Những điều cần biết về teo âm đạo
Teo âm đạo là một trong những thay đổi tự nhiên diễn ra âm thầm bên trong “cô bé” của các chị em. Nhưng nếu đang ở tình trạng này, là phụ nữ, bạn hãy tích cực áp dụng các biện pháp sau!
Vì sao âm đạo bị teo?
Hầu hết với các phụ nữ, teo âm đạo luôn là một mối quan tâm. Ngoài báo hiệu chất lượng cuộc sống có vấn đề, teo âm đạo cũng có thể dẫn đến các biến chứng ở đường tiết niệu và tình trạng này có thể trở nên khá nghiêm trọng nếu không được điều trị triệt để. Teo âm đạo được coi là một hiện tượng bình thường của các chị em khi bước vào thời kỳ mãn kinh.
Teo âm đạo được coi là một hiện tượng bình thường của các chị em khi bước vào thời kỳ mãn kinh.
Khi ấy, cơ thể của phụ nữ sẽ bị suy giảm sản xuất estrogen, các mô trong âm đạo trở nên khô, mỏng, và teo tóp lại. Nó có thể gây ra đau nhức và làm cho quá trình giao hợp trở nên bị trục trặc và khó chịu vì âm đạo không tiết ra chất bôi trơn “cô bé”. Điều này có thể gây ra sự suy giảm tình dục trong cuộc sống của các chị em.
Ngoài ra, chứng teo âm đạo này cũng có thể lây lan sang các đường tiết niệu, dẫn đến việc khó đi tiểu, nước tiểu có máu và các vấn đề nghiêm trọng khác.
2 Kiểm tra teo âm đạo thế nào?
Thông thường, tình trạng này có thể được chẩn đoán với một cuộc thăm khám bệnh của các bác sĩ chuyên khoa. Theo đó, các chị em nên mạnh dạn thảo luận về các triệu chứng khó chịu mà bạn đang gặp phải ở âm đạo.
Video đang HOT
Thông thường, tình trạng này có thể được chẩn đoán với một cuộc thăm khám bệnh của các bác sĩ chuyên khoa
Sau đó, để chắc chắn hơn, các bác sĩ sẽ bắt đầu tiến hành kiểm tra cơ thể và từ đó sẽ nhận diện được những thay đổi rõ ràng và quan trọng trong âm đạo nhằm hướng bạn có cách giải quyết và điều trị bệnh.
3 Biện pháp điều trị teo âm đạo cho các chị em
Trong một số trường hợp, những chị em có thể sử dụng chất bôi trơn và chất dưỡng ẩm để giữ cho các mô của âm đạo ẩm và linh hoạt hơn, từ đó giúp chuyện ấy thoải mái hơn. Nếu những biện pháp này vẫn không đủ để cứu cánh thì liệu pháp dùng estrogen có thể được thay thế. Việc thay đổi hormone có thể ngăn chặn nhiều những thay đổi liên quan đến chứng teo âm đạo và giúp đảo ngược một số thiệt hại do teo âm đạo gây nên tại một số thời điểm thích hợp.
Trong một số trường hợp, những chị em có thể sử dụng chất bôi trơn và chất dưỡng ẩm để giữ cho các mô của âm đạo ẩm và linh hoạt hơn, từ đó giúp chuyện ấy thoải mái hơn.
Bên cạnh đó, các chị em không nên xấu hổ để thảo luận tất cả các vấn đề như khô âm đạo với các bác sĩ phụ khoa. Bởi vì khô âm đạo cũng có thể là một triệu chứng của một bệnh nào đó tiềm ẩn nên được giải quyết.
Thường thì một bác sĩ phụ khoa có thể điều trị cho tình trạng này của bạn. Đôi khi bạn có thể phải đến gặp một bác sĩ nội tiết chuyên về các vấn đề y tế liên quan đến các kích thích tố để điều trị.
Bác sĩ nội tiết có thể khuyên bạn nên thử nghiệm sử dụng nội tiết tố để xác định hàm lượng hoóc môn của cơ thể. Đây là biện pháp để tìm ra một liều lượng estrogen thích hợp giúp giải quyết chứng teo âm đạo và hạn chế các tác dụng phụ của chúng.
Theo VNE
Âm đạo bất thường ở bé gái
Những trường hợp bé gái có 2 âm đạo, không có âm đạo... dù hiếm gặp nhưng vẫn có. Cha mẹ cần chú ý để chữa trị kịp thời.
Cuối tháng 6 vừa qua, BV Nhi đồng 2 TPHCM vừa phẫu thuật chữa trị thành công cho cô bé 12 tuổi tên P. có đến 2 âm đạo, 2 tử cung. P nhập viện vì tình trạng đau bụng trong giai đoạn có kinh. Bé có tiền căn mỗi lần có kinh đều đau bụng rất dữ dội, lượng máu kinh ra bình thường, đi khám nhiều nơi đều cho là đau bụng kinh đơn thuần.
Lần này nhập viện bệnh viện Nhi đồng 2 ngoài triệu chứng đau bụng bé còn tiểu khó và táo bón. Các BS tại BV nhi đồng 2 2 phát hiện ra bé có bất thường về giải phẫu Niệu Sinh dục, bé có 2 tử cung và 2 âm đạo. Trong đó, hệ thống tử cung âm đạo bên trái hoạt động bình thường, do đó bé vẫn có kinh hàng tháng. Tuy nhiên, hệ thống tử cung bên phải bất thường, nhỏ hơn và âm đạo bên tổn thương này lại bị bít lỗ ra, dẫn tới khi bé gái tới tuổi dậy thì có kinh, thì kinh chảy vào vùng âm đạo bít này gây ứ trệ, gây đau dữ dội khi mỗi lần hành kinh.
Bé được phẫu thuật xẻ đường âm đạo bít thoát những dịch kinh ứ đọng lâu ngày và tái tạo lại âm đạo. Hiện bé khỏe và đã xuất viện. Theo Ths.Bs Phạm Ngọc Thạch, tử cung âm đạo đôi rất hiếm gặp, tần xuất khoảng 1/25.000 trẻ gái sinh ra. Chính vì bệnh hiếm gặp, biểu hiện bệnh thường xảy ra trong chu kì có kinh nên thường dễ nhầm lẫn với thống kinh.
Ngoài chứng âm đạo đôi, âm đạo của bé gái còn gặp nhiều bất thường khác như không có âm đạo, teo âm đạo, âm đạo có vách ngăn...
Cụ thể, không có âm đạo là tình trạng những bạn gái khi sinh ra đã không có âm đạo, tuy nhiên vẫn có thể có tử cung và buồng trứng như bình thường. Trường hợp này, máu kinh cũng không thể thoát ra ngoài được nên bị đọng lại trong tử cung và tràn lên sừng tử cung.
Teo âm đạo bẩm sinh là tình trạng người phụ nữ vẫn có đủ 2 buồng trứng, tử cung, vòi trứng hoàn chỉnh, nhưng chỉ có phần trên âm đạo, còn phần dưới bị teo lại và bít kín. Do vậy, khi đến tuổi dậy thì, máu kinh cũng không thể thoát ra bên ngoài được, khiến bạn gái thường hay bị đau bụng, bụng dưới ngày càng to ra do bị ứ máu kinh lâu ngày. Với những trường hợp này, bác sĩ sẽ mở một đường âm đạo mới cho bạn gái.
Âm đạo có vách ngăn (hay còn gọi là âm đạo kép) có hai loại. thứ nhất là vách ngăn ngang âm đạo: Trong âm đạo có vách ngăn ngang âm đạo, có thể nằm ở 1/3 trên hay 1/3 giữa. Nếu vách ngăn không thủng thì sẽ có biểu hiện giống như trường hợp màng trinh không thủng. Nếu vách ngăn có thủng thì chỉ phát hiện được khi quan hệ tình dục dương vật - âm đạo.
Trường hợp thứ 2 là vách ngăn dọc âm đạo: Thường có khoảng 20% trường hợp này đi kèm với dị dạng tử cung. Vách ngăn dọc âm đạo có thể hoàn toàn suốt dọc âm đạo hoặc chỉ một phần. Biểu hiện chủ yếu là đau khi giao hợp hoặc không giao hợp được.
Ngoài ra, phụ nữ còn có thể rơi vào tình trạng khó khăn hơn khi cơ quan sinh dục trong và ngoài không tương thích. Có nghĩa là trong quá trình phát triển biệt hoá cơ quan sinh dục, bộ phận sinh dục trong và ngoài có thể không tương thích với nhau, ví dụ: có buồng trứng, tử cung, nhưng âm vật lại phì đại gần như dương vật, môi lớn xệ xuống gần như bìu (nhưng không có tinh hoàn); Hoặc bộ phận sinh dục ngoài gần giống với nữ (dương vật nhỏ, ngắn, bìu nhỏ), nhưng lại không có tử cung, buồng trứng mà lại có tinh hoàn trong bìu.
Theo các bs thì trẻ gái ở tuổi dậy thì, đau bụng có tính chu kì hàng tháng nhất là vào thời kì hành kinh nên lưu ý, nếu siêu âm có bất thường thì cần phải được khám chuyên khoa để phát hiện các chứng bất thường ở âm đạo để điều trị kịp thời, bảo toàn cơ quan sinh sản cho bé gái.
Chẳng hạn với chứng âm đạo có vách ngăn, trong cả hai trường hợp đều có thể ảnh hưởng đến việc sinh con sau này của bé gái. Chính vì vậy, nếu nghi ngờ có vách ngăn âm đạo cần đi kiểm tra, BS có thể phẫu thuật để tạo hình dạng bình thường cho âm đạo.
Hay tình trạng cơ quan sinh dục trong và ngoài không tương thích có từ trong giai đoạn bào thai và ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định giới tính của trẻ sau khi ra đời. Nếu phát hiện sớm, có thể phẫu thuật chỉnh hình để cơ quan sinh dục trong và ngoài tương ứng với nhau và bảo tồn được chức năng của các cơ quan sinh dục.
Nếu để trẻ lớn, đã nhận thức được về giới tinh của bản thân cũng như đã phát triển thiên về giới tính nào thì có thể được chỉnh sửa cơ quan sinh dục cho phù hợp cho giới tính đó. Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề này vẫn còn đang được tranh cãi về mặt pháp lý vì trẻ có thể có giới tính nữ trong giấy khai sinh nhưng phát triển theo giới tính nam và buộc phải phẫu thuật theo giới tính nam.
Theo VNE
"Cô bé" có thể teo đi nếu bị "bỏ quên" Cũng giống như các cơ bắp tay, bắp chân, nếu không được hoạt động liên tục, thường xuyên thì các cơ ở âm đạo sẽ bị teo đi. Bác sĩ ơi, em có một thắc mắc này mong được bác sĩ tư vấn giúp em. Em có một người dì năm nay đã ngoài 40 tuổi. Dạo gần đây dì em thường hay...