Những điều cần biết về Stock Android
Android là hệ điều hành phổ biến nhất trên thị trường các thiết bị di động hiện nay, tuy nhiên sự khác biệt giữa phiên bản gốc ( Stock Android) và những phiên bản khác ( Custom ROM) thì không phải ai cũng biết.
Stock Android là gì?
Stock Android còn được gọi với một cái tên khác là Android Gốc. Đây chính là phiên bản thuần khiết nhất đến từ Google và do Google phát hành mà cụ thể hơn là phiên bản Android trên dòng sản phẩm Google Pixel. Phiên bản Android này vô cùng sạch sẽ, không có bất kì bloatware nào của các hãng sản xuất smartphone hiện nay.
Mỗi hãng sản xuất smartphone sẽ lấy Stock Android làm nền tảng và sau đó custom lại thành hệ điều hành riêng của mình. Samsung có One UI, Vivo có Funtouch OS, Oppo có Color OS, Huawei có EMUI.
Những lợi ích của Stock Android
Rất nhiều người dùng hiện nay đều đồng nhất với ý kiến cho rằng Stock Android sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất, thuần túy nhất với nhiều lợi ích mà không phải hệ điều hành nào cũng mang lại được.
1 – Bảo mật của Stock Android cao hơn, an toàn hơn
Hệ điều hành Android vì quá phổ biến nên đã bị những kẻ xấu liên tục tấn công trong suốt nhiều năm qua. Vì là sản phẩm của chính Google phát hành nên Stock Android sẽ nhận được bản cập nhật nhanh hơn so với việc Google phân phối về các hãng.
Video đang HOT
Chính việc phân phối các bản vá bảo mật về các hãng và chờ đợi các hãng cập nhật cho người dùng nên Android mới bị phân mảnh nhiều như ngày nay.
Luôn luôn cập nhật phiên bản Android bạn đang có trên thiết bị của mình là một lựa chọn khôn ngoan nhất.
2 – Những phiên bản Android và Google Apps mới nhất
Thỉnh thoảng, cách giải quyết vấn đề chậm phát hành phiên bản Android mới của các hãng như đã nói ở trên là “mua ngay sản phẩm mới nhất của họ” mặc dù cái giá phải bỏ ra rất cao rồi sau đó lại y như cũ vì phải chờ đợi cập nhật.
Các thiết bị chạy Stock Android như Google Pixel thì lại khác, ngay sau khi Google công bố phát hành phiên bản mới thì chúng sẽ được nâng cấp ngay.
Hệ điều hành mới nhất xuất hiện thì các ứng dụng bên trong nó cũng được nâng cấp mới như Google Assistant và các tính năng mới nhất đều xuất hiện kèm với Android 10. Giao diện người dùng và hiệu năng sử dụng cũng được tăng lên.
3 – Tránh được những ứng dụng trùng lặp và Bloatware
Các hãng sản xuất đã custom phiên bản Android họ nhận được nhằm tạo ra những skin riêng biệt và sau đó là sản xuất thêm những ứng dụng đi kèm. Một số người thấy thích và sử dụng nhiều, một số người thì không. Chính vì sự phiền toái này nên người ta mới gọi những ứng dụng đi kèm đó là Bloatware (những ứng dụng không cần thiết).
Chưa hết, tổ hợp Google Apps sẽ mang lại nhiều ứng dụng bị trùng tính năng với các ứng dụng mặc định của hãng sản xuất. Ví dụ như Google có trình duyệt web Chrome trong khi hãng sản xuất cũng tích hợp trình duyệt web riêng của mình, việc này gây ra sự lãng phí bộ nhớ trong không cần thiết.
4 – Hiệu năng tốt hơn, nhiều dung lượng trống hơn
Thật sự mà nói thì bloatware sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu năng và thời lượng pin của thiết bị Android mà bạn đang sở hữu, đặc biệt là khi chúng thuộc dạng chạy nền. Google đã góp phần khắc phục điều đó bằng cách cải thiện hiệu năng hoạt động và cải thiện thời lượng pin cho các thiết bị.
Bloatware không thể gỡ ra trừ khi bạn root thiết bị, tuy nhiên việc root này sẽ khiến cho bạn mất đi quyền bảo hành. Hãy cân nhắc thật kĩ nếu muốn gỡ chúng ra.
5 – Người dùng có nhiều lựa chọn hơn
Nhiều khách hàng muốn quyền sở hữu thiết bị của họ ở mức tối đa mà không cần đến các ứng dụng và skin đi kèm của hãng sản xuất. Nếu dùng Stock Android thì hiển nhiên là họ sẽ không phải đụng đến bloatware rồi.
Những mẫu smartphone nào đang chạy Stock Android trên thị trường?
Hiện nay có những dòng sản phẩm sau đây đang cài đặt Stock Android:
- Những mẫu smartphone Nokia của HMD Global.
- Google Pixel.
- Motorola Razr và Motorola One của Lenovo.
Theo FPT Shop
Không chỉ dùng chip Snapdragon 865, OnePlus 8 Pro còn có màn hình 120Hz ấn tượng
Smartphone chuyên chơi game ASUS ROG Phone là mẫu điện thoại đầu tiên có màn hình với tốc độ làm tươi 90Hz, ra mắt vào năm 2018. Với sự ra mắt của OnePlus 7 Pro trong năm nay, xu hướng màn hình 90Hz đã dần trở thành tiêu chuẩn trên flagship, bao gồm cả Google Pixel.
Bây giờ, Samsung dự kiến sẽ ra mắt Galaxy S11 vào đầu năm sau với màn hình 90Hz. Nhưng nếu các báo cáo hôm nay đáng tin cậy thì OnePlus sẽ còn đi trước 1 bước.
Nguồn tin hôm nay cho rằng, OnePlus 8 Pro sẽ có màn hình siêu mượt với tốc độ làm tươi 120Hz. Tuy nhiên, nó không phải là smartphone đầu tiên có màn hình như vậy, bởi chiếc ASUS ROG Phone 2 đang bán trên thị trường đã có màn hình 120Hz.
Điều thú vị là các tin đồn cũng chỉ ra rằng, iPhone vào năm sau cũng sẽ có màn hình 120Hz, mà Apple sẽ gọi là "ProMotion OLED". Nếu bạn không nhớ thì Apple đã trang bị màn hình "ProMotion" trên iPad Pro từ 2 năm trước và dự kiến cũng sẽ tích hợp màn hình tương tự cho iPhone 2020.
Không chỉ màn hình 120Hz, OnePlus 8 Pro dự kiến còn tích hợp 4 camera mặt sau, trong đó có camera chính 64 MP hoặc 108 MP, 1 cảm biến góc cực rộng, camera tele hỗ trợ zoom quang 3x, cảm biến còn lại có thể là cảm biến độ sâu.
Render OnePlus 8 Pro
OnePlus 8 Pro sẽ dùng chip Snapdragon 865, bộ nhớ RAM thấp nhất là 8 GB, ROM ít nhất là 128 GB. Các hình ảnh render được chia sẻ cho thấy OnePlus 8 Pro có màn hình cong 3D với 1 lỗ khoét nhỏ ở góc trên bên trái.
OnePlus 8 Pro có thể sẽ ra mắt vào quý 2/2020, hy vọng nhiều thông tin hơn về smartphone này sẽ rò rỉ trong thời gian tới.
Theo Thế Giới Di Động
Google Pixel đời đầu sẽ nhận được bản cập nhật cuối cùng vào tháng 12 Hôm nay, Google đã xác nhận với website công nghệ The Verge rằng bộ đôi Google Pixel thế hệ đầu tiên sẽ chỉ nhận được thêm một bản cập nhật. Hôm nay, Google đã xác nhận với website công nghệ The Verge rằng bộ đôi Google Pixel thế hệ đầu tiên sẽ chỉ nhận được thêm một bản cập nhật. Điều đó có...