Những điều cần biết về biến thể phụ mới khiến COVID-19 bùng phát trở lại châu Á
Phần lớn các ca mắc COVID-19 mới tại Ấn Độ nhiễm biến thể XBB.1.16 – một biến thể phụ mới của Omicron, được đặt tên là Arcturus.
Nhân viên y tế tham gia diễn tập điều trị bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Prayagraj, Ấn Độ, ngày 11/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết họ đang theo dõi chủng biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron xuất hiện ở hơn 20 quốc gia.
Arcturus được phát hiện lần đầu tiên vào cuối tháng 1 và là một biến thể tái tổ hợp từ các chủng phụ BA.2.10.1 và BA.2.75 của biến thể Omicron.
Theo WHO, Arcturus có thêm một đột biến trong protein gai, từ đó gia tăng khả năng lây nhiễm và gây bệnh.
Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Tokyo (Nhật Bản), Arcturus có khả năng lây truyền gần gấp 1,2 lần so với XBB.1.5. Tuy nhiên, hãng tin iNews của Anh cho rằng biến thể phụ này không nghiêm trọng hơn XBB.1.5.
Video đang HOT
Cựu Chủ tịch Quỹ Y tế công cộng Ấn Độ Srinath Reddy chia sẻ với kênh DW (Đức): “Các biến thể mới sẽ tiếp tục xuất hiện khi virus tiếp tục biến đổi theo thời gian và XBB 1.16 là chủng mới. Tất cả chúng đều thuộc họ Omicron, có khả năng lây nhiễm cao hơn và độc lực thấp hơn”.
Trả lời hãng tin ANI, Tiến sĩ Dhiren Gupta – bác sĩ nhi khoa cấp cao tại Bệnh viện Sir Ganga Ram – cho biết biến thể phụ XBB 1.16 có thể lẩn tránh hệ miễn dịch. Nó có khả năng gây lây nhiễm đối với những người đã từng mắc COVID-19 trong những làn sóng trước đó và thanh thiếu niên, người trưởng thành đã được tiêm phòng.
Khi mắc biến thể phụ XBB.1.16, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng phổ biến như sốt cao từ 1 đến 2 ngày, đau đầu, đau người, đau bụng, rối loạn tiêu hóa dẫn tới tiêu chảy và rát họng. Nhiều người trong số những bệnh nhân bị nhiễm biến thể phụ cũng bị viêm kết mạc và đau mắt đỏ.
Biến thể phụ XBB.1.16 lần đầu tiên được phát hiện vào cuối tháng 1. Tính đến thời điểm hiện tại, nó đã xuất hiện ở hơn 20 quốc gia, trong đó có Singapore, Mỹ, Anh, Canada và Australia.
Tại Singapore, có 28.410 ca mắc COVID-19 trong tuần cuối cùng của tháng 3. Con số này gần gấp đôi con số 14.467 của tuần trước. Bộ Y tế Singapore cho biết làn sóng lây nhiễm COVID-19 hiện tại là do sự kết hợp của các biến thể phụ XBB bao gồm XBB.1.5, XBB.1.9 và XBB.1.16. Tuy nhiên, cơ quan này nhấn mạnh không có bằng chứng về gia tăng mức độ nghiêm trọng ở các ca mắc.
Ngày 12/4, Ấn Độ ghi nhận tổng số 40.215 ca mắc mới, tăng 3.122 ca mắc chỉ trong một ngày. Làn sóng mới đã khiến ít nhất 2 bang ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang trở lại ở những nơi công cộng. Cụ thể, tại bang Haryana phía Bắc Ấn Độ, đeo khẩu trang là quy định bắt buộc ở những nơi công cộng và trường học. Ở bang Kerala – một điểm du lịch nổi tiếng, phụ nữ mang thai, người già và những người mắc bệnh mãn tính đều phải đeo khẩu trang.
Ngoài Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đang chứng kiến số ca mắc COVID-19 gia tăng trở lại trong thời gian gần đây. Ngày 12/4, Hàn Quốc ghi nhận trên 12.000 ca mắc mới và Nhật Bản có gần 10.000 ca.
Các cơ quan y tế Hàn Quốc đang theo dõi chặt chẽ tình hình lây nhiễm vì các hoạt động giải trí ngoài trời gia tăng sau khi chính phủ dỡ bỏ hầu hết các biện pháp phòng chống COVID-19, bao gồm cả quy định đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng. Tuy nhiên, quy định đeo khẩu trang vẫn được áp dụng cho các cơ sở y tế, hiệu thuốc và những nơi dễ lây nhiễm khác.
Hơn 60 nước theo dõi biến thể phụ Orthrus có khả năng tránh kháng thể 'phi thường'
Biến thể phụ mới của Omicron là Orthrus đã được phát hiện tại 67 quốc gia. Giới chức Trung Quốc, Mỹ, Anh cảnh báo đây có thể trở thành biến thể lây nhiễm chiếm ưu thế sau 3 năm COVID-19.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu Đại học Bang Ohio cảnh báo khả năng trốn tránh kháng thể của Orthrus là "phi thường".
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Thượng Hải, Trung Quốc ngày 26/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đài Sputnik, tên khoa học của biến thể phụ mới từ biến thể Omicron là CH.1.1 hay còn được biệt danh là Orthrus.
Ngày 31/1, giới chức y tế Trung Quốc cảnh báo biến thể phụ mới có khả năng vượt qua các phản ứng miễn dịch, ngay cả những phản ứng miễn dịch do vaccine tạo ra. Tuy nhiên, các chuyên gia dự đoán đợt bùng phát dịch gần đây ở Trung Quốc sẽ ngăn chặn được biến thể Orthrus gây ra làn sóng tái nhiễm.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CDC) cho biết: "Mặc dù tăng khả năng chống lại các phản ứng miễn dịch và khả năng lây truyền cao hơn, điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đột ngột và tái nhiễm, dân số ở Trung Quốc có mức độ kháng thể trung hòa cao". tuyên bố.
"Biến thể này sẽ không gây ra đợt bùng phát quy mô lớn trong nước trong thời gian ngắn", các cơ quan y tế đề cập đến lợi ích miễn dịch từ các đợt lây nhiễm trước đó và nói thêm hai biến thể gây ra làn sóng dịch bệnh hiện tại của Trung Quốc chủ yếu vấn là BA.5.2 và BF.7.
Mặc dù Orthrus có nguồn gốc từ biến thể Omicron nhưng các nhà khoa học cho biết biến thể phụ này mang theo một đột biến hiếm gặp có trong protein gai nhọn mà họ chưa từng thấy kể từ biến thể Delta trước đó. Delta và Omicron phát triển riêng biệt, nên sự xuất hiện của biến thể phụ này là một ví dụ về sự tiến hóa kết hợp.
Một bài phân tích mới đây của các nhà nghiên cứu Đại học Bang Ohio đã đưa ra cảnh báo khả năng trốn tránh kháng thể của Orthrus là "phi thường". Họ nhận thấy biến thể phụ này có thể tránh được phản ứng miễn dịch do vaccine mRNA hóa trị một và hóa trị hai tạo ra, cũng như các kháng thể được tạo ra do nhiễm BA.4 hoặc BA.5 trước đó.
Tại Vương quốc Anh, Cơ quan An ninh Y tế nước này cho biết Orthrus đứng sau 1/3 số ca nhiễm trong tuần qua. Họ cũng đang theo dõi XBB.1.5, một chủng có nguồn gốc từ Mỹ với tên gọi là Kraken vào năm ngoái hiện gây ra phần lớn các ca mắc ở Mỹ.
Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ ước tính chỉ 1,5% ca mắc tại đây là do biến thể phụ Orthrus gây ra.
Ngày 30/1, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo sẽ bãi bỏ các tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì COVID-19 tại nước này vào ngày 11/5 tới, gần 3 năm sau khi Mỹ áp đặt các biện pháp phòng dịch trên diện rộng.
Đau mắt ở trẻ có thể là dấu hiệu mắc biến thể Covid-19 mới Arcturus Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang theo dõi biến thể phụ Covid-19 mới, biệt danh Arcturus, mà theo các bác sĩ ở Ấn Độ đang gây ra triệu chứng chưa từng xuất hiện trước đó ở bệnh nhi mắc Omicron: viêm kết mạc mắt. Chính quyền Ấn Độ yêu cầu các bang phát hiện những điểm nóng dịch bệnh và tăng...