Những điều cần biết về bệnh tăng huyết áp
Tăng huyết áp là bệnh tim mạch hay gặp trong cộng đồng ở trên thế giới cũng như Việt Nam. Theo điều tra mới nhất của Viện Tim mạch Quốc gia, tỷ lệ mắc bệnh là 27,4% ở người từ 25 tuổi trở lên.
Huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch (áp lực này được gọi là huyết áp động mạch). Khi tim co bóp máu sẽ tống ra ngoài ép vào thành động mạch làm thành động mạch căng ra. Số đo sức căng thành động mạch khi máu dội vào là huyết áp tâm thu, bình thường từ 90 – 139mmHg. Sau khi co bóp tim sẽ giãn ra thành động mạch sẽ co lại về trạng thái ban đầu, số đo vào thời điểm này là huyết áp tâm trương, bình thường từ 60 – 89mmHg.
Tăng huyết áp được định nghĩa là sự tăng kéo dài của huyết áp tâm thu>= 140mmHg, và/hoặc huyết áp tâm trương>= 90mmHg. Bệnh tiến triển mãn tính, tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể như tim, não, thận, mạch máu gây nhiều biến chứng và tai biến nguy hiểm.
Bệnh tăng huyết áp có thể kiểm soát được, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, dùng thuốc như sau:
1. Theo dõi huyếp áp: và khám định kỳ 1 – 2 lần/tuần hoặc
Video đang HOT
theo dõi hàng ngày, tuỳ theo mức độ bệnh.
2. Giảm cân: bệnh nhân tăng huyết áp phải có trọng lượng thích hợp, tránh quá cân, béo phì. Quá cân khi chỉ số cơ thể (BMI) = 23, béo phì khi BMI = 25. BMI được tính bằng cân nặng (kg) chia bình phương chiều cao (m2)
3. Giảm bớt lượng muối: cần giảm muối chứ không phải ăn nhạt hoàn toàn, mỗi người chỉ cần 2 – 6g muối/ngày. Mỗi ngày chúng ta tiêu thụ từ 12 – 16g muối. Như vậy, có thể giảm hơn 1/2 lượng muối dùng hàng ngày mà vẫn đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
4. Bỏ thuốc lá: thuốc lá không chỉ làm tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đột quỵ mà còn là một tác nhân nguy hiểm gây ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính… Vì vậy bỏ thuốc lá là yêu cầu đối với mọi người.
5. Giảm lượng rượu uống vào: đối với nam lượng rượu tiêu thụ hàng ngày không quá 30mml whissy hoặc 360ml bia, tức là 1 lon bia. Nữ và những người nhẹ cân dùng 1/2 lượng trên.
6. Tập thể dục đều đặn giúp giảm huyết áp, giảm cân, giảm lượng mỡ trong máu, tăng cường hô hấp. Nên bắt đầu từ từ rồi tăng dần khối lượng, quan trọng là tạo thói quen tập đều đặn. Đi bộ, chạy bộ đạp xe, bơi lội… đều có ích. Tập khoảng 30 – 60 phút mỗi lần, ít nhất 4 ngày trong tuần, ngừng tập khi thấy mệt.
7. Khám kiểm tra: tuân thủ điều trị các bệnh đái tháo đường, rối loạn lipid… nếu mắc các bệnh này.
8. Tránh làm việc căng thẳng, stress
9. Đảm bảo giấc ngủ 7 -8 tiếng mỗi ngày, tránh thức khuya, dậy sớm.
10. Phải uống thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp đều đặn (Amlor, Angioten, Dorover, V-Bloc…), không tự ý bỏ thuốc dù cảm thấy khoẻ mạnh. Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ. Khi huyết áp
Theo SKDS
Đột quỵ do tự ý bỏ thuốc huyết áp
Bà Ngô Thị N. (Thanh Trì, Hà Nội) bị bệnh tăng huyết áp, được bác sĩ kê đơn uống thuốc hằng ngày, nhưng một thời gian sau bà thấy huyết áp đã hạ và ổn định nên không dùng thuốc nữa.
Hôm đó, 4 giờ sáng bà dậy đi vệ sinh, thấy xẩm tối mặt mày, chân tay rụng rời rồi quỵ xuống. Gia đình đưa bà đi cấp cứu mới hay bà bị đột quỵ mà nguyên nhân là do bà không uống thuốc huyết áp hằng ngày theo đúng chỉ định.
Lời bàn:Tình trạng bệnh nhân tự ý điều trị bỏ thuốc hoặc giảm liều tăng huyết áp rất phổ biến vì thấy huyết áp đã ổn định và trở về bình thường trong một thời gian dài nên chủ quan, tưởng bệnh khỏi, đây là việc rất nguy hiểm.
Vào khoảng 3 - 4 giờ sáng huyết áp bắt đầu tăng nhưng lượng thuốc trong cơ thể không còn đủ hoặc không có để có tác dụng hạ huyết áp xuống.
Người bệnh, nhất là người cao tuổi lại thường dậy đi tiểu đêm vào lúc này nên dễ đột quỵ. Do đó, tuyệt đối không nên tự ý bỏ hoặc giảm liều thuốc huyết áp.
Theo BS Quốc Toàn
Bệnh viện T.Ư Quân đội 108
Khoa học & Đời sống
Những loại rau giúp hạ huyết áp Các nghiên cứu y học cho thấy việc khống chế và điều trị bệnh tăng huyết áp bằng thực phẩm thường có hiệu quả tương đối rõ rệt. Cải cúc. Dưới đây là 10 loại rau thường dùng có tác dụng phòng trị bệnh huyết áp. Rau rút: tính hàn, vị ngọt có tác dụng thanh nhiệt lợi thủy, tiêu thũng giải độc....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ai nên ăn đu đủ?

Đột quỵ - bệnh lý hàng đầu gây tàn phế

Những ai cần thận trọng khi ăn tỏi đen?

6 lầm tưởng nguy hiểm về bệnh sốt xuất huyết

Chuyện gì xảy ra với cơ thể nếu chúng ta uống trà xanh mỗi ngày?

6 triệu chứng cảnh báo bạn nhiễm giun sán

Phát hiện chế độ ăn tốt cho tim mạch, bảo vệ xương khớp

Mệt mỏi khi làm việc: Khi nào là do kiệt sức vì nóng?

5 không khi uống bia

Hội chứng mệt mỏi dùng thuốc gì?

Lá gan của người đàn ông chết não cứu cháu bé 21 tháng tuổi

Bài tập cho người xơ vữa động mạch
Có thể bạn quan tâm

Xe ga Honda Dio 125 2025 trình làng, sở hữu trang bị hiện đại 'vượt mặt' cả SH125i
Xe máy
11:50:52 21/04/2025
Khoảnh khắc hai cô gái đổ đèo ở Tam Đảo đâm vào hộ lan, người bay khỏi xe
Tin nổi bật
11:25:21 21/04/2025
4 mẫu giày, dép tối giản nhưng sành điệu, nên có trong tủ đồ mùa hè
Thời trang
11:24:26 21/04/2025
Lewandowski chấn thương, Barca bất an đấu Real Madrid và Inter
Sao thể thao
11:15:58 21/04/2025
BYD Sealion 6 ra mắt khách Việt, giá từ 799 triệu đồng
Ôtô
11:14:37 21/04/2025
iPhone thất thế trước đối thủ Trung Quốc tại thị trường cạnh tranh nhất thế giới
Thế giới số
10:58:40 21/04/2025
Trung Quốc hình sự hoá KOLs vi phạm bán hàng livestream và quảng cáo sai sự thật
Thế giới
10:56:25 21/04/2025
Diễn viên Kiều Trinh nhắc về 26 năm làm mẹ đơn thân
Tv show
10:27:33 21/04/2025
Bát muối đặt trong nhà vệ sinh tạo nên 5 hiệu quả
Sáng tạo
10:24:50 21/04/2025
Lần đầu tiên phát hiện vi nhựa trong dịch nang buồng trứng của con người
Lạ vui
10:17:01 21/04/2025