Những điều cần dạy trẻ khi nhận lì xì trong năm mới
Mừng cho trẻ chỉ cần mang ý nghĩa tượng trưng, cái chính là mang đến niềm vui cho con trẻ, làm cho trẻ cảm nhận được những nét đẹp truyền thống trong phong tục lì xì. Với tiền lì xì đầu năm, cha mẹ có thể tận dụng cơ hội để dạy con nhiều điều bổ ích.
Giải thích cho con hiểu ý nghĩa của phong tục lì xì: Hãy giải thích với trẻ lì xì là điều may mắn, tốt lành mà người lì xì muốn gửi gắm đến trẻ, mong sang năm mới trẻ chăm ngoan, học giỏi, mạnh khỏe… Cho nên, trẻ có quyền được nhận với một thái độ và cử chỉ trân trọng, đúng mực, lễ phép.
Dạy con cách thưa gửi, chào hỏi khi khách đến nhà hoặc đi chúc Tết: Khi khách đến nhà hoặc cả nhà đi chúc Tết, trẻ nhỏ cần phải chào hỏi lễ phép và chúc Tết những người khách. Cha mẹ có thể dạy trước cho bé những câu chúc đơn giản, dễ học và phù hợp với hầu hết mọi người.
Dạy trẻ không xé phong bao lì xì khi đang ở trước mặt khách:Hành động xấu chắc chắn sẽ làm cho khách cảm thấy khó chịu. Đồng tiền mừng cho trẻ chỉ cần mang ý nghĩa tượng trưng, cái chính là mang đến niềm vui cho con trẻ, làm cho trẻ cảm nhận được những nét đẹp truyền thống trong phong tục lì xì.
Khi trẻ nhận phong bao lì xì, cha mẹ cần dạy con có thái độ trân trọng, biết nói lời cảm ơn và chúc Tết. Cần để trẻ hiểu rằng, mỗi một phong bao lì xì là một lời chúc năm mới đến trẻ chứ không phải việc đánh giá tiền ít, hay tiền nhiều trong mỗi phong bao.
Cha mẹ có thể làm mẫu để trẻ tập theo những động tác tưởng chừng rất đơn giản như đưa hai tay nhận lấy, khoanh tay nói lời cám ơn, gửi lời chúc sức khỏe, may mắn… Các thành viên trong gia đình cũng có thể luân phiên nhau đóng vai người khách lì xì và người nhận lì xì, “thi” xem ai có cử chỉ đón nhận đẹp nhất.
Không “tịch thu” tiền lì xì của con: Suy cho cùng, về danh nghĩa tiền lì xì vẫn là tiền của trẻ. Với trẻ trên 6 tuổi, cha mẹ không nên “tịch thu” hoàn toàn khiến trẻ ấm ức, khó chịu, tỏ rõ thái độ không phục đối với cha mẹ.
Video đang HOT
Tuy nhiên cha mẹ cần khéo léo bàn bạc với con, đừng để chúng hoàn toàn tự quyết việc tiêu xài khoản tiền này, thay vào đó giúp con lập sổ quản lý, chi tiêu phù hợp, có kế hoạch.
Dạy con sử dụng những đồng tiền lì xì hợp lý sau Tết:
Dạy trẻ cách tiêu tiền không bao giờ là sớm. Theo các nhà giáo dục học, cha mẹ nên dạy trẻ tiêu tiền cũng như hiểu được giá trị của tiền ngay từ khi trẻ biết cầm những đồng tiền đầu tiên trong đời. Sau khi nhận được tiền lì xì, rất nhiều trẻ nhỏ đã dùng nó vào những việc vô bổ như chơi điện tử, mua đồ chơi, tiêu phung phí và những đồng tiền lì xì khi đó lại có thể làm hư trẻ. Bởi vậy, với số tiền lì xì mà trẻ nhận được cha mẹ cần dạy cho trẻ cách tiêu những đồng tiền ấy cho có ích, tiết kiệm nhất và cần để mắt đến việc tiêu tiền của con. Giáo dục trẻ cách tiêu tiền cũng chính là nền tảng của giáo dục gia đình mà cha mẹ cần phải là tấm gương.
Phương Nghi
Theo dantri.com.vn
Vừa bảo lì xì cho mẹ bạn trai 2 ngàn thì bác đã bật cười chê, cô gái nói lớn: "2 nghìn đô chứ không phải 2 ngàn VNĐ bác à"
"Cái gì? 2 ngàn á? Cô nghĩ sao mà biếu tôi 2 ngàn cơ chứ? Cô cầm mấy đồng lẻ của cô cút ra khỏi nhà tôi ngay. Cầm 2 ngàn của cô mà ra bố thí cho ăn mày đi"
Tết này Dũng cứ rủ Liên về nhà anh chơi, ra mắt và xem nhà luôn nên cô cũng đồng ý, dù sao cô cũng muốn tìm hiểu về gia thế nhà anh trước khi quyết định cưới hay không. Là người có ý nên đến nhà bạn trai chúc Tết Liên đã mua sẵn giỏ quà và chuẩn bị phong bì đầy đủ. Mẹ Dũng có vẻ khó tính, soi mói Liên khá nghĩ và hỏi câu nào nói câu đấy chứ chẳng thân thiết gì khiến Dũng hơi ngại với bạn gái.
Biết ý, Liên liền rút phong bì ra mà bảo với mẹ chồng tương lai.
- Dạ, Tết cháu có chút lì xì biếu bác ạ, chúc bác năm mới sức khỏe, may mắn ạ.
- Bao nhiêu mà chúc gớm thế?? - Dạ, cháu... cháu biếu bác 2 ngàn...
- Cái gì?? 2 ngàn á?? Cô nghĩ sao mà biếu tôi 2 ngàn cơ chứ?? Cô cầm mấy đồng lẻ của cô cút ra khỏi nhà tôi ngay. Thứ con gái quê mùa cục mịch như cô không có cửa làm con dâu tôi đâu. Nghèo mà đòi bày đặt trèo cao cơ?? Con dâu tôi là phải giàu có, biết biếu quà xịn cho mọi người chứ không phải mấy ngàn lẻ của cô. Cầm 2 ngàn của cô mà ra bố thí cho ăn mày đi. Con trai, con chọn vợ thế à?? Loại nghèo hèn này đuổi sớm.
- Mẹ, Liên không như mẹ nghĩ đâu.
(ảnh minh họa)
- Bác gái ạ, chắc bác hiểu lầm rồi. Ý cháu là 2 ngàn đô chứ không phải 2 ngàn VNĐ đâu bác. Cháu sống ở nước ngoài quen tiêu tiền đô rồi, đâu biết tiêu tiền Việt mấy đâu bác. Nhưng có khi bác nói đúng, cháu nên cầm 2 ngàn đô này ra bố thí cho người nghèo, ăn mày thì họ sẽ có 1 cái Tết ấm no, biết ơn cháu hơn nhiều đấy. Anh ạ, mẹ anh nói đúng đấy. Đứa con gái ở nhà biệt thự, đi xe bạc tỷ, tiêu tiền đô như em không xứng làm dâu căn nhà 3 tầng cũ kỹ này nhà anh rồi.
- Cháu nói sao cơ?? 2 ngàn đô?? - Mẹ Dũng vội mở phong bao lì xì ra.
- Mẹ, mẹ làm con mất mạt với Liên quá. Cô ấy còn giàu hơn cả những gì mẹ tưởng tượng ấy. Liên à, em thông cảm cho mẹ anh. Bà chỉ nói cho vui vậy thôi chứ không có ý gì đâu em à. Em đừng giận bà ấy được không??
- Em sao dám giận mẹ anh chứ?? Em nghĩ mình không đủ sức làm dâu nhà anh đâu, chia tay đi. Em không muốn làm dâu của 1 nhà coi thường người nghèo, yêu tiền hơn cả yêu con dâu. Đáng sợ lắm.
- Cháu à, bác xin lỗi, là bác sai. Cháu đừng vì giận bác mà chia tay thằng Dũng được không?? Hai đứa cứ quay lại đi, bác không bao giờ có ý kiến gì đâu. Cháu bây giờ là khách quý, thượng đế của nhà này.
- Thôi khỏi bác ạ, chào bác cháu về.
Liên đứng dậy ra về thẳng khiến mẹ con Dũng nhìn theo tiếc ngất và cứ trách móc lẫn nhau đã đối xử với Liên như vậy. Bước ra khỏi căn nhà trong hẻm nhỏ đó, Liên thở dài vì không ngờ nhà Dũng lại thực dụng, yêu tiền như thế?? Có tiền thì họ yêu thương mình, không có tiền họ đối xử như con ở vậy sao?? Làm dâu như thế thì thà Liên ở vậy cho lành.
Mẫn Mẫn
Theo kenhsao.net
Người độc thân "sốt xình xịch" nỗi lo ngày Tết Năm nay đặc biệt... nghiệt ngã hơn mọi năm, khi hết Tết là ngày lễ tình nhân cũng... đập ngay vào mặt. Mà Valentine thì có bao giờ dành cho những đứa không có người yêu đâu cơ chứ, bi kịch nhân đôi, số đã khổ rồi nay còn lắm éo le... *** 1. Mệt mỏi với hàng tá câu hỏi Biết rồi,...