Những điều cần biết về bệnh viêm gan
Viêm gan là một trong những căn bệnh gây nhiều biến chứng chết người. Dưới đây là những kiến thức cơ bản nhất giúp phòng ngừa bệnh này.
Các loại viêm gan
- Viêm gan A: Được biết đến như bệnh viêm gan siêu vi A gây vàng da, nguyên nhân do một loại vi-rút có tên là picornavirus. Loại vi-rút này lây truyền qua đường ăn uống (hải sản, nguồn nước). Bệnh viêm gan A cũng lây qua đường máu nhưng rất hi hữu. Người bệnh nên tránh dùng chất kích thích có cồn và nghỉ ngơi hợp lý. Hiện tại đã có loại vắc-xin phòng bệnh viêm gan lên đến 10 năm.
- Viêm gan B: Viêm gan B gây ra bởi vi-rút hepadna và thường có hai dạng là viêm gan cấp tính và mãn tính. Bệnh lây truyền qua đường tình dục, truyền máu. Ngoài ra, cũng có thể truyền qua đường cho con bú. Đây là loại viêm gan dễ gây chết người nhất. Phương pháp phòng ngừa chủ yếu là tiêm vắc-xin viêm gan B.
Viêm gan B là loại viêm gan dễ gây chết người nhất. (Ảnh: Xinh Xinh)
- Viêm gan C: Đây là loại bệnh chết người lây lan qua đường tình dục và đường máu. Thông thường những bệnh nhân viêm gan C thường có triệu chứng da khô, gan bàn tay đỏ ngứa, nổi các nốt đỏ quanh khắp cơ thể, gây sưng tấy tay, chân, mặt.
Video đang HOT
- Viêm gan tự miễn dịch: Như tên gọi của bệnh, đây là loại viêm gan xuất phát từ sự rối loạn hệ miễn dịch tự miễn nơi kháng nguyên lim-pho bào ở người (HLA) xuất hiện bất thường. Hệ miễn dịch hoạt động chống lại chức năng gan của cơ thể.
Dấu hiệu và cách chữa trị
Viêm gan cấp tính có biểu hiện: mệt mỏi toàn cơ thể cũng như các cơ, khớp. Sốt, nôn là những triệu chứng thường gặp. Ngoài ra, còn có vàng da, chán ăn, đau bụng…
Viêm gan mãn tính sẽ có các triệu chứng giống như cấp tính nhưng kèm theo đó còn có các triệu chứng khác như vàng da, lá lách sưng, sốt nhẹ. Ngoài ra còn gây ra tình trạng sụt giảm cân nặng và mụn nhọt cũng có thể mọc khắp cơ thể.
Cách chữa trị cho bệnh viêm gan chủ yếu là dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhưng sự hợp tác từ người bệnh rất quan trọng (tránh xa chất cồn rượu, ngưng sử dụng thuốc chống viêm nhiêm như paracetamol trong thời gian dài; nghỉ ngơi hợp lý cũng là cách chữa trị tốt nhất.
Theo SK&ĐS
Viêm gan C dễ mắc... khó chữa
Tại một hội nghị khoa học về viêm gan vừa được tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh, GS-BS Phạm Hoàng Phiệt - Chủ tịch Hội Gan - Mật TP.Hồ Chí Minh - cho biết số người mắc viêm gan C ở Việt Nam đã tăng lên 4,5 triệu người.
Theo đó, năm 2004 tần suất nhiễm bệnh ở Việt Nam là 2% dân số ở những người trên 20 tuổi thì sau 8 năm, tỉ lệ này đã tăng thành 5% (4,5 triệu người).
Chưa có vaccine
Trong khi viêm gan B đã có vaccine phòng ngừa bệnh thì đến thời điểm này, viêm gan C vẫn chưa tìm ra vaccine. Thạc sĩ - BS Đinh Dạ Lý Hương - BV ĐH Y - Dược TPHCM - cho biết: "Trong vòng 10 năm qua, số lượng bệnh nhân bị xơ gan mất bù do bệnh viêm gan siêu vi C tăng hơn 4 lần, đến năm 2011 có khoảng 500.000 bệnh nhân viêm gan C mạn tính được tiên đoán là người không đáp ứng với điều trị. Biến chứng xơ gan và ung thư gan dễ xảy ra trên bệnh nhân bị bệnh gan tiến triển".
Thống kê của BV Bệnh nhiệt đới TPHCM cho thấy, mỗi tháng BV này tiếp nhận khoảng 2.400 lượt bệnh nhân đến khám, điều trị bệnh viêm gan C mạn tính, 90 trường hợp nhập viện vì bệnh đã đến giai đoạn xơ gan nặng. Trong số đó, phần lớn bệnh nhân bệnh nặng mới biết mình bị viêm gan.
GS Phiệt cho biết thêm, nhiều trường mắc bệnh khi xét nghiệm phát hiện nhiễm viêm gan C, nhưng không chịu chữa trị với lý do chi phí quá cao (thông thường từ 60-200 triệu đồng tùy theo mức độ bệnh). Thêm vào đó, thời gian điều trị kéo dài từ 6-18 tháng, điều này khiến người bệnh mau nản và bỏ cuộc. Khi bệnh phát nặng (giai đoạn xơ gan, ung thư gan) thì mọi thứ đã quá trễ để cứu vãn. Do đó, việc phát hiện sớm để điều trị viêm gan siêu vi C là cần thiết để đẩy lùi căn bệnh, phòng ngừa diễn tiến xơ gan, ung thư gan.
Chưa có vaccine phòng ngừa, số người nhiễm viêm gan C tăng mạnh.
Dễ mắc... khó chữa
BS Nguyễn Hữu Chí - Phó Chủ nhiệm bộ môn nhiễm, Đại học Y - Dược TPHCM - giải thích: Nguồn lây bệnh viêm gan C thường là những vật dụng bén nhọn như kim chích, dao cạo râu..., các dụng cụ y khoa trong BV như dụng cụ chữa răng, máy nội soi... nếu không được tiệt trùng đúng cách. Viêm gan C là một siêu vi truyền nhiễm qua máu, xâm nhập thẳng vào cơ thể, rồi tấn công tế bào gan. Viêm gan C làm cho tế bào gan sưng lên và đồng thời giết các tế bào gan. Có đến 80% những người bị nhiễm viêm gan C có khả năng trở thành bệnh kinh niên. Đa số những người bị viêm gan C kinh niên không thấy có triệu chứng nào và vẫn có cuộc sống bình thường.
Tuy nhiên, trong số 10 - 25% người có viêm gan C kinh niên, bệnh sẽ âm thầm tiến triển trong khoảng 10 - 40 năm và có thể làm hư gan trầm trọng, xơ gan hoặc ung thư gan. TS-BS Trần Tịnh Hiền - nguyên Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TPHCM - cho rằng, không phải bệnh nhân nào bị viêm gan C cũng phải điều trị. Trước khi quyết định có điều trị hay không, BS phải cho bệnh nhân xét nghiệm nồng độ siêu vi C trong máu, xác định xem siêu vi C thuộc type di truyền nào (có sáu type khác nhau). Ngoài ra, bệnh nhân cần phải được sinh thiết gan (đặc biệt là bị viêm gan type 1) để xác định mức độ hư hại của gan, giai đoạn bệnh. Kết quả sinh thiết sẽ giúp BS quyết định và đánh giá hiệu quả điều trị cho bệnh nhân chính xác nhất.
Các BS khuyên rằng, người mắc viêm gan C cần thường xuyên tập thể dục, giữ tinh thần thoải mái, hạn chế dầu mỡ, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây không uống rượu, bia, hút thuốc lá... Ba yếu tố tinh thần lạc quan, thể lực tốt, ăn uống hợp lý sẽ giúp cho cơ thể miễn dịch tốt.
Theo Như Ánh (Lao động)
Vàng da - dấu hiệu bệnh nguy hiểm Vàng da không đơn thuần chỉ là da có màu vàng mà niêm mạc hoặc kết mạc mắt cũng có thể bị vàng theo. Vàng da tuy không phải là bệnh, nó chỉ là một triệu chứng, tuy vậy khi có dấu hiệu vàng da có thể liên quan đến nhiều loại bệnh khác nhau. Vàng da không chỉ gặp ở trẻ em...