Những điều cần biết về chứng COVID kéo dài
Chứng COVID kéo dài ( Long Covid) được coi là một nguy cơ đối với y tế cộng đồng ẩn sau đại dịch COVID-19.
Giới khoa học đang trong giai đoạn đầu phát triển và bào chế thuốc điều trị nhằm giảm các triệu chứng bệnh, đồng thời nghiên cứu những nguyên nhân chưa có lời giải về triệu chứng này.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Apple Valley, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học bang Pennsylvania đã thực hiện một công trình nghiên cứu khổng lồ mới, trong đó phát hiện rằng hơn 50% trong số 236 triệu người mắc COVID-19, tính đến thời điểm tiến hành nghiên cứu, có các triệu chứng COVID kéo dài trong hơn 6 tháng.
Theo Giáo sư Amitava Banerjee thuộc Đại học University College London, cho tới nay các nỗ lực y tế chỉ mới tập trung vào việc điều trị bệnh nhân nặng và tránh nguy cơ tử vong, chứ chưa chú trọng đến điều trị triệu chứng của COVID kéo dài.
Cách xác định hội chứng COVID kéo dài:
COVID kéo dài là hiện tượng người mắc COVID phải có các triệu chứng trong 12 tuần hoặc hơn sau khi bị nhiễm bệnh. Một nghiên cứu mới đây của Anh phát hiện rằng cứ 3 người thì có 1 người khẳng định bị mắc chứng này trong vòng 1 năm sau khi được chẩn đoán mắc bệnh.
Bà Rachael Evans, nhà khoa học lâm sàng tại Viện nghiên cứu y tế quốc gia của Anh, nhấn mạnh tính cấp bách của việc tìm ra phương pháp điều trị triệu chứng của COVID kéo dài và việc chăm sóc y tế, qua đó giúp người bệnh chóng bình phục.
Video đang HOT
Những triệu chứng của COVID kéo dài:
Những triệu chứng thường gặp nhất của người bị COVID kéo dài là mệt mỏi và vấn đề về hô hấp. Thậm chí, một số người còn bị tổn thương nội tạng. Trong nghiên cứu về bệnh nhân COVID-19 sau khi nhập viện (PHOSP) của các nhà khoa học thuộc Đại học bang Pennsylvania, cứ 10 người thì có 1 người bị chứng suy giảm nhận thức, hay còn gọi là hội chứng sương mù não (Brain fog).
Bà Margaret O’Hara bị nhiễm virus SARS-CoV-2 vào tháng 4/2020. Điều tệ hơn, bà O Hara đã bị mắc chứng COVID kéo dài trong 1 năm và sau đó, vào tháng 10/2021, bà bị tái nhiễm và một lần nữa mắc hội chứng COVID kéo dài. Bà cho biết luôn cảm thấy mệt mỏi, kể sau khi thức dậy vào buổi sáng. Theo nhóm nghiên cứu, phụ nữ bị béo phì và những người đang dùng thiết bị trợ thở xâm lấn có nguy cơ cao mắc COVID kéo dài.
Nguyên nhân dẫn tới nguy cơ COVID kéo dài:
Tuy vẫn còn nhiều ẩn số về nguyên nhân gây ra COVID kéo dài, nghiên cứu PHOSP đã tìm ra “manh mối” dẫn tới giả thuyết rằng chứng COVID kéo dài là do phản ứng miễn dịch diễn ra liên tục – dấu hiệu của sự viêm nhiễm gia tăng. Theo các nhà khoa học, những người bị COVID kéo dài nghiêm trọng nhất là những người bị hội chứng sương mù não, bị viêm nhiễm ở mức độ cao nhất.
Giáo sư Stephen Holgate thuộc Đại học Southampton đồng thời là người đồng sáng lập công ty Synairgen, chuyên sản xuất thuốc điều trị COVID-19, cho hay hình ảnh chụp cắt lớp cho thấy nội tạng của người bệnh bị viêm. Theo ông Holgate, cơ thể người bệnh phản ứng mạnh với tình trạng viêm nhiễm trong thời gian mắc COVID-19. Các nhà nghiên cứu còn đưa ra giả thuyết khác về sự phản ứng miễn dịch quá mức, đó là việc virus SARS-CoV-2 tấn công vào những bộ phận trữ năng lượng của các tế bào còn gọi là ty thể.
Nỗ lực tìm kiếm phương pháp điều trị chứng COVID kéo dài
Cơ quan y tế quốc gia (NHS) của Anh và hệ thống y tế Mỹ đã thiết lập nhiều cơ sở điều trị COVID kéo dài. Tại những cơ sở này, người bệnh được hỗ trợ sức khỏe tinh thần và tập vật lý trị liệu.
Một số bác sĩ đã tính đến việc sử dụng các loại thuốc có ít tác dụng phụ mà họ tin rằng có thể có tác dụng phần nào trong việc điều trị COVID kéo dài. Những loại thuốc này cũng đa dạng, ví dụ như thuốc kháng histamin, thuốc ức chế cytokine nhằm xử lý tình trạng viêm nhiễm, thuốc kháng acid, thuốc ức chế beta và thuốc chống đông máu. Một nghiên cứu nhỏ gần đây của Đại học Cambridge đã đề xuất sử dụng kết hợp “vi khuẩn thân thiện” có thể giúp giảm bớt các triệu chứng đau ruột của triệu chứng COVID kéo dài và hỗ trợ cải thiện sức khỏe tổng thể.
Kỳ vọng về thuốc điều trị COVID kéo dài trong tương lai
Theo ông Bill Hinshaw, Giám đốc điều hành của công ty công nghệ sinh học Axcella Therapeutics có trụ sở tại Boston, hiện chưa có nhiều thuốc điều trị chứng COVID-19 đang trong quá trình thử nghiệm. Hãng Axcella Therapeutics và Đại học Oxford đang phát triển một loại thuốc giúp giảm viêm và phục hồi chức năng của ty thể. Các nhà khoa học kỳ vọng sẽ có dữ liệu thử nghiệm lâm sàng của thuốc này vào giữa năm 2022.
Trong khi đó, công ty công nghệ sinh học PureTech Health đang nghiên cứu một loại thuốc điều trị tổn thương mô phổi và thuốc này đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2. Ông Michael Chen, người đứng đầu bộ phận đổi mới của PureTech Health, cho biết gần một nửa số người mắc COVID kéo dài bị khó thở, có nghĩa là hàng triệu người có thể bị sẹo ở phổi.
Virus SARS-CoV-2 tồn tại dai dẳng 'hàng tháng' trong cơ thể người
Trang tin Bloomberg ngày 26/12 dẫn một kết quả nghiên cứu cho biết virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 chỉ cần vài ngày để lây lan từ đường hô hấp đến khắp cơ thể người và sau đó có thể tồn tại dai dẳng "hàng tháng".
Hình ảnh minh họa virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong phân tích được cho là toàn diện nhất cho đến nay về sự phân bố và tồn tại của virus trong cơ thể và não bộ, các nhà khoa học thuộc Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) cho biết họ phát hiện ra rằng mầm bệnh có khả năng nhân bản, tái tạo trong tế bào con người ngoài đường hô hấp.
Các kết quả này được công bố trực tuyến ngày 25/12 trong một bản thảo đang được xem xét để xuất bản trên tạp chí uy tín Nature. Theo đó, việc chậm thanh lọc virus khỏi cơ thể là một nguyên nhân tiềm năng dẫn tới những triệu chứng dài dẳng ở những người khỏi bệnh hay còn được gọi là "Long COVID" (COVID kéo dài). Các tác giả nghiên cứu cho rằng việc hiểu cơ chế mà virus tồn tại, cùng với phản ứng của cơ thể hứa hẹn sẽ giúp cải thiện việc chăm sóc cho những người mắc COVID-19.
Ziyad Al-Aly, Giám đốc Trung tâm dịch tễ lâm sàng tại Hệ thống chăm sóc sức khỏe cựu chiến binh St Louis tại bang Missouri (Mỹ), người đứng đầu một số nghiên cứu riêng biệt về COVID kéo dài, nhận định: "Đây là nghiên cứu đặc biệt quan trọng. Bấy lâu nay, chúng ta vẫn đối mặt với câu hỏi tại sao COVID kéo dài dường như ảnh hưởng tới nhiều hệ cơ quan cơ thể người như vậy. Nghiên cứu này có thể làm sáng tỏ phần nào, giúp giải thích tại sao COVID kéo dài có thể xảy ra ngay cả với những người mắc ở thể nhẹ hoặc không có triệu chứng".
Các phát hiện trên chưa được các nhà khoa học độc lập xem xét và đánh giá, đồng thời chủ yếu dựa trên dữ liệu thu thập từ các ca tử vong bởi COVID-19 chứ không phải các bệnh nhân mắc COVID kéo dài hay theo gọi cách gọi khác là mắc "di chứng sau cấp tính của SARS-CoV-2".
Xu hướng lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 với các tế bào bên ngoài đường hô hấp và phổi đang là một chủ đề có nhiều tranh luận, với một số nghiên cứu cho những kết quả trái ngược nhau về khả năng này. Nghiên cứu mới nhất kể trên được thực hiện ở NIH tại thành phố Bethesda, bang Maryland (Mỹ), dựa trên việc lấy mẫu và phân tích các mô được lấy trong quá trình khám nghiệm tử thi của 44 bệnh nhân qua đời sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 trong năm đầu đại dịch ở Mỹ.
Theo Daniel Chertow, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu các mầm bệnh mới của NIH cùng các đồng sự, mức độ trầm trọng của lây nhiễm bên ngoài đường hô hấp cũng như thời gian cần để loại bỏ virus vẫn chưa thể hiện đặc điểm rõ ràng, đặc biệt ở não. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra RNA của SARS-CoV-2 hiện diện dai dẳng ở nhiều bộ phận cơ thể, bao gồm cả vùng não trên, trong khoảng thời gian lên tới 230 ngày sau khi bắt đầu có triệu chứng mắc bệnh. Điều này có thể cho thấy việc nhiễm virus khiếm khuyết, vốn từng được miêu tả trong tình trạng nhiễm virus sởi dai dẳng. Trái ngược với nghiên cứu khám nghiệm tử thi khác về COVID-19, quá trình thu thập mô sau khi khám nghiệm tử thi của nhóm NIH toàn diện hơn và thường diễn ra trong khoảng một ngày sau khi bệnh nhân qua đời.
Các nhà nghiên cứu NIH cũng sử dụng nhiều kỹ thuật bảo quản mô khác nhau để phát hiện và định lượng nồng độ virus, cũng như phát triển virus được thu thập từ nhiều mô, bao gồm phổi, tim, ruột non và tuyến thượng thận từ bệnh nhân qua đời trong tuần đầu tiên mắc COVID-19. Các tác giả cho biết: "Các kết quả cho thấy mặc dù mức độ cao nhất của SARS-CoV-2 là ở đường hô hấp và phổi, virus này có thể phát tán sớm trong quá trình lây nhiễm và lây nhiễm các tế bào khắp toàn bộ cơ thể, bao gồm cả não bộ".
Các nhà nghiên cứu cho rằng nhiễm trùng hệ thống phổi có thể dẫn đến giai đoạn "viremic" (virus xâm nhập vào máu) sớm, trong đó virus hiện diện trong máu và được gieo mầm khắp cơ thể, bao gồm cả qua hàng rào máu não, ngay cả ở những bệnh nhân bị nhẹ hoặc không triệu chứng. Một bệnh nhân trong nghiên cứu khám nghiệm tử thi là một trẻ vị thành niên dường như tử vong vì các biến chứng co giật không liên quan, cho thấy trẻ em bị nhiễm COVID-19 không nghiêm trọng cũng có thể bị lây nhiễm toàn thân.
Các tác giả nghiên cứu cho biết việc "thanh lọc" virus kém hiệu quả hơn trong các mô bên ngoài hệ thống phổi có thể liên quan đến phản ứng miễn dịch yếu bên ngoài đường hô hấp. RNA của SARS-CoV-2 đã được phát hiện trong não của tất cả 6 bệnh nhân khám nghiệm tử thi đã chết hơn 1 tháng sau khi phát triển các triệu chứng và trên hầu hết các vị trí được đánh giá trong não của 5 bệnh nhân, bao gồm một bệnh nhân tử vong 230 ngày sau khi có triệu chứng mắc COVID-19.
Chuyên gia Al-Aly cho biết việc tập trung nghiên cứu vào nhiều vùng não đặc biệt hữu ích: "Nó có thể giúp chúng ta hiểu được sự suy giảm nhận thức thần kinh hay "sương mù não" và các biểu hiện tâm thần kinh khác của chứng COVID kéo dài". Ông kết luận: "Chúng ta cần bắt đầu nghĩ về SARS-CoV-2 như một loại virus ảnh hưởng toàn bộ cơ thể con người. Nó có thể biến mất ở một số người khỏi bệnh, nhưng ở những người khác có thể tồn tại trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng và dẫn tới chứng COVID kéo dài".
Triệu chứng 'long COVID' ở trẻ em và thanh thiếu niên không kéo dài quá 12 tuần Kết quả đánh giá 14 nghiên cứu quốc tế cho thấy các triệu chứng mắc COVID-19 kéo dài (long COVID) ở trẻ em và thanh thiếu niên thường chấm dứt sau 12 tuần. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho trẻ em tại Amsterdam, Hà Lan. Ảnh: AFP/TTXVN Kết quả đánh giá, đăng tải trên tạp chí Pediatric Infectious Disease...