Những điều cần biết về nước làm mát ôtô
Dưới đây là những thông tin hữu ích về nước làm mát ôtô mà tài xế cần lưu ý.
Có 4 loại nước làm mát ôtô. Ảnh: MT
Nước làm mát ôtô là gì?
Nước làm mát ôtô đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải nhiệt của động cơ. Nó sẽ duy trì nhiệt độ hoạt động tối ưu của động cơ, giúp động cơ bình ổn nhiệt độ.
Trong trường hợp động cơ quá nóng, nước làm mát ôtô không đủ để giải nhiệt động cơ, các máy tính điện tử trên xe ôtô sẽ tự động dừng hoạt động của động cơ để đảm bảo an toàn.
Trên các xe đời cũ không có hệ thống giám sát nhiệt độ nước làm mát, động cơ quá nóng sẽ dẫn đến bó máy, xe không hoạt động, thậm chí có thể xảy ra cháy nổ.
Video đang HOT
Những loại nước làm mát ôtô
Có 4 loại nước làm mát động cơ ôtô, cụ thể là 4 màu sắc khác nhau để người sử dụng có thể phân biệt, bao gồm: Nước làm mát màu xanh lá và màu đỏ (loại LLC), nước làm mát màu xanh dương và màu hồng (loại SLLC).
Nguyên nhân của sự khác biệt về màu sắc này là bởi thành phần hóa học bên trong các loại dung dịch này không giống nhau, đồng thời chỉ số đóng cặn và nhiệt độ sôi của các loại nước này cũng có sự riêng biệt.
Khi nào phải thay nước làm mát ôtô?
Theo khuyến cáo chung, sau khi xe di chuyển mỗi 40.000 – 50.000km (tương đương từ 4 đến 5 năm sử dụng), bạn nên cân nhắc thay thế dung dịch làm mát cho ôtô. Tuy nhiên, nếu bạn di chuyển ôtô với tần suất lớn, sử dụng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt hoặc thường xuyên vận chuyển hàng hóa nặng, cồng kềnh, thời gian thay nước làm mát cho xe có thể là sớm hơn so với thường lệ.
Theo đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra bình đựng két nước để xác định thời gian thay dung dịch làm mát cho xe. Ngoài ra, tài xế cũng cần để ý tới những vấn đề khác như loại dung dịch sử dụng, tần suất xe chạy, điều kiện thời tiết… để lựa chọn thời điểm thay nước làm mát phù hợp.
Chi tiết các bước thay nước làm mát cho ôtô
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ để thay thế nước làm mát xe ôtô;
Bước 2: Xả sạch nước làm mát ôtô cũ trong hệ thống, lưu ý thực hiện lúc xe đã nguội hoàn toàn, để tránh bị bỏng;
Bước 3: Rửa bình chứa bằng nước sạch;
Bước 4: Pha hỗn hợp nước làm mát ôtô với nước tinh khiết hoặc nước cất theo công thức của nhà sản xuất. Chỉ áp dụng với nước làm mát sử dụng công nghệ axit hữu cơ.
Bước 5: Đổ hỗn hợp nước làm mát ôtô đã pha chế vào trong bình chứa chính, cũng như bình nước phụ;
Bước 6: Đề máy để xe chạy, theo dõi đến khi bình nhiệt sủi bọt khí và nước làm mát ôtô bắt đầu rút dần. Trong suốt quá trình này, liên tục theo dõi kim nhiệt để tránh động cơ bị quá nóng. Nếu kim nhiệt tăng đến gần mức đỏ thì tắt động cơ ngay và theo dõi lượng nước làm mát ôtô trong bình;
Bước 7: Nếu nước làm mát ôtô rút xuống, tiến hành châm đầy cả bình chính và phụ. Sau đó đậy nắp và có thể sử dụng bình thường.
Bước 8: Dùng phễu để thu gom nước làm mát cũ cho vào bình chứa và xử lý chất loại thải theo quy định.
Nếu trong quá trình sử dụng, động cơ bị nóng, bổ sung thêm nước làm mát ôtô vào bình phụ, vì bọt khí còn đọng lại bên trong hệ thống giải nhiệt.
Dùng nước máy thay nước làm mát ô tô có thể làm hư luôn máy xe
Nhiều người dùng xe dùng nước máy thay nước làm mát chuyên dụng khiến máy bị oxy hoá, hệ thống làm mát bị đóng cặn đến mức không thể nhìn được mực nước trong bình.
Nước làm mát cho xe ô tô là dung dịch có tác dụng giải nhiệt cho động cơ xe hơi, giúp cho xe hoạt động tốt nhất. Đây là loại dung dịch quan trọng mà các tài xế phải thường xuyên kiểm tra. Đặc biệt, bình chứa nước làm mát thường có màu nhựa trong suốt mà nhiều tài xế không biết mục đích của việc này.
Theo kỹ sư Lê Văn Tạch chia sẻ, các nhà sản xuất thường thiết kế bình nước làm mát động cơ được làm bằng nhựa trong suất, còn nước làm mát động cơ có màu (màu đỏ hoặc màu xanh), mục đích là để lái xe dễ kiểm tra lượng nước làm mát động cơ. Vậy nhưng rất nhiều người dùng xe không để ý, dùng nước máy thay nước làm mát chuyên dụng khiến máy bị oxy hoá, hệ thống làm mát bị đóng cặn đến mức không thể nhìn được mực nước trong bình. Do đó, những xe này có nguy cơ phải làm lại máy rất cao.
Các tài xế nên kiểm tra nước làm mát theo yêu cầu của nhà sản xuất. ẢNh: TN
Theo tìm hiểu, nước làm mát bao gồm nước cất và dung dịch ethylene glycol làm mát và một số chất khác có tác dụng ngăn ngừa quá trình ăn mòn, chống bốc hơi... Trong khi đó nước lã, nước máy mà con người hay dùng cho sinh hoạt bao gồm rất nhiều hợp chất và có cả cặn đá vôi. Nếu như dùng nước lã trộn vào dung dịch nước làm mát và sử dụng trong 1 thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của động cơ.
Thông thường, sau khi di chuyển được lộ trình 40.000-50.000 km (tương ứng khoảng 2-3 năm), chủ xe cần vệ sinh bình đựng làm mát và thay dung dịch làm mát mới. Tuy nhiên, trong từng trường hợp như xe di chuyển với tần suất lớn, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mùa hè nóng bức hay luôn chở tải trọng lớn cũng khiến cho bình nước làm mát nhanh cạn hoặc bị rò rỉ. Chính vì thế, 1 trong những cách chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô, chủ xe cần chú trọng kiểm tra bình nước làm mát động cơ.
Đừng tiếc vài phút mở nắp capo kiểm tra trước mỗi chuyến đi Chỉ cần bỏ ra 2-3 phút kiểm tra các bộ phận dưới nắp capo có thể sẽ cứu chiếc xe của bạn khỏi lâm vào cảnh "nằm đường", tiền mất tật mang. Cuộc sống bận rộn hoặc cũng có thể do thói quen nên rất nhiều người chỉ biết trèo lên xe rồi lái đi mà không hề có sự quan sát hay...