Những điều cần biết về mua ô tô trả góp
Liệt kê chi tiết các yêu cầu, thủ tục cần thiết để có thể sở hữu chiếc xe mình yêu thích bằng hình thức trả góp.
Bài này gồm 3 phần chính:
- Giấy tờ cần chuẩn bị để mua xe trả góp: bao gồm cá nhân mua và công ty mua.
- Quy trình mua xe trả góp.
- Đơn vị cho vay trả góp: bao gồm ngân hàng và tổ chức cho thuê tài chính.
Giờ chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu từng phần.
Phần 1: Giấy tờ cần chuẩn bị để mua xe trả góp.
Với cá nhân mua :
- Giấy tờ tùy thân: Photo hộ khẩu, Photo CMND, Giấy chứng nhận độc thân hoặc giấy kết hôn.
-Giầy tờ chứng minh khả năng tài chính:
Chứng minh thu nhập bằng: hợp đồng lao động, bảng lương, sổ tiết kiệm, tài khoản cá nhân.
Cá nhân sở hữu tài sản có giá trị: nhà cửa, đất đai, các loại ô tô, máy móc, dây chuyền nhà máy, nhà xưởng,…
Hợp đồng cho thuê xe, thuê nhà, cho thuê xưởng, giấy góp vốn, cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu.
Nếu cá nhân có công ty riêng mà thu nhập chủ yếu từ công ty thì thêm: báo cáo thuế, báo cáo tài chính, bảng lương, bảng chia lợi nhuận từ công ty. Giấy phép đăng ký kinh doanh.
Hoá đơn chi phí cá nhân các tháng gần nhất: điện thoại, chi phí giao dịch làm ăn.
Không nhất thiết phải là toàn bộ giấy tờ nêu trên, tùy vào yêu cầu của bên cho vay thì các bác sẽ cung cấp.
Video đang HOT
- Đơn xin vay vốn và phương án trả lãi (theo mẫu của bên cho vay)
Trong trường hợp cá nhân mua không đủ điều kiện, có thể nhờ người thân có khả năng thu nhập tốt làm giấy bảo lãnh cho Ngân hàng thẩm định.
Với công ty hoặc doanh nghiệp mua xe:
- Giấy phép kinh doanh.
- Giấy bổ nhiệm Giám đốc, bổ nhiệm kế toán trưởng.
- Giấy đăng ký sử dụng mẫu dấu (bản copy).
- Mã số thuế.
- Báo cáo thuế 01 năm gần nhất.
- Báo cáo hoá đơn VAT 01 năm gần nhất.
- Điều lệ công ty.
- Biên bản họp của hội đồng quản trị.
- Hợp đồng kinh tế đầu ra, đầu vào.
- Giấy sở hữu cơ sở vật chất: nhà máy, dây chuyền, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, ôtô khác.
- Đơn xin vay vốn và phương án trả lãi
Tùy bên cho vay như thế nào thì các bác sẽ cung cấp giấy tờ theo yêu cầu.
Phần 2: Quy trình mua xe trả góp.
- Khách hàng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn của nhân viên tín dụng.
- Nhân viên thẩm định đến tận nhà để thẩm định và lấy hồ sơ.Nếu mọi việc tốt đẹp thì tiến hành bước tiếp theo
- Nếu vay qua ngân hàng:
Sau khi có giấy tài trợ tín dụng và hồ sơ xe, khách hàng phải tiến hành đóng tiền xe và chi phí làm thủ tục đăng ký xe (đóng tiền cho đại lí bán xe)
Khi có biển số xe và có giấy hẹn, khách hàng lên ngân hàng ký hợp đồng tín dụng, đóng phí hành chính và giấy nhận nợ của ngân hàng.
Khi tiền chuyển khoản của ngân hàng vào tài khoản của đại lí bán xe thì khách hàng mang theo CMND và giấy giới thiệu lên nhận xe, ký biên bản bàn giao xe với giấy tờ xe hợp lệ theo pháp luật.
Khi có giấy đăng ký xe, Ngân hàng sẽ đi đăng ký và sao y cho khách hàng một bản để sử dụng.
- Trường hợp khách mua qua Công ty cho thuê tài chính thì khách hàng đóng tiền xe tại Công ty cho thuê tài chính. Chi phí đăng ký xe khách hàng phải chịu, Biên bản bàn giao xe 03 bên cùng ký để công ty cho thuê tài chính giải ngân cho hãng xe.
Phần 3: Đơn vị cho vay trả góp: bao gồm ngân hàng và công ty cho thuê tài chính.
Ngân hàng:
- Mức tài trợ thông thường 70% trên tài sản thế chấp.
- Thời gian tối đa 5 năm.
- Lãi suất thông thường của NHTMCP : tùy thời điểm,ngân hàng thường là 1%/tháng
- Chi phí : phí thủ tục hành chánh . Thủ tục hành chánh tại ngân hàng gồm: phí đảm bảo tài sản, phí mở tài khoản, phí công chứng sao y, cà vẹt xe, mua bảo hiểm thân xe.
Công ty cho thuê tài chính:
- Mức tài trợ tối đa 70% trên tài sản thế chấp.
- Thời gian tối đa 05 năm.
- Lãi suất ưu đãi : tùy công ty, thường là 1%.
- Công ty cho thuê tài chính đứng tên chủ xe, sau khi khách trả hết nợ, công ty sẽ sang tên lại cho khách.
- Chi phí : phí thủ tục hành chính,thủ tục hành chính tại công ty cho thuê tài chính gồm: phí đảm bảo tài sản, phí mở tài khỏan, phí công chứng sao y, cà vẹt xe, mua bảo hiểm thân xe trong thời gian vay.
Theo Infonet
Nguyên Tổng giám đốc ALC II "biến" tàu trăm triệu thành 130 tỷ chối tội tham ô
Hôm nay (6/4), Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đã xét xử vụ "tham ô tài sản" nâng khống con tàu lặn giá từ trăm triệu lên 130 tỷ đồng do Vũ Quốc Hảo (nguyên Tổng giám độc công ty cho thuê tài chính II - tức Cty ALC II) và đồng phạm thực hiện.
Trước đó, vào tháng 9/2014, cấp sơ thẩm đã tuyên phạt: Vũ Quốc Hảo (nguyên Tổng giám đốc Cty ALC II), Nguyễn Minh Tuấn (nguyên Chủ tịch HĐQT Cty Cát Long Hải), Hoàng Lộc (nguyên Tổng giám đốc Cty cổ phần Thẩm định, giám định Việt Nam) cùng mức án tử hình về tội "tham ô tài sản".
Bị cáo Vũ Quốc Hảo
Cũng trong phiên tòa sơ thẩm trước đó, các đồng phạm: Vũ Đức Hòa (nguyên Giám đốc Cty Cát Long Hải), Lê Thị Minh Huệ (nguyên Kế toán trưởng Cty Cát Long Hải), Lê Phúc Đức (nguyên Trưởng phòng Thẩm định, Cty Cổ phần thẩm định, giám định Việt Nam), Nguyễn Văn Tài (nguyên Phó giám đốc Cty ALC II) bị phạt tù chung thân. Ba bị cáo còn nhận mức án từ 15 đến 20 năm tù. Cấp sơ thẩm còn buộc các bị cáo Hảo, Hòa, Huệ, Đức liên đới bồi thường số tiền thiệt hại 130 tỉ đồng cho ALC II.
Sau bản án sơ thẩm, 11 bị cáo điều có đơn kháng cáo, trong đó 10/11 bị cáo kháng cáo xin thay đổi tội danh và hình phạt và 1 bị cáo kháng cáo kêu oan.
Cũng trong buổi xét xử phúc thẩm, sau khi tiến hành tóm tắt nội dung bản án sơ thẩm, HĐXX tiến hành xét hỏi. Trả lời HĐXX, Vũ Quốc Hảo chối tội "tham ô". Bị cáo thừa nhận có ký các hợp đồng, nhưng không phải để tham ô mà là vì mục đích đáo nợ cho Cty ALC II để thuận lợi cho việc cổ phần hóa của Cty ALC II.
Theo nội dung bản án sơ thẩm, trong thời gian đương nhiệm chức Tổng giám đốc Cty ALC II, Vũ Quốc Hảo và Phạm Minh Tuấn thành lập Cty Cát Long Hải (là công ty sân sau của Hảo).
Biết ông Kochi (người Nhật Bản) có tàu lặn Tinro 2 và muốn hợp tác nên Hảo đã thỏa thuận đưa tàu này thành tài sản góp vốn vào Cty Cát Long Hải. Do tàu không có hồ sơ pháp lý, chưa được đăng ký, đăng kiểm nên Hảo đã chủ mưu cùng các đồng phạm khác chuyển tàu Tinro 2 ra Hải Phòng để tạo tình huống cho Hải quan Hải Phòng bắt giữ. Sau đó, tàu này được bán đấu giá và Cty Cát Long Hải mua với giá 100 triệu đồng.
Các đối tượng đã tìm cách nâng giá trị tàu lặn Tinro 2 từ 100 triệu đồng lên thành 130 tỉ đồng và chỉ đạo cấp dưới thực hiện hợp đồng mua bán, thuê tài chính giữa Cty ALC II và Cty Cát Long Hải để giải ngân 130 tỉ đồng. Trong phi vụ này, Hảo chiếm đoạt 79 tỉ đồng.
Ngoài vụ này, liên quan đến hàng loạt sai phạm trong thời gian điều hành Cty ALC II. Trước đó Hảo đã bị TAND TP.HCM tuyên phạt mức án tử hình về hành vi tham ô làm thất thoát 530 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau đó, TAND Tối cao tại TP.HCM đã xử phúc thẩm, tuyên hủy một phần bản án, do đó bị cáo Hảo tạm thoát án tử trong vụ án này.
Mặt khác, Hảo còn bị tuyên phạt 12 năm tù về tội "cố ý làm trái quy định trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" trong một sai phạm khác cũng tại Cty ALC II.
Theo dự kiến, phiên xử phúc thẩm sẽ diễn ra trong hai ngày: từ ngày 6 đến ngày 7/4.
Theo_An ninh thủ đô
Vị tổng giám đốc 'thổi' giá thiết bị từ 100 triệu lên 130 tỷ - Với việc "thổi giá" thiết bị lặn gấp 1.300 lần để rút tiền Nhà nước, vị cựu Tổng giám đốc Công ty cho thuê tài chính II và 2 đồng phạm đã bị cấp sơ thẩm tuyên phạt mức án tử hình. Ngày 6/4, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án "tham ô...