Những điều cần biết về bệnh sởi để phòng bệnh tốt nhất
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần nắm được các vấn đề liên quan đến bệnh sởi để có thể phòng bệnh tốt nhất.
Theo Cục y tế dự phòng hiện nay ở nước ta dich sởi xảy ra tại 61/63 tỉnh, thành phố, đến ngày 23/4/2014 cả nước ghi nhận 3.569 trường hợp mắc sởi xác định trong số 9.932 trường hợp sốt phát ban dạng sởi. Số trường hợp mắc chủ yếu xảy ra ở khu vực miền Bắc và miền Nam, riêng Hà Nội chiếm 37% số ca mắc ghi nhận ở TP. Hà Nội.
Trong thời điểm hiện nay dịch bệnh sởi đang bùng phát trên 61 tỉnh, thành phố, nguy cơ bệnh vẫn ở mức cao, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần nắm được các vấn đề liên quan đến bệnh sởi để có thể phòng bệnh tốt nhất.
Đường đi của sởi
Bệnh sởi do virus sởi gây ra, bệnh này lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn gây lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban. Virus sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Một người mắc có thể gây lây nhiễm cho nhiều người khác vì lây trực tiếp từ người sang người
Bệnh sởi có triệu chứng triệu chứng sốt cao, ho, hắt hơi. Giai đoạn toàn phát, phát ban sẩn, mịn như nhung, không có nước. Ban mọc theo thứ tự từ đầu, cổ, thân mình rồi đến tay, chân. Ban bay theo trình tự như trên. Sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng.
Đối với những bệnh nhân khi có dấu hiệu của bệnh sởi cần đến các bệnh viện để khám và có phương pháp điều trị.
Người lớn và trẻ nhỏ đều có thể bị sởi. Ảnh minh họa
Những người có nguy cơ mắc sởi cao
Bệnh sởi không trừ riêng ai với tất cả người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Tại Việt Nam, nhóm có nguy cơ mắc sởi bao gồm: Trẻ chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi vaccin sởi, trẻ dưới 9 tháng tuổi không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoặc mẹ chưa mắc bệnh sởi hoặc chưa được tiêm vaccin sởi đầy đủ. Trẻ đã tiêm vaccin nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch.
Người lớn mà chưa có miễn dịch sởi, tức chưa tiêm phòng hoặc chưa chắc chắn mình đã bị sởi hoặc chưa tiêm đủ mũi sởi thì vẫn có nguy cơ cao lây bệnh. Nhất là khi người lớn đi chăm sóc trẻ bị đang bị sởi. Vì thế người lớn cũng cần được chích ngừa phòng bệnh sởi.
Tiêm vaccin phòng sởi và những điều cần biết
- Hiện nay, trên thế giới có hàng chục loại vaccin sởi dưới dạng văcxin đơn hoặc vaccin phối hợp (sởi – rubella hoặc sởi – quai bị – rubella). Hầu hết vaccin được trình bày dưới dạng vaccin đông khô đi kèm với dung môi.
- Tiêm vaccin sau 2 đến 3 tuần mới có hiệu quả. Hiệu quả mũi 1 đảm bảo được 80-85% miễn nhiễm. Vaccxin sởi được đánh giá là an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ, có thể biểu hiện như với các vaccin khác: sốt (5-15%), phát ban (5%), sưng, nóng, đỏ đau tại chỗ tiêm… Hầu hết những tác dụng phụ sẽ hết trong khoảng từ 1-2 ngày mà không cần điều trị gì.
- Những người không nên tiêm vaccin sởi – quai bị – rubella bao gồm: Phụ nữ có thai (vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi), những người bị suy giảm miễn dịch (ví dụ, người bị bệnh ung thư hoặc điều trị bệnh ung thư hoặc bệnh tự miễn… vì hệ miễn dịch của họ kém)… Nên hoãn tiêm vaccin ở những người bị bệnh nặng đột ngột kèm theo sốt cao (trên 38 độ C).
- Có thể tiêm vaccin sởi cho những người dương tính với HIV nhưng chưa chuyển sang giai đoạn AIDS.
Video đang HOT
Chăm sóc trẻ đúng cách để có thể phòng và chữa bệnh cho trẻ. Ảnh minh họa
Biện pháp phòng ngừa bệnh sởi
Cách tốt nhất để phòng ngừa sởi là tiêm phòng vacxin theo chỉ định của Y tế dự phòng.
Trong trường hợp trẻ chưa đến tuổi tiêm phòng, hoặc người lớn vì lý do nào đó chưa tiêm phòng được thì cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Tránh tiếp xúc với bệnh nhân sởi, không đến chỗ đông người có khả năng lây nhiễm sởi như bệnh viện, trường học đang có dịch…
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc đông người
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
Tuy nhiên các biện pháp trên không có hiệu quả 100% do vậy nên đi tiêm phòng sởi sớm nhất có thể.
Khi trẻ đủ 9 tháng, cần cho đi tiêm vaccin sởi đúng lịch. Đối với tiêm vaccin sởi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, áp dụng lịch tiêm chủng do Bộ Y tế đã phê duyệt như sau:
- Trong tiêm chủng thường xuyên: Mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi.
- Trong tiêm chủng chiến dịch: Thực hiện tiêm vaccin cho tất cả đối tượng trong phạm vi của chiến dịch.
- Khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi tiêm vaccin sởi là 1 tháng.
Đối với vaccin tiêm chủng dịch vụ: Tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tất cả lứa tuổi đều có thể tiêm vaccin sởi.
Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân bị sởi
Khi có ca mắc sởi, cần cách ly bệnh nhân, hạn chế tiếp xúc đến 4 ngày sau khi phát ban.
Khi trẻ bị sởi chúng ta cần vệ sinh răng miệng, vệ sinh mắt, mũi, vệ sinh da. Có thể tắm cho cháu bằng nước ấm và xà phòng, nhưng nên tắm nhanh ở nơi kín gió. Chú ý đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ. Không cho trẻ đến nơi đang có dịch để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo.
Người chăm sóc trẻ cũng không nên tiếp xúc với trẻ đang bị bệnh sởi hoặc nghi sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi bế ẵm, chăm sóc trẻ.
Theo VNE
Kiêng gì khi mắc bệnh sởi?
Sởi sau khi phát màu đỏ ánh thì kiêng gió, kiêng đồ sống lạnh, không nên cho bệnh nhân ăn mì, miến...
Theo PGS TS Vũ Nam, Phó Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, nếu phạm phải điều cấm kị trên, ngoài da bị đóng kín, độc khí ủng trệ lại làm cho toàn thân xanh tái mà độc lại công vào trong sinh phiền nóng, vật vã, đau bụng, khí suyễn, bực tức, khó chịu. Độc muốn ra mà không được, nguy cấp đến ngay.
Các triệu chứng của bệnh sởi :
Phát sốt: Sởi mà không sốt thì không phát ra được. Khi mụn sởi muốn phát, khắp cơ thể phát sốt hoặc phiền nóng vật vã hoặc đầu choáng váng hoặc thân mình co giật. Khi sởi đã mọc ra sẽ hết sốt, các chứng đều hết đó là bệnh nhẹ.
Nếu hạt sởi mọc ra mà sốt cao không giảm, đó là độc thịnh. Khi đó, nên dùng bài thuốc Đại thanh thang để giải độc, gồm: Huyền sâm 8g, Thạch cao 12g, Tri mẫu 4g, Sinh địa 8g, Mộc thông 6g, Thanh đại 8g, Địa cốt bì 4g, Kinh giới tuệ 4g, Cam thảo 4g.
Ho suyễn: Phát sởi phần nhiều có ho, đó là tà độc mượn ho mà tán ra. Cho nên, trong khoảng 1 tuần mà vẫn còn ho là tốt, đừng thấy ho nhiều rồi chữa ho. Sởi là bệnh thuộc phế với tỳ vị, phế bị hỏa tà thì ho nhiều, ho nhiều thì đẩy tà ra nhanh.
Đại tràng bị hỏa thì liên quan đến tỳ vị mà sinh ra tiết tả, nếu tiết tả sớm thì ho sẽ giảm mà biến thành suyễn, bởi vì 2 chứng (suyễn ho) đều thuộc phế, nhưng ho là thực, suyễn là hư; được ho thì đưa tà ra ngoài, được suyễn thì đưa tà vào trong; nặng thì mắt nhắm, nhiều đờm, ngực đầy, bụng trướng, sắc trắng là chứng nguy. Như vậy, bệnh sởi nên ho mà không nên suyễn, nhất là không nên tiết tả.
Thổ tả: Sởi mới mọc phát sốt, nôn mửa, ỉa chảy đều là nhiệt chứng, chớ cho là hàn; đó là tà bức bách ở trong. Nếu hỏa tả ở thượng tiêu thì phần nhiều sinh nôn mửa (thổ), ở hạ tiêu thì phần nhiều sinh ỉa chảy (tả), ở trung tiêu thì vừa nôn mửa vừa ỉa chảy.
Nếu vừa nôn mửa, vừa ỉa chảy thì sử dụng bài thuốc Hoàng cẩm thang gia bán hạ, sinh khương. Bài thuốc Hoàng cẩm thang: Hoàng cầm 8g, Bạch thược 8g, Cam thảo 4g, Đại táo 2 quả.
Sởi mới phát rất kiêng tiết tả, nhưng có trường hợp từ đầu đến cuối đi tiết tả mà vẫn không có vấn đề gì, đó là bẩm khí có mạnh yếu khác nhau. Nều vì tả mà ho bớt rồi biến ra suyễn là nguy hiểm.
Sởi mà sinh kiết lỵ, ngày đêm đi 3-5 lần rồi giảm 2-3 lần hoặc ho nhiều dần lên, mạch dần dân nổi lên, mũi chảy ra nước trong thì là sống.
Nếu lỵ biến ra màu tối đen hoặc như nước nhà dột hoặc màu rau xanh, giang môn cứ tuột ra như cái ống, suyễn thở, quá trưa gò má đỏ là nguy hiểm, không chữa được.
Đau họng: Khi mắc bệnh sởi mà thấy đau họng là hiện tượng thường thấy, đó là hỏa độc xông lên mà gây ra, đây không phải như chứng hầu tý, ung thũng có ứ huyết. Sởi mà sinh bệnh ở họng là vì họng khô mà đau.
Đau bụng: Sởi mới phát từ ngày 1 đến ngày thứ 6, trong khoảng ấy hay có chứng đau bụng, đây là hỏa uất ở đại tràng, chớ nhận nhầm thượng thực mà sử dụng thuốc tiêu đạo hoặc dùng tay xoa nắn đều không tốt, chỉ giải được độc sởi là đau bụng tự khỏi.
Lưu ý vê ăn uống khi bị bệnh sởi
Bên cạnh những điều cấm kỵ cần lưu ý trong bệnh sởi thì việc ăn nuống trong bệnh sởi cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Bệnh nhân chú ý khi sởi lặn kiêng ăn: tôm, cua...
Nếu không chú ý, giữ gìn trong ăn uống đối với bệnh nhân sởi thì sau này khỏi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Sởi mọc ra phần nhiều từ 5-6 ngày không ăn uống, đó là vì bị tà khí xâm hại, không ăn không ngại gì, không cần chú ý vào đó mà chỉ cần chữa cho sởi mọc ra hết, độc khí tan dần sẽ tính đến chuyện ăn uống.
Chúng ta không nên cho bệnh nhân ăn mì, miến, chỉ cho uống nước cháo ít, đợi khi hết sốt rồi dần dần sẽ cho ăn thêm, ăn ít và ăn làm nhiều lần, nếu vội cho ăn thì động đến vị hỏa, bệnh sẽ bùng phát trở lại.
Người bị bệnh sởi bất kỳ là lớn hay bé, từ khi bị bệnh đến khi sởi mọc thích uống nước lạnh thì cho uống không nên kiêng, cần uống nhiều lần, độc khí theo đó mà giải. Sởi mọc mà khát nước đều là do hỏa tà, phế vị bị khô, vì tâm hỏa bốc mạnh nên mới sốt và khát...
Cách chăm sóc bệnh nhân khi bị sởi:
PGS, TS Vũ Nam cho biết: Việc chăm sóc tốt bệnh nhân bị bệnh sởi có thể giảm bớt hoặc ngăn chặn sự phát sinh biến chứng của bệnh, cụ thể:
- Cho trẻ nằm nghỉ ngơi
- Phòng nằm ấm áp, không mặc áo quá dày
- Phòng thoáng, tránh gió lạnh và sáng quá
- Phòng không khô ráo quá
- Miệng, mũi, mắt của trẻ cần lau rửa luôn
- Chú ý cho người bệnh uống nước
- Cho ăn lỏng và cháo đặc; trường hợp trẻ ỉa lỏng cần giảm thức ăn: sữa, hoa quả, dầu mỡ, cay the, tanh, nếu không sẽ làm cho sởi khó mọc ra hết được.
Bs Nam nhấn mạnh: Khi sởi lặn, kiêng ăn: tôm, cua, măng tươi, khoai sọ và thức ăn hay động phong, để tránh sinh chứng chẩn lại (tức lở ngứa ngoài da).
Theo VNE
"Vũ khí" mới hứa hẹn chống bệnh sởi Các nhà nghiên cứu ở Viện Khoa học y sinh, ĐH bang Georgia, Mỹ vừa phát hiện ra một loại thuốc kháng virus mới giúp chống lại bệnh sởi. Loại thuốc này cũng có thể ngăn ngừa sởi lây lan từ người này sang người khác góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh sởi nhất là ở những khu vực chưa có...