai
Mang thai là một trong những quyết định quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bạn. Do đó, trước khi bạn có thai, bạn cần phải biết 8 điều sau.
1. Sẵn sàng về tâm lý
Để sinh và nuôi dạy một đứa trẻ với tình yêu thương và có môi trường sống thuận lợi không phải là điều dễ dàng. Bởi vậy đây là một trong những điều mà bất kể người phụ nữ nào cũng cần cân nhắc trước khi mang thai. Nếu bạn đang có ý định sinh em bé, hãy suy nghĩ rằng liệu mình đã sẵn sàng, thoải mái để hoàn thành tốt thiên chức làm mẹ hay chưa?
2. Tuyệt đối không để ảnh hưởng đến con của mình
Nếu bạn muốn sinh một đứa con khỏe mạnh thì việc trước tiên bạn phải giữ sức khỏe, tránh để cơ thể tiếp xúc với những chất độc hại. Do đó, nếu bạn đang hút thuốc hoặc thường xuyên uống rượu, tiếp xúc với những hóa chất độc hại, uống loại thuốc nào đó… thì nên lập tức dừng lại.
Bởi vì, những thói quen xấu sẽ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của con bạn ngay trong quá trình mang thai và trong quá trình sinh trưởng, phát triển sau này.
3. Nếu bạn có vấn đề về bệnh tình dục, cần phải điều trị ngay
Thụ thai trong khi đang mắc một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể khiến cho mọi việc tồi tệ hơn không chỉ cho bạn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến em bé bạn đang mang trọng bụng. Vì vậy, nếu trong trường hợp bạn đang gặp vấn đề về bệnh tình dục, hãy điều trị dứt điểm trước khi bạn dự định có thai.
Nếu bạn có bệnh về tình dục cần phải điều trị dứt điểm trước khi mang thai
4. Tránh tình trạng thiếu máu
Nếu cơ thể bị thiếu máu, thì bạn cần phải lên kế hoạch điều trị khẩn cấp trước khi chuẩn bị mang thai. Thực tế, trong suốt quá trình mang thai, cơ thể cần dự trữ một lượng sắt để phục vụ cho việc tăng lượng máu của người mẹ và để tạo hemoglobin – protein quan trọng của hồng cầu – cho thai nhi.
Video đang HOT
Khi cơ thể thiếu máu, mẹ dễ bị sảy thai, sinh non, hoặc tăng cân không đủ trong thai kỳ, xanh xao, mệt mỏi… Đối với thai nhi, việc cơ thể mẹ thiếu máu sẽ ảnh hưởng đến quá tình phát triển của bào thai, cũng như quá trình phát triển thể lực và trí tuệ về sau. Do đó, nếu đang có kế hoạch mang thai, bạn cần phải đảm bảo cơ thể mình không thiếu máu.
5. Bắt đầu bổ sung dinh dưỡng trước khi mang thai
Hãy trực tiếp tham khảo ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa về một số dưỡng chất bạn cần bổ sung trước khi mang thai: sắt, canxi, vitamin, nước, chất xơ, protein… và đặc biệt là axit folic, để bạn sẵn sàng với một thai kỳ khỏe mạnh. Việc mẹ bổ sung axit folic là rất quan trọng, đặc biệt là vào giai đoạn bắt đầu của thai kỳ. Bởi vì dưỡng chất này sẽ hỗ trợ lớn trong việc ngăn ngừa các khuyết/dị tật bẩm sinh ở trẻ.
6. Kiểm tra sức khỏe tổng thể trước khi mang thai
Đây là một trong những điều rất quan trọng cần phải làm trước khi bạn quyết định có thai. Do đó, hãy ghé thăm các bác sỹ phụ khoa để biết rằng mình không có vấn đề gì về sức khỏe tổng thể cũng như sức khỏe sinh sản. Từ đó bạn mới biết được rằng mình hoàn toàn khỏe mạnh để sẵn sàng mang thai!
7. Làm quen với chế độ dinh dưỡng tốt
Kiến thức về dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai là vô cùng cần thiết. Một chế độ ăn uống khoa học, không những giúp thai nhi phát triển tốt mà còn giảm bớt những khó chịu do việc bầu bí mang lại.
Cần bổ sung dinh dưỡng trước khi mang thai để đảm bảo quá trình thai nghén của cả mẹ và con đều khỏe.
Vì vậy, bạn có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc chọn mua một cuốn sách về dinh dưỡng khi mang thai để đảm bảo quá trình thai nghén của mình cả mẹ và con đều khỏe.
8. Tránh xa sự căng thẳng
Bởi căng thẳng chính là kẻ thù nguy hiểm trong thời gian bạn mang thai. Theo một nghiên cứu của Viện tâm lý – Đại học Hoàng gia Anh thì phụ nữ bị căng thẳng tinh thần khi mang thai sẽ sinh ra những đứa trẻ có sức khỏe yếu.
Trong trường hợp thai phụ bị chấn động tâm lý mạnh vào giai đoạn đầu thai kỳ thì những đứa bé được sinh ra thường mắc bệnh hen suyễn, các chứng sưng viêm… Nếu tình trạng căng thẳng kéo dài, nguy cơ bệnh tật cho đứa trẻ sẽ tăng gấp 5 lần. Do đó, bạn hãy có những biện pháp để ổn định tinh thần trước khi quyết định mang thai nhé.
Theo Nguyễn Mai (Tri thức trẻ)
6 điều cần làm để bảo vệ sức khỏe
Có nhiều khi bạn vô tình ăn quá nhiều mà không nhận ra để rồi sau đó lại lo lắng chuyện thừa cân. Nếu không muốn tình trạng này tái diễn, hãy ghi nhớ 6 điều sau mỗi khi ăn.
Mỗi lần nghĩ đên chuyên ăn, bạn tự nhắc mình phải kiêm chê và ăn sao cho đúng đê có thê "bảo toàn" trọng lượng của mình. Nhưng trong trường hợp bạn đang xúc đông hoặc mât tâp trung, vô tình bạn lại ăn nhiêu hơn mức cho phép, thâm chí là quá nhiêu. Điêu này đe dọa cân nặng của bạn môt cách trâm trọng.
Nhưng làm sao đê tránh kiêu ăn theo tâm trạng hay mât tâp trung khi ăn? Điêu này thực sự khó nhưng không phải làm được.
Dưới đây là 6 điều bạn nên làm trong mỗi bữa ăn đê có thê cải thiên sự tự chủ của mình và tránh được tình trạng ăn quá nhiêu.
1. Ăn châm
Tốc độ ăn quá nhanh có thể dẫn đến tình trạng ăn nhiều một cách mất kiểm soát. Bình thường, cơ thể mất khoảng 20 phút để não phát tín hiệu và nhận được tín hiệu dạ dày đã no và không cần ăn thêm nữa. Nhưng nếu bạn ăn quá nhanh, tín hiệu phát ra và nhận vê bị cản trở khiến cơ thể không nhận được dấu hiệu dạ dày đã no. Điều này khiến bạn mất kiểm soát trong ăn uống, dẫn đến ăn quá nhiều mà không biết.
Ghi nhớ những điều trong bữa ăn, bạn sẽ không lo thừa cân. (Ảnh minh họa)
2. Ngồi ăn
Nếu ăn ở tư thế đứng, chắc chắn bạn dễ bị phân tâm, hậu quả là bạn sẽ ăn nhiều hơn mà không cần để ý xem mình đã no hay chưa, mình đã ăn những gì... Đây cũng chính là lý do khiến bạn không thể giữ ổn định được trọng lượng của mình vì rất có thể bạn sẽ ăn quá nhiều chất béo dẫn đến thừa cân hoặc ăn quá nhiều chất xơ khiến thiếu hụt các chất còn lại như tinh bột, protein, chất béo...
Ngược lại, nếu ngồi ăn, bạn thực sự có thể chú ý hơn đến tình trạng dạ dày của mình và những thứ bạn ăn để biết mình đã no chưa và khi nào thì nên dừng lại.
3. Tập trung vào những gì bạn đang ăn
Khi đã tập trung vào việc ăn, bạn tự giác nhai thức ăn kĩ hơn và cũng thưởng thức được vị ngon của món ăn. Nhờ đó bạn sẽ ăn chậm hơn và cân bằng được lượng dinh dưỡng cần bổ sung cho cơ thể.
Thói quen tập trung khi ăn uống đồng thời cũng giúp bạn giảm hẳn nguy cơ bị đau dạ dày và các bệnh tiêu hóa khác vì bạn đã tạo cho mình thói quen nhai kĩ khi ăn, nhất là những thức ăn cứng.
5. Ăn theo kiểu ở nhà hàng
Tại sao bạn không thử bài trí và sắp xếp bữa ăn gia đình như thể mình đang ăn ở ngoài hàng. Thông thường, khi ăn ở ngoài, chúng ta có xu hướng ăn chậm hơn so với khi ăn ở nhà. Vì vậy, nếu bắt chước "kinh nghiệm ăn uống" này khi ăn ở nhà sẽ giúp bạn tránh được tình trạng ăn quá nhanh, dẫn đến hậu quả dễ béo phì như đã nói ở trên.
Ăn theo kiểu nhà hàng sẽ tránh tình trạng ăn quá nhanh, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
6. Ăn cùng người khác
Khi ăn cùng người khác, nhất là với người khác giới, phụ nữ có xu hướng ăn ít hơn và từ bỏ hẳn thói quen ăn cố những gì mình thích ăn. Điều này cũng có lợi ở chỗ nó đảm bảo lượng calo chị em hấp thụ vào người không quá nhiều, mà chỉ ở mức vừa phải giúp chị em đủ no. Lượng calo này sau đó sẽ được chuyển hóa hết thành năng lượng thì sẽ càng làm giảm nguy cơ thừa cân và béo phì ở phụ nữ.
Theo Tr. Thu (Tri thức trẻ)
Lọc máu ngoài thận nên chọn thực phẩm nào? Để "sống chung" với bệnh đến cuối đời ngoài việc chạy thận hàng tuần duy trì sức khỏe thì việc chọn lựa những thực phẩm ăn vào cũng đóng một vai trò quan trọng với mỗi bệnh nhân. Chạy thận tuyệt đối nói không với muối, kali Ăn kiêng là điều kiện sống còn với bệnh nhân chạy thận mặc dù không cần...