Những điều cần biết về ứng dụng đa đám mây khi chuyển đổi số
Theo ông Lê Nhân Tâm, Giám đốc Công nghệ IBM Việt Nam, đối với các doanh nghiệp đang và sẽ thực hiện chuyển đổi số, đa đám mây là một trong những đích đến.
Đa đám mây mang tới nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp trong công tác phân phối dữ liệu, tài sản, nguồn lực dự phòng, phần mềm, các ứng dụng trên nhiều môi trường đám mây khác nhau chứ không chỉ phụ thuộc vào duy nhất một đám mây đơn. Mặc dù có những lợi ích rõ ràng của việc không đặt tất cả trứng vào một giỏ, nhưng chiến lược nhiều đám mây cũng có nghĩa là doanh nghiệp có nhiều giỏ phải để bảo vệ. Điều này khiến độ phức tạp tăng lên đáng kể, đặc biệt nếu các tổ chức vẫn có dữ liệu đám mây tại chỗ và riêng tư cũng cần được bảo vệ.
Các nền tảng an ninh và công nghệ đã phát triển đáng kể trong thập kỷ qua, với thị trường bảo mật ngày càng bị phân mảnh và việc áp dụng đám mây bước vào thời kỳ trưởng thành trong doanh nghiệp. Chúng tôi nhận thấy sự tăng trưởng nhanh chóng của việc áp dụng đám mây, như một bước ngoặt cho các doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình tiến tới Công nghiệp 4.0 và nền kinh tế số.
Bên cạnh đó, để đối phó với các thách thức an ninh mạng đang ngày càng gia tăng, các nhóm bảo mật của nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng vô số công cụ bảo mật từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, đồng thời áp dụng công nghệ đám mây mà không có một kế hoạch dài hạn. Điều đó đã tạo ra một cảnh quan CNTT phức tạp hơn để bảo mật, với các lỗ hổng về khả năng hiển thị và dữ liệu được trải rộng trên nhiều công cụ, đám mây và cơ sở hạ tầng tại chỗ.
Khách hàng doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Thứ nhất, họ không biết bắt đầu từ đâu và làm thế nào để xác định kiến trúc đám mây trong tương lai, cũng như không đưa ra được chiến lược đám mây theo những lộ trình công nghệ và mô hình hoạt động của đám mây. Thứ hai, doanh nghiệp đang tùy ý thiết kế kiến trúc đám mây trong tương lai bao gồm tùy tiện cung cấp cổng thông tin tự phục vụ cho người dùng trên các nền tảng đám mây khác nhau. Với nguồn lực hạn chế, khách hàng không thể phát hiện và phản ứng kịp thời với bất kỳ mối đe dọa bảo mật nào. Thứ ba, doanh nghiệp đang thực sự thiếu các chính sách quản lý trên môi trường phân tán để tuân thủ các chính sách bảo mật và các mô hình quản trị nhằm đảm bảo tính minh bạch. Như vậy, vì sao doanh nghiệp vẫn phải cần tới môi trường đa đám mây?
Lựa chọn dịch vụ/sản phẩm tốt nhất
Không có bất cứ nhà cung cấp dịch vụ đám mây đơn nào có đầy đủ công cụ hữu hiệu cho tất cả mọi phương án, bởi vậy, khi sử dụng đa dạng hóa các đơn vị cung cấp dịch vụ đám mây, doanh nghiệp có thể lựa chọn những gì tốt nhất mà nhà cung cấp có thể mang lại. Ví dụ, nếu doanh nghiệp xây dựng các ứng dụng trên nền tảng Watson AI cần phải liên thông với các sản phẩm của Microsoft, doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng đám mây IBM và Azure.
Cải thiện khả năng khắc phục hậu quả
Tương tự, không có đơn vị cung cấp dịch vụ đám mây nào tránh được sự cố ngừng hoạt động lớn. Bằng cách sử dụng hai nhà cung cấp trở lên, cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp sẽ trở nên linh hoạt hơn và nếu muốn, doanh nghiệp hoàn toàn có thể giữ các bản sao ứng dụng trên hai đám mây riêng biệt để nếu một nhà cung cấp dịch vụ đám mây tạm ngừng hoạt động cũng sẽ không ảnh hưởng tới doanh nghiệp khách hàng.
Video đang HOT
Nắm quyền đàm phán
Việc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ đám mây chứng tỏ doanh nghiệp là một khách hàng tiềm năng. Điều đó có nghĩa, với cơ hội mang loại doanh thu lớn cho nhà cung cấp dịch vụ trong tương lai, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đàm phán để có được chi phí dịch vụ thấp nhất có thể trong thời gian dài. Phân chia cơ hội cung cấp dịch vụ cho các đơn vị đó cũng sẽ mang lại lợi thế cho doanh nghiệp khi đàm phán chi phí và dịch vụ đi kèm.
Giảm thiểu phụ thuộc
Việc phụ thuộc vào duy nhất một bên cung cấp dịch vụ cho bất cứ sản phẩm hoặc dịch vụ nào đều ẩn chưa những rủi ro. Không chỉ là vấn đề doanh nghiệp cần tránh tình trạng tạm ngừng cung cấp dịch vụ của bên thứ ba, việc khắc phục sau khi sự cố xảy ra có thể dẫn tới những chi phí và tổn thất lớn chưa từng có của doanh nghiệp.
Theo một báo cáo của Viện giá trị doanh nghiệp của IBM, 57% các nhà quản lý đa đám mây được khảo sát lo lắng về bảo mật và tuân thủ. Nói cách khác, mối quan tâm về bảo mật và đám mây luôn song hành. Mối lo ngại này là hoàn toàn thực tế và cần được giải quyết để giúp khách hàng tự tin tận dụng lợi ích của đám mây cho các sáng kiến chuyển đổi kinh doanh. Và khi nhắc tới các thành phần chính của cơ sở hạ tầng đám mây hiện đại bao gồm bất kỳ nền tảng đa đám mây nào, việc xây dựng một môi trường dựa trên các tiêu chuẩn mở là điều cần thiết. Điều này cho phép khả năng liên tục chuyển đổi hoặc liên kết từ nhà cung cấp đám mây này sang nhà cung cấp đám mây khác, cho dù với mục tiêu dịch vụ tốt hơn, tính sẵn có hoặc mức giá.
Đồng thời, để đảm bảo dữ liệu được bảo vệ trong nhiều đám mây, doanh nghiệp có xu hướng tìm kiếm môi trường bảo mật được đơn giản hóa, cho phép họ quản lý dữ liệu và khối lượng công việc hiệu quả hơn. Điều này cũng giúp doanh nghiệp tránh việc tích hợp phức tạp hoặc khi chuyển đổi giữa các giải pháp khác nhau có thể gây rủi ro bảo mật.
IBM đã tái thiết kế các nền tảng kết nối và cung cấp công nghệ bảo mật cho khách hàng trong gói dịch vụ Cloud Pak cho Bảo mật. Gói dịch vụ này trên thực tế bao gồm các công nghệ bảo mật được đặt chung trên một giao diện với các kết nối dữ liệu mở, và một hệ sinh thái tích hợp các ứng dụng của các đối tác. Nền tảng này cho phép các doanh nghiệp nhanh chóng tích hợp các công cụ bảo mật hiện có để tạo ra những hiểu biết sâu sắc hơn và có sự chuẩn bị tốt nhất trước các mối đe dọa trên môi trường đa đám mây hoặc đám mây lai.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý nhân sự thời 4.0
Theo một báo cáo của IDC năm ngoái, khoảng 65% doanh nghiệp toàn cầu đã bắt đầu ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) dưới các hình thức như chatbot (robot nói chuyện) hoặc nhân viên ảo, để hộ trợ công việc hàng ngày.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hảo, Giám đốc kênh đối tác chiến lược, IBM chia sẻ, 3 trong số 4 doanh nghiệp tham gia khảo sát của IBM được thực hiện tháng 10/2019 khẳng định đã từng bước hoặc chuẩn bị ứng dụng công nghệ AI. Một trong những lí do của việc ứng dụng AI trở nên phổ biến hơn đó là khả năng đáp ứng của các nhà cung cấp dịch vụ, bằng cách xây dựng những kỹ năng phù hợp, tham chiếu từ những nguồn dữ liệu đáng tin cậy và có sự bảo mật nhất quán với công nghệ AI.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý nhân sự thời 4.0. Ảnh minh họa
AI trong ngành nhân sự - mới mà không mới
Trong quá trình tiến tới cách mạng 4.0, nơi mọi thứ được định hình bởi các phân tích dữ liệu lớn (big data), AI và Internet vạn vật (IoT), sự kết hợp giữa AI và các công nghệ liên quan sẽ biến đổi công việc và lực lượng lao động trong nước. AI đang chứng minh giá trị cho ngành nhân sự, nhằm giúp đưa ra quyết định và những trải nghiệm tốt hơn.
Việc triển khai AI trong ngành nhân sự có thể được thực hiện thông qua toàn bộ quá trình làm việc tại một doanh nghiệp của nhân viên. AI cũng có thể áp dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực nhân sự, từ thu hút ứng viên, tuyển dụng và học tập bồi dưỡng đến quản lý nghề nghiệp và hỗ trợ nhân sự.
Các giải pháp AI có thế giúp phòng nhân sự phân bổ nhân lực cho các bộ phận của doanh nghiệp một cách chu đáo với những dữ liệu hỗ trợ từ chiến lược kinh doanh và ngân sách nhân sự của từng bộ phận. Ngoài ra, AI cũng có thể được sử dụng để phân tích, nhận định và từ đóđưa ra các giải pháp phát triển kỹ năng mới, nâng cao kinh nghiệm của nhân viên...
AI có thể giúp chỉ ra các thách thức cấp bách trong công việc kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó cho phép nhân sự có những hiểu biết và điều chỉnh phù hợp. Hơn thế nữa, AI cũng sẽ giúp tăng cường sự gắn kết của nhân viên, cũng như hỗ trợ việc đưa ra quyết định hiệu quả hơn cho cả nhân viên và nhà quản lý.
Ứng dụng AI vào vòng đời nhân sự
Các nhà lãnh đạo và quản lý nhân sự hoàn toàn có thể tận dụng AI để tăng cường việc ra quyết định và tương tác với nhân viên. Thời đại của quyết định trực quan dựa trên giác quan thứ sáu đã biến mất. Quyết định dựa trên dữ liệu đang trở thành tiêu chuẩn.
IBM bắt đầu hành trình chuyển đổi nhân sự vào năm 2011 để thúc đẩy sự tham gia của nhân viên và cải thiện hiệu quả tổng thể. Kết hợp AI đã mang lại hơn 100 triệu đô la lợi ích ròng trong năm ngoái. AI được ứng dụng vào vòng đời nhân sự của tập đoàn này và trong từng bước trải nghiệm của nhân viên từ thu hút tài năng, tuyển dụng, vận hành, gắn kết, giữ chân nhân tài, phát triển và tăng cường học hỏi.
Tại Việt Nam, IBM đã sử dụng AI để phân loại đơn xin việc, nâng cao trải nghiệm của nhân viên mới, tái thiết kế các chương trình dạy và học nội bộ nhằm cá nhân hóa theo nhu cầu phát triển nghề nghiệp của từng nhân viên, cải thiện hiệu suất và các chế độ lương thưởng.Nếu trước đây công nghệ được sử dụng để giúp tuyển dụng nhân sự nhanh hơn qua Internet, thì ngày nay, với AI, các doanh nghiệp có thể tuyển dụng đúng người cho đúng công việc bằng cách đánh giá kỹ năng phù hợp với vai trò.
Robot ở khắp mọi nơi
Các quy trình tuyển dụng trực tuyến được thực hiện nhanh hơn và được cá nhân hóa bằng cách sử dụng các chatbot tích hợp với AI (và chatbot cũng trở nên thông minh hơn trong và sau mọi tương tác). Theo Viện nghiên cứu nhân sự của IBM (IBM Smarter Workforce Research Institute), bước nộp đơn sau khi tìm hiểu yêu cầu công việc đã hiệu quả hơn 36% so với trước đây (chỉ có 12%) khi đăng tuyển dụng trên một trang web truyền thống.
AI cũng được sử dụng để tạo ra trải nghiệm liền mạch cho nhân viên mới, giúp họ nhanh chóng và dễ dàng hòa nhập vào vai trò của mình và vào tổ chức. Kể từ ngày làm việc đầu tiên, nhân viên mới có thể truy cập chatbot 24/7 để yêu cầu giúp đỡ. Chatbot là một trong những "nhân viên ảo" bận rộn nhất tại IBM, có nhiệm vụ trả lời trung bình 700 câu hỏi mỗi ngày của nhân viên trên toàn cầu.
Kể từ năm 2016, các chatbot đã được ứng dụng đồng đều trên các chức năng nhân sự. Các chatbot được nhúng vào bảng lương, kế hoạch khen thưởng, quản lý hiệu suất, lập kế hoạch di chuyển và báo cáo công tác phí. Vào năm 2019, tất cả 28 chatbot nhân sự đã được hợp nhất thành AskHR.
AskHR cung cấp cho 350.000 nhân viên của IBM trên toàn thế giới một trợ lý thông minh để giúp họ giải quyết tất cả các yêu cầu liên quan đến nhân sự, tiết kiệm thời gian và tạo ra trải nghiệm tổng thể tốt hơn. Năm ngoái, AskHR đã nhận được hơn 900.000 yêu cầu từ nhân viên.
Liên tục tương tác, đào tạo và nâng cao trải nghiệm
Tại IBM, AI được ứng dụng để thay đổi cách thứcdạy và học nội bộ bằng cách tạo ra một nền tảng học tập kỹ thuật số được cá nhân hóa dựa trên nền tảng AI có tên là Your Learning. Hàng trăm ngàn nội dung giáo dục đa dạng liên quan tới mọi khía cạnh của công việc và công nghệ. Các gợi ý về các khóa học cho từng nhân viên được đưa ra dựa trên các hoạt động liên quan, lịch sử người học, vai trò công việc và các yếu tố khác.
Điều này thực sự hữu ích khi AI ghi nhớ nền tảng học tập đã hoàn thành của mỗi cá nhân,nhằm mục đích kiểm tra chéo với các kỹ năng cần thiết trong công việc của nhân viên, từ đó đề xuất các khóa học thiết yếu cho nhân viên nhằm nâng cao kỹ năng của họ. Kết quả là 8 trong số trung bình 10 nhân viên của IBM được cung cấp các kiến thức và kỹ năng tốt hơn so với chỉ 3 trong số 10 nhân viên trong quãng thời gian 5 năm về trước.
Hành trình chuyển đổi số nói chung tại Việt Nam vẫn đang được tiến hành tại mọi cấp với yêu cầu từ chính nội tại mỗi doanh nghiệp, cụ thể là bộ phận nhân sự cần có những bước tiếp cận và giải quyết công việc lấy nhân viên làm trọng tâm, từ đó tối ưu hóa kết quả kinh doanh và những cách thức làm việc mới. Quan trọng hơn,kinh nghiệm của nhân viên cần được đặt làm trung tâm của mọi việc phát triển doanh nghiệp, và việc ra quyết định cần được thực hiện với sự hỗ trợ của công nghệ thông minh.
Linh Vũ
Chuyển đổi số bước sang giai đoạn hai IBM cho rằng chuyển đổi số đang bước vào chương thứ hai, kết thúc quá trình tìm hiểu và thử nghiệm sang chuyển đổi thực sự. "Trước đây, trong quá trình mà chúng tôi gọi là chương một của chuyển đổi số, nhiều tổ chức đã thử nghiệm AI và chuyển khối lượng công việc đơn giản lên đám mây, tức thực hiện...