Những điều cần biết về cảm biến tốc độ xe ô tô
Cảm biến tốc độ ô tô ra đời giúp người lái xe yên tâm hơn về vấn đề an toàn. Vậy cảm biến tốc độ ô tô là gì, cấu tạo nguyên lí hoạt động ra sao?
Cảm biến tốc độ ôtô là gì?
Cảm biến tốc độ ôtô là một bộ phận nằm trong hệ thống phanh điện tử, có chức năng đo tốc độ di chuyển của phương tiện. Khi tốc độ của xe đột ngột thay đổi, người điều khiển vẫn có thể kiểm soát được hướng lái.
Theo đó, cảm biến tốc độ giúp phòng chống sự hãm cứng phanh bánh xe ôtô trong trường hợp xe ôtô cần giảm tốc độ đột ngột.
Nguyên lý hoạt động cảm biến tốc độ ôtô
Hệ thống cảm biến tốc độ ôtô hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng từ. Bộ phận có cấu tạo nam châm liên kết với bánh răng kim loại. Do đó, khi bánh xe quay, phần bánh răng này sẽ chuyển động theo.
Cảm biến tốc độ ôtô là một bộ phận nằm trong hệ thống phanh điện tử
Lúc này, các răng trượt qua nam châm sẽ tạo nên dòng điện xoay chiều, được hiểu là tín hiệu điện. Sau đó, các tín hiệu sẽ được báo thông qua số lượng xung, truyền vào bộ mạch cảm biến tốc độ và tính toán vận tốc của xe. Đây chính là nguyên lý hoạt động của cảm biến tốc độ.
Video đang HOT
Các loại cảm biến tốc độ ôtô
Hiện nay, thị trường có hai loại cảm biến chính được trang bị để đo tốc độ ôtô gồm:
Cảm biến hở
Cảm biến hở có cấu tạo gồm: vòng kim loại và đầu đọc tách rời.
Điểm hạn chế của cảm biến này là dễ bị bám bụi, cát hoặc các mảnh kim loại. Điều này gây nên những tác động xấu cho quá trình hoạt động của hệ thống, cụ thể là làm biến đổi dòng cảm ứng thu được.
Cảm biến kín có thiết kế gồm: nam châm và bánh răng kim loại khít với nhau. Điều này khắc phục được tình trạng bụi bẩn bám vào. Vì vậy, loại cảm biến này ít phải bảo dưỡng, lau chùi và giúp phương tiện hoạt động ổn định và hiệu quả.
Hiện nay, mỗi dòng ôtô sẽ trang bị một loại cảm biến tốc độ khác nhau. Bạn có thể mở hệ thống phanh và tìm kiếm ở mặt sau để xác định.
Dấu hiệu máy phát điện ô tô bị hỏng
Chuyển từ xe số sàn sang tự động cần lưu ý điều gì?
Người mới chuyển từ xe số sàn sang tự động nên bỏ túi 3 lưu ý "vàng" sau đây để lái xe an toàn hơn đồng thời tránh được những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.
Nhầm chân ga thành chân phanh
Trong thực tế đã có rất nhiều trường hợp đã xảy ra tai nạn do tài xế bị nhầm chân ga và phanh do không quen điều khiển xe số tự động.
Nên các chuyên gia đưa ra lời khuyên, khi lái xe số tự động nếu không cần phải thêm ga thì tài xế nên chuyển sang đặt nhẹ nên chân phanh (rà phanh). Vì như vậy, nếu có tình huống bất ngờ tài xế sẽ không bị giật mình mà đạp nhầm ga.
Dùng cả hai chân để điều khiển xe
Đối với xe số tự động, chân côn sẽ không còn mà chỉ có chân ga và phanh. Vì vậy, khi điều khiển xe, người lái sẽ chỉ cần chân phải để thao tác qua lại giữa phanh và chân ga còn chân trái sẽ được giải phóng hoàn toàn.
Đối với xe số tự động, chân côn sẽ không còn mà chỉ có chân ga và phanh
Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều lái xe đã quá quen với việc lái và thao tác trên xe số sàn. Vì vậy, việc sử dụng chân trái trong điều khiển xe đã trở thành thói quen và rất khó dể thay đổi ngay. Do đó, dù lái xe số tự động nhưng nhiều tài xế vẫn quen sử dụng chân trái để đạp phanh và chân phải để đạp ga.
Thường xuyên chuyển từ số D về N
Theo thói quen của người lái số sàn thì thường chuyển từ các cấp số tiến về N khi tạm dừng đèn đỏ hay đỗ dốc... Tuy nhiên đây lại là việc cần phải từ bỏ khi sử dụng số tự động nếu không muốn giảm tuổi thọ hộp số.
Vì khi sử dụng xe số tự động, tài xế mà thường xuyên chuyển đổi từ số D về N trong một vài trường hợp thì sẽ khiến các chi tiết bên trong hộp số sẽ thay đổi trạng thái hoạt động. Việc này được lặp lại thường xuyên sẽ dẫn tới sự hao mòn nhanh hơn, đặc biệt là các bộ số bên trong hộp số. Theo thời gian sẽ làm giảm tuổi thọ của hộp số.
Tài xế mà thường xuyên chuyển đổi từ số D về N trong một vài trường hợp thì sẽ khiến các chi tiết bên trong hộp số sẽ thay đổi trạng thái hoạt động
Bỏ quên chế độ chuyển số tay
Hiện nay, hầu hết các mẫu xe số tự động đều đã được tích hợp sang số bằng tay, số bán tự động hay số thể thao với lẫy chuyển số trên vô-lăng. Nhưng, nhiều tài xế chỉ quen lái xe số tự động ở chế độ D, mà bỏ quên chức năng chuyển số bằng tay.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì đây là một sai lầm đối với các lái xe khi di chuyển ở các cung đường đèo dốc. Vì ở chế độ D, khi xe xuống dốc theo quán tính, tốc độ di chuyển nhanh dần và khiến người điều khiển xe phải sử dụng phanh nhiều hơn. Nếu lái xe rà phanh thường xuyên và sinh nhiệt lượng lớn, rất dễ cháy má phanh, mất phanh.
Trong khi đó, việc sử dụng chế độ số bán tự động, thể thao... ở xe số tự động khi đi đường đèo dốc sẽ giúp người lái chủ động chuyển về các cấp số thấp để tận dụng hãm phanh theo cách phanh động cơ và không cần đạp phanh nhiều.
Sử dụng hệ thống hỗ trợ đổ đèo như nào cho đúng và an toàn Hệ thống hỗ trợ đổ đèo là một trong những tính năng an toàn cực kỳ hữu dụng - đặc biệt là với những lái xe thường xuyên phải di chuyển qua những cung đường dốc khó đi. Để hỗ trợ cho các tài xế trong các trường hợp chạy trên những con đèo cao và có độ dốc lớn thì hệ thống...