Những điều cần biết về đơn vị tiền tệ bí mật Bitcoin
Gần đây xôn xao dư luận về một loại “tiền tệ” số hóa có tên Bitcoin được công chúng coi như tiền thật nhưng không do chính phủ phát hành
Thời gian gần đây, điều có thể dễ nhận thấy rằng mọi người nói chuyện và bàn luận không ngừng về “ Bitcoin” . Các nhà kinh tế đã tìm thấy nó rất hấp dẫn nhất là khi Matthew Ingram GigaOM phát hiện và chỉ ra một số vấn đề xoay quanh nó.
Không những thế nó thậm chí còn nhận được sự chú ý của một nhà kinh tế có tầm cỡ như Paul Krugman , người đã cho rằng nó như một quá trình thiết lập lại chế độ bản vị vàng.
Vậy thực sự “ Bitcoin” là cái gì mà thu hút được nhiều sự quan tâm đến như vậy?
Bitcoin là gì?
Bitcoin được nhắc tới như một sự phân cấp khác biệt, chưa từng được biết đến trước đấy và đáng chú ý là thực hiện kỹ thuật số hóa trong tiền tệ. Thời gian gần đây nó nhận được rất nhiều quan tâm chú ý của công chúng.
Nhưng điều này không hẳn là một phát minh hoàn toàn mới – Bitcoin đã có nguồn gốc phất triển từ năm 2008 được Satoshi Nakamoto tạo ra từ chiếc máy khách Bitcoin đầu tiên.
Và thực sự “Bitcoin” đã khởi đầu như thế nào?
Trong năm 2008, một người nào đó với nickname “Satoshi Nakamoto” đăng một bài báo mô tả cách sử dụng và những ứng dụng hoạt động của Bitcoin. Chỉ một năm ngay sau đó, họ bắt đầu giao dịch và khai thác về Bitcoin.
Vậy Bitcoins đến từ đâu?
Video đang HOT
Và điều chắc chắn là bạn có thể mua Bitcoin bằng tiền. Nhưng chính bạn cũng có thể là người điều tra thăm dò và “đào” ra nó một cách rất dễ dàng.
Với việc sử dụng máy tính của mình, bạn có thể tìm ra được 64 chữ số đã được mã hóa. Bằng việc liên tục tham gia trả lời một cách liên tục các câu đố trên máy tính, bạn sẽ thi đấu với bạn cùng chơi khác để tạo ra các con số mà mạng Bitcoin đang tìm kiếm. Nếu máy tính của bạn có thể tạo ra nó, bạn sẽ nhận được 25 Bitcoins.
Hệ thống Bitcoin được phân cấp và lập trình để tạo ra một số cố định của Bitcoin trong mỗi đơn vị thời gian trên máy tính. Hiện nay, nó được cài đặt tại mức 25 Bitcoins trong 10 phút tham gia. Ước tính vào năm 2140, tổng số Bitcoin trong lưu thông sẽ vượt mức 21 triệu. Nói cách khác, hệ thống Bitcoin sẽ tự duy trì, mã hoá để ngăn chặn lạm phát và được viết lại thành những mật mã để ngăn chặn bất cứ ai có ý định làm gián đoạn mã của nó.
Để có được Bitcoin bạn cần biết những gì ?
Vậy Bitcoin có giá trị bao nhiêu?
Ngay từ lần đầu tiên ra mắt, nó đã không có nhiều giá trị. Một đồng đô la Mỹ giúp bạn có thể mua được 1.309,03 Bitcoins.
Nhưng hiện tại điều đó thì khó có thể thực hiện, một Bitcoin là trị giá 135,30 USD. Bạn có thể tra cứu ngay giá trị hiện tại của Bitcoin bằng cách truy cập trang Preev.com .
Vậy liệu ta có thể nhận được tiền mặt ngay từ những Bitcoin ta đang sở hữu?
Điều đó là hoàn toàn có thể. Thật đơn giản bạn chỉ cần có một liên kết để thực hiện trao đổi Bitcoin. Một trong những liên kết phổ biến nhất hiện nay là Mt.Gox. Hiện tại, chỉ có một số thành viên mới sử dụng ứng dụng này , chủ yếu số đông đã không sử dụng nữa.Họ có sẵn những địa điểm giúp bạn có mua Bitcoins từ người khác hoặc để biến Bitcoins được mã hóa của bạn thành tiền mặt.
Làm thế nào để chắc chắn đây không phải là một sự lừa đảo?
Bitcoins là vô danh vì nó được xây dựng trên một hệ thống phân cấp. Trên thực tế Bitcoins thực sự tồn tại. Tình trạng nặc danh có thể coi như là một việc có ích giúp cho một người nào đó mua cái gì đó mà không muốn để tên mình đi kèm. Khi ai đó tìm kiếm thông tin về bạn thì họ không biết gì ngoài việc địa chỉ tài khoản Bitcoin – bao gồm một chuỗi các chữ cái và con số ngẫu nhiên. Ngoài ra không còn bất cứ thông tin để xác định nào khác.
Có thể cho là hoang tưởng nhưng bạn có thể dễ dàng tạo ra một tài khoản Bitcoin mà không phải mất bất khí một khoản tiền nào. Điều đó hoàn toàn được miễn phí.
Bạn có thể làm gì với chúng?
Trước đây đã có một số mưu mẹo trong việc mua bán các mặt hàng bằng bitcoin. Ví dụ như ma tuý, súng, và một số mặt hàng bất hợp pháp khác, … vẫn luôn có sẵn trên thị trường. Tính chất nặc danh vốn có Bitcoin coi như là một ưu điểm giúp mọi người có thể mua những thứ trên internet mà không cần lo lắng về việc xác định danh tính bản thân mình.
Có rất nhiều thị trường hợp pháp chấp nhận việc mua bán với Bitcoins. Chuỗi khách sạn Howard Johnson vẫn luôn sẵn sàng chấp nhận Bitcoins, BitElectronics là một cửa hàng điện tử chỉ trao đổi bằng bitcoin.
Tại sao bạn nên quan tâm?
Bitcoin là một phương thức để chuyển tiền hoàn toàn nặc danh và miễn phí. Hơn thế nó được xem như một loại tiền tệ không bị bó buộc bởi không gắn liền với bất cứ quốc tịch của quốc gia nào, bạn có thể dễ dàng tự do trao đổi nó với bất cứ ai trên thế giới.
Liệu như vậy Bitcoin có được coi là hợp pháp hay không?
Câu trả lời ngắn gọn là có.
Bitcoins không phải là một loại vật chất được tạo ra để đại diện cho giá trị như phương thức của các hóa đơn USD, tiền xu hay một loại tương tự thế. Chính phủ Mỹ hiện nay không lo lắng về Bitcoin bởi vì nó không giống đồng tiền hay hóa đơn, những thứ đang được sản xuất bởi chính phủ.
Bằng một phép so sánh thì thấy đó là một đồng tiền vật chất khác nhau xuất hiện trong lưu thông 1998-2009. Bernard von NotHaus, một người đã chế tạo ra đồng tiền “mới” tên là Liberty Dollaer đã bị chính phủ Mỹ kết tội chế tạo và lưu hành tiền giả năm 2011.
Bạn có thể tìm hiểu thêm Bitcoin ở những nơi nào?
Có một số nguồn tra cứu giúp bạn có thể tìm hiểu thêm về Bitcoin. Bitcoin subreddit là một nguồn tuyệt vời để bắt đầu cũng như theo dõi các sự kiện hiện tại trong thế giới Bitcoin. Cũng tương tự, bạn cũng có thể tra cứu trên Tạp chí Bitcoin.
Theo GenK
Mã độc chiếm Skype để "đào" Bitcoin lan nhanh
Một phần mềm nguy hiểm đang lan rộng trên Skype với 2.000 lần nhấp chuột mỗi giờ, sau đó sử dụng máy tính của nạn nhân để "cày" tiền Bitcoins cho hacker.
Cảnh báo mới về một phần mềm độc hại đang lan truyền, được nhận diện khi nó cố gắng dụ dỗ người dùng bấm vào một liên kết gửi trong Skype. Đây là mối đe dọa thật sự khác biệt, bởi máy tính tự động tải xuống một ứng dụng ngầm có tính năng "thợ mỏ" Bitcoin, để "đào mỏ" cho những gã tạo ra phần mềm nguy hiểm này.
Hãng bảo mật Kaspersky phát hiện ra mối đe dọa có tên Trojan.Win32.Jorik.IRCbot.xkt vào tối thứ Năm, 4/4 vừa qua. Vào thời điểm đó, hầu hết các nạn nhân đến từ Ý, Nga, Ba Lan, Costa Rica, Tây Ban Nha, Đức và Ukraine, với số lượng trung bình 2.000 lần click mỗi giờ:
Trojan đầu tiên được tải về từ một máy chủ đặt tại Ấn Độ, và nhiều chương trình chống phần mềm độc hại ở mức tương tự như VirusTotal, không thể phát hiện ra nó. Khi máy tính bị nhiễm, những mã độc tiếp tục sử dụng Hotfile để ăn cắp các bit dữ liệu, đồng thời kết nối tới một máy chủ đặt tại Đức để tiến hành thêm.
Với những người chưa biết về Bitcoin, thì đây là một dạng đơn vị tiền tệ ảo (hay tiền điện tử, tiền kỹ thuật số), tạo ra bởi một hacker người Nhật vào năm 2009, dùng linh hoạt cho việc thanh toán trong nhiều giao dịch cả offline và online, thậm chí dễ dàng quy đổi thành các đồng tiền thông dụng từ USD, EUR cho tới YEN. Vì nó không do một tổ chức phát hành trung tâm, không chịu sự quản lý bởi bất kỳ nhà nước nào, và do đó không có cách hiệu quả để khóa một người (hoặc những người dùng từ một quốc gia nhất định) sử dụng đồng tiền này khỏi hệ thống mạng.
Các điểm khai thác Bitcoin chịu trách nhiệm quản lý mạng lưới Bitcoin, và Bitcoin trao cho các điểm được gọi là "thợ mỏ". Độ nguy hiểm của phần mềm độc hại Bitcoin càng tăng thêm, bởi nó khai thác bằng cách dùng các nguồn tài nguyên từ máy tính của người bị hại, mà không cần chủ nhân có nhiều kiến thức về cách sử dụng máy, nên dễ dàng làm tăng số nạn nhân "tự nguyện". Các tội phạm sau đó sử dụng các Bitcoin để tạo ra lợi nhuận, trong khi tốc độ máy tính của nạn nhân bị làm chậm (thậm chí trở thành không ổn định và mức nguy hiểm nhất khiến máy tính hỏng hoàn toàn).
Nguy hại từ trojan qua hình ảnh "ngốn" tốc độ CPU:
Để tránh mối đe dọa này và những mối nguy tương tự có thể có, đừng bấm vào các liên kết "đáng nghi" bạn nhận được trên Skype. Ngoài ra, không gửi liên kết ngẫu nhiên cho những người khác, nhờ đó giúp cho việc ngăn chặn sự lây lan của phần mềm độc hại, và vô hình trung có thể khiến loại hình tội phạm này giảm xuống.
Theo GenK
Người dùng mất 22 tỷ USD từ việc sử dụng phần mềm không bản quyền Mới đây, nghiên cứu toàn cầu mới do IDC thực hiện cho Microsoft về tác động của mã độc trong các phần mềm vi phạm bản quyền, chỉ ra rằng nguy cơ lây nhiễm từ các mã độc không lường trước chiếm tới 33% với người tiêu dùng và khoảng 3 trên 10 doanh nghiệp. Chi phí doanh nghiệp dùng để đối phó...