Những điều cần chú ý vào ngày mùng 3 tết năm 2019
Ngày mùng 3 tết năm 2019 không phải là ngày đẹp để xuất hành nên gia chủ nếu muốn đi đâu cần chú ý những điều này để toàn thể được bình an, cả năm may mắn.
Những điều cần chú ý vào mùng 3 tết năm 2019
Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy, ngày mùng 3 tết được quan niệm là ngày cuối cùng của chuỗi 3 ngày đầu năm mới tết nguyên đán. Bởi vậy, thông thường dân gian thường coi ngày mùng 3 là ngày tụ họp gia đình cúng lễ hóa vàng hết tết, tiễn các cụ lên trời.
Thông thường sau lễ hóa vàng tiễn gia tiên, thần linh trở về cõi âm mới nên xuất hành ra ngoài. Ngày mùng 3 tết năm 2019 không phải ngày đẹp để xuất hành, tuy nhiên vào ngày này xuất hành tốt hay xấu lại phụ thuộc vào việc chọn giờ tốt để khởi hành hay ra ngoài nhằm đúng giờ hắc đạo.
Ngày mùng 3 tết 2019 không phải ngày đẹp để xuất hành đầu năm
Các khung giờ hoàng đạo được cho là tốt nhất trong ngày mùng 3 tết năm nay là: giờ Sửu (từ 1:00 tới 2:59), giờ Thìn (từ 7:00 tới 8:59), giờ Ngọ (từ 11:00 tới 12:59), giờ Mùi (từ 13:00 tới 14:59), giờ Tuất (từ 19:00 tới 20:59), giờ Hợi (từ 21:00 tới 22:59)
Ngoài ra, trong ngày mùng 3 tết cũng nên tránh các khung giờ hắc đạo (giờ xấu) để mọi chuyện trong ngày đầu năm nói riêng và cả năm mới nói chung đều được trôi chảy, thuận lợi: giờ Tý (từ 23:00 tới 0:59), giờ Dần (từ 3:00 tới 4:59), giờ Mão (từ 5:00 tới 6:59), giờ Tỵ (từ 9:00 tới 10:59), giờ Thân (từ 15:00 tới 16:59), giờ Dậu (từ 17:00 tới 18:59)
Ngày mùng 3 tết vẫn là ngày đầu xuân năm mới, bởi vậy các gia đình vẫn nên lưu ý kiêng kỵ những điều không nên làm trong 3 ngày đầu năm như: quét nhà, đổ rác, làm vỡ bát đĩa, cãi vã bất hòa, ăn các món ăn xui xẻo như mực, thịt vịt,…
Trong 3 ngày đầu xuân năm mới nên kiêng kỵ những việc được cho là không may mắn
Cách chuẩn bị mâm cơm cúng ngày mùng 3 tết
Cúng ngày mùng 3 tết từ lâu mang ý nghĩa là một nét đẹp văn hóa trong truyền thống của người Việt. Mùng 3 tết là lễ hóa vàng, cần cúng như thế nào và cúng những gì, các bà nội trợ nên nắm được để có một mâm cơm cúng tiễn thần linh, gia tiên trọn vẹn nhất.
Cách cúng gà ngày mùng 3 tết cũng nên lưu ý, luộc nguyên một con gà trống tơ, có thể chặt ra để dễ ăn hơn với quan niệm trần sao âm vậy. Mâm cơm ngày mùng 3 tết không khác so với mâm cơm những ngày tết thông thường, vẫn cần có đầy đủ bánh chưng, bánh tét, xôi gấc, chả giò, các món xào, bát canh măng, đĩa giò, mâm ngũ quả, hương hoa trầu quả, nến,… Cuối cùng không thể thiếu bộ tiền vàng mã để đốt cho thần linh, gia tiên có chút kinh phí lên đường trở về trời.
Mâm cơm cúng lễ hóa vàng mùng 3 tết nên được chuẩn bị tươm tất, có đủ con cháu trong nhà tụ họp
Bài văn khấn cúng ngày mùng 3 tết
Phong tục cúng hóa vàng ngày mùng 3 tết không thể thiếu trong dịp tết nguyên đán của người Việt. Sau khi gia chủ sửa soạn trang phục chỉn chu, xếp mâm cơm lên bàn thờ đủ đầy thì thắp nén hương rồi bắt đầu đọc văn khấn:
Con Nam mô A Di Đà Phật! (đọc lặp lại 3 lần cùng với khấn lạy 3 lần)
Con kính lạy Ngài Hoàng thiên hậu thổ cùng Chư vị tôn thần
Con lạy Ngài Bản cảnh thành hoàng, các Ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch
Con kính lạy các cụ tổ khảo, các cụ tổ tỷ cùng hương linh nội ngoại tộc.
Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm Kỷ Hợi
Tín chủ chúng con là:………………………………………
Hiện nay đang ngụ tại:…………………………………….
Nay tiết xuân đã m.ãn, nguyên đán qua đi, chúng con thành tâm sửa biện hương hoa trầu quả, lễ vật đủ đầy dâng lên trước án. Kính cẩn thưa trình xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ tôn thần, rước tiễn tiên linh trở về với âm giới.
Kính xin lưu phúc lưu ân phù hộ độ trì cho toàn thể gia đình chúng con mọi sự tốt lành. Con cháu được hưởng bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.
Với lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, cúi xin xét xoi chứng giám.
Cẩn cáo.
Con Nam mô A Di Đà Phật! (đọc lặp lại 3 lần cùng với khấn lạy 3 lần)
Video đang HOT
Thùy Dương | Theo Phụ nữ sức khỏe
Tử vi Nhật Bản (14/12) của 12 con giáp: Tuổi Chuột (Tý) tránh giao dịch
Tử vi Nhật Bản (14/12) của 12 con giáp: Tuổi Chuột (Tý) tránh giao dịch.
Như bao quốc gia phương Đông khác, Nhật Bản trước kia cũng đã từng dùng âm lịch để tính ngày, tháng, năm. Từ sau cuộc cải cách Minh Trị năm 1866, nước Nhật chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ văn hóa phương Tây và sau đó chuyển hẳn sang sử dụng dương lịch. Tuy nhiên đất nước mặt trời mọc vẫn luôn quy trì và tồn tại sâu đậm quan niệm về 12 con giáp trong văn hóa và quan niệm, họ coi đó như là dấu tích ghi vết những quá khứ hào hùng trong lịch sử dân tộc.
Qua các nghiên cứu tử vi phong thủy, ta có thể nhận ra rằng, 12 con giáp của người Nhật Bản không hoàn toàn giống với 12 con giáp của Việt Nam. Theo thứ tự từ xưa quy định, 12 con giáp ở Nhật lần lượt là: Tý (Chuột), Sửu (Bò), Dần (Hổ), Mão (Thỏ), Thìn (Rồng), Tị (Rắn), Ngọ (Ngựa), Mùi (Cừu), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó) và Hợi (Lợn rừng).
Điểm khác biệt nhỏ thú vị giữa hai quốc gia là: Ở Việt Nam thì Sửu là Trâu còn ở Nhật Bản lại là Bò; Mão của ta là Mèo còn với họ là con Thỏ; Mùi với người Việt là con Dê thì với Nhật là con Cừu; con giáp cuối cùng với chúng ta là Hợi tức là Lợn thì với văn hóa Nhật Bản là con Lợn sống trong rừng sâu (Lợn rừng).
Người Nhật luôn tin rằng, trong khoa học Tử vi, tuổi tác có tầm ảnh hưởng nhất định tới tính cách và vận hạn mỗi người, bao gồm vận trình hàng ngày, hàng năm và trong cả cuộc đời. Hãy cùng khám phá tử vi Nhật Bản cho 12 con giáp hàng ngày có nét đặc trưng ra sao qua loạt bài viết tử vi Nhật Bản hàng ngày:
Thứ Năm là ngày 8/11 âm lịch, ngày Canh Tý, tháng Giáp Tý, năm Mậu Tuất.
Phương vị
Hỉ thần: Hướng Tây Bắc
Tài thần: Hướng Tây Nam
Hắc thần: Hướng Tây
Hoàng đạo:
Mậu Dần (3h-5h): Tư Mệnh
Canh Thìn (7h-9h): Thanh Long
Tân Tị (9h-11h): Minh Đường
Giáp Thân (15h-17h): Kim Quỹ
Ất Dậu (17h-19h): Bảo Quang
Đinh Hợi (21h-23h): Ngọc Đường
Hắc đạo:
Bính Tý (23h-1h): Thiên Lao
Đinh Sửu (1h-3h): Nguyên Vũ
Kỷ Mão (5h-7h): Câu Trận
Nhâm Ngọ (11h-13h): Thiên Hình
Quý Mùi (13h-15h): Chu Tước
Bính Tuất (19h-21h): Bạch Hổ
Ngày này tốt cho việc cầu tài, kí hợp đồng, yến tiệc, cầu phúc, tế tự. Tránh kiện tụng, tranh chấp, chữa bệnh.
Tuổi Chuột (tuổi Tý)
Khung giờ cát tường: 4h - 6h.
Khung giờ hung hại: 12h - 17h.
Việc nên làm: Đính hôn, cưới hỏi, an sàng, chuyển nhà, an táng, tu sửa nội thất, gặp gỡ, cầu phúc, cầu tài.
Việc nên tránh: Kết hôn, động thổ, giao dịch, thương lượng, kí kết hợp đồng.
Tuổi Bò (tuổi Sửu)
Khung giờ cát tường: 7h - 11h.
Khung giờ hung hại: 14h - 17h.
Việc nên làm: Đính hôn, cưới hỏi, an sàng, chuyển nhà, an táng, tu sửa nội thất, gặp gỡ, đàm phán, kí kết hợp đồng, giao dịch, cầu phúc, cầu tài.
Việc nên tránh: Sửa cầu, sửa thuyền, khai quang, tu sửa nhà cửa, an táng.
Tuổi Hổ (tuổi Dần)
Khung giờ cát tường: 7h - 10h.
Khung giờ hung hại: 21h - 2h.
Việc nên làm: Cầu phúc, cầu tài, đính hôn, cưới hỏi, xây nhà, khai trương, kí kết hợp đồng, giao dịch, làm mới gian bếp, lễ bái, giỗ chạp, cầu phúc, cầu tự, cầu tài, chuyển nhà, an táng, tu sửa nhà cửa, nhập - xuất kho.
Việc nên tránh: Đây là khung giờ xấu nhất trong ngày với người tuổi Dần, cần tránh thực hiện các việc quan trọng.
Tuổi Thỏ (tuổi Mão)
Khung giờ cát tường: 6h - 10h.
Khung giờ hung hại: 23h - 1h.
Việc nên làm: Đính hôn, cưới hỏi, cầu phúc, cầu tự, cầu tài, khai trương, giao dịch, kí kết hợp đồng, đàm phán, an sàng, tu sửa nhà cửa/nội thất, xuất hành.
Việc nên tránh: Lễ bái, giỗ chạp, chuyển nhà, làm mới gian bếp.
Tuổi Rồng (tuổi Thìn)
Khung giờ cát tường: 5h - 9h.
Khung giờ hung hại: 20h - 23h.
Việc nên làm: Đính hôn, cưới hỏi, nhập trạch, xây nhà, tu sửa nhà cửa/nội thất, gặp gỡ, đàm phán, nhậm chức, xuất hành, chuyển nhà, an sàng, khai quang.
Việc nên tránh: Không nên làm những việc trọng đại vào khung giờ này.
Tuổi Rắn (tuổi Tỵ)
Khung giờ cát tường: 6h - 9h.
Khung giờ hung hại: 23h - 1h.
Việc nên làm: Tu sửa nhà cửa, xây nhà, chuyển nhà, an sàng, nhập trạch, khai trương, khai kho, nhậm chức, gặp gỡ, đàm phán, cầu tài, xuất hành, đính hôn, cưới hỏi, nhập - xuất kho.
Việc nên tránh: Đổ mái, nhập liệm, tố tụng.
Tuổi Ngựa (tuổi Ngọ)
Khung giờ cát tường: 7h - 10h.
Khung giờ hung hại: 22h - 1h.
Việc nên làm: Đính hôn, cưới hỏi, nhập trạch, khai trương, xuất hành, nhập chức, gặp gỡ đàm phán, công tác, an táng, cầu phúc, cầu tài.
Việc nên tránh: Không nên làm những việc trọng đại vào khung giờ này.
Tuổi Cừu (tuổi Mùi)
Khung giờ cát tường: 7h - 10h.
Khung giờ hung hại: 22h - 1h.
Việc nên làm: Đính hôn, cưới hỏi, nhập trạch, tu sửa nhà cửa/nội thất, gặp gỡ, đàm phán, kí kết giao dịch, nhậm chức, xuất hành, chuyển nhà, an sàng, khai quang thương lượng.
Việc nên tránh: Lễ bái, giỗ chạp, cầu phúc.
Tuổi Khỉ (tuổi Thân)
Khung giờ cát tường: 3h - 8h.
Khung giờ hung hại: 14h - 17h.
Việc nên làm: Cầu tự, đính hôn, cưới hỏi, cầu tài, khai trương, giao dịch, an sàng, kí kết hợp đồng, đàm phán, gặp gỡ.
Việc nên tránh: Mở kho, nhập - xuất kho, chuyển nhà, tu sửa nhà cửa, nhập trạch.
Khung giờ cát tường: 3h - 5h.
Khung giờ hung hại: 13h -16h.
Việc nên làm: Lễ bái, giỗ chạp, đính hôn, cưới hỏi, xuất hành, cầu tài, nhập trạch, an táng, cầu tự, gặp gỡ, đàm phán, kí kết giao dịch, nhậm chức.
Việc nên tránh: Khai quang, tu sửa nhà cửa, an táng.
Tuổi Chó (tuổi Tuất)
Khung giờ cát tường: 5h - 8h.
Khung giờ hung hại: 12h - 16h.
Việc nên làm: Cầu tự, xuất hành, cầu tài, đính hôn, cưới hỏi, tu sửa nhà cửa, xây nhà, an táng, nhập trạch, khai trương, khai kho, gặp gỡ.
Việc nên tránh: Kí kết hợp đồng, giao dịch, đàm phán, tố tụng, tranh chấp, chữa bệnh, chuyển nhà, nhập trạch.
Tuổi Lợn rừng (tuổi Hợi)
Khung giờ cát tường: 8h - 11h.
Khung giờ hung hại: 20h - 22h.
Việc nên làm: Khai trương, đính hôn, cưới hỏi, nhập trạch, chuyển nhà, lễ bái, giỗ chạp, làm mới gian bếp, an sàng.
Việc nên tránh: Giao dịch, kí kết hợp đồng, gặp gỡ, đàm phán.
Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm
Lục Bảo
Theo Đời sống & Pháp lý
Tử vi Nhật Bản (5/12) của 12 con giáp: Tuổi Bò (Sửu) nên xuất hành, Tuổi Hổ (Dần) kị đàm phán Tử vi Nhật Bản (5/12) của 12 con giáp: Tuổi Bò (Sửu) nên xuất hành, Tuổi Hổ (Dần) kị đàm phán. Như bao quốc gia phương Đông khác, Nhật Bản trước kia cũng đã từng dùng âm lịch để tính ngày, tháng, năm. Từ sau cuộc cải cách Minh Trị năm 1866, nước Nhật chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ văn hóa phương...