Những điều cần biết về bảo hiểm thân vỏ xe ô tô
Khi mua ôtô, ngoài bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, hầu hết các chủ xe thường mua thêm bảo hiểm thân vỏ. Vậy, bảo hiểm thân vỏ là gì, tác dụng ra sao.
Bảo hiểm thân vỏ là dạng bảo hiểm tự nguyện, đặc biệt với người mới lái trong vài năm đầu sở hữu xe. Không giống như bảo hiểm bắt buộc có mức giá cố định, ví dụ 480.700 đồng với xe 5 chỗ, bảo hiểm thân vỏ có nhiều mức khác nhau, tùy xe và nhà cung cấp.
1. Tác dụng của bảo hiểm thân vỏ
Bảo hiểm thân vỏ tự nguyện hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả thiệt hại về xe trong trường hợp chủ xe tự gây ra các tổn thất không mong muốn mà không có tác động của bên thứ ba.
Ví dụ: tự lùi xe và cột, tự đâm vào tường… Ở đây có thể hiểu, khi có va chạm với một xe hay vật thể khác thì đơn vị bảo hiểm sẽ căn cứ vào tính đúng sai của sự việc và mức độ hư hại để đưa ra phương án bồi thường và hỗ trợ khách hàng.
Bảo hiểm thân vỏ tự nguyện hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả thiệt hại về xe trong trường hợp chủ xe tự gây ra các tổn thất không mong muốn
Giả sử xe A và B va chạm, xe A mua bảo hiểm, B không mua. A sai, bảo hiểm vẫn bồi hoàn cho bên A để hỗ trợ tai nạn, nhưng chỉ được một phần nhỏ hoặc tùy theo điều khoản hợp đồng. Hoặc trong trường hợp xe B sai bảo hiểm cũng bồi hoàn cho A nhưng sau đó sẽ yêu cầu B bồi hoàn lại.
Sẽ có một gói cơ bản cho bảo hiểm ôtô và mở rộng từ gói này tùy thuộc vào nhu cầu của chủ xe:
Bảo hiểm cơ bản: đây là gói bảo hiểm với khung cơ sở là bảo vệ chủ xe trong trường hợp có hư hỏng, va chạm bên ngoài, máy móc.
Video đang HOT
Chủ xe có thể mua thêm các gói bảo vệ kèm theo, ví dụ: mất cắp bộ phận, thủy kích, cháy nổ.
Mất cắp bộ phận: Chủ xe sẽ được bồi thường khi có bộ phận nào trên xe bị trộm. Các hãng bảo hiểm thường sẽ giới hạn số lần mất cắp trong một năm, căn cứ vào tình trạng mất cắp trên thực tế. Các bộ phận hay bị mất cắp phổ biến nhất là gương, logo, camera lùi.
Thủy kích, ngập nước: là các sự cố nặng nên thường chủ xe phải mua thêm gói này, khi xảy ra ngập nước hoặc thủy kích, chủ xe được hỗ trợ 100% phí sửa chữa. Chi phí sửa xe bị thuỷ kích vốn rất đắt đỏ, với xe sang có thể tới vài trăm hoặc cả tỷ đồng.
Cháy nổ: khi xe xảy ra sự cố về cháy nổ do nguyên nhân từ bên ngoài hoặc từ xe, chủ xe có thể được bồi hoàn số tiền tương ứng để mua xe mới hoặc được bảo hiểm mua một chiếc xe tương tự để thanh toán rủi ro.
Trong trường hợp xảy ra va chạm, chủ xe chỉ cần giữ nguyên hiện trường
Bảo hiểm miễn thường: Miễn thường là giới hạn tổn thất mà tại đó, công ty bảo hiểm sẽ không phải chịu trách nhiệm. Thông thường mức miễn thường bảo hiểm thân vỏ ôtô vào khoảng 500.000 đồng đến 2 triệu đồng. Ví dụ, nếu khách mua bảo hiểm với mức miễn thường là 1 triệu thì khi người dùng mang xe đi sửa chữa, chi phí sửa chữa hết 3 triệu, bảo hiểm chỉ chịu 2 triệu, còn lại khách chịu 1 triệu.
Mức miễn thường được sinh ra để loại trừ những chủ xe “quá chăm chỉ sửa xe nhờ bảo hiểm”, nhằm giảm bớt sự thất thu bảo hiểm.
Bảo hiểm toàn bộ: Khách hàng sẽ được chi trả toàn bộ các chi phí hư hỏng xe từ thân vỏ, máy móc, ngập nước, thủy kích, cháy nổ, mất cắp (bộ phận hay toàn bộ xe).
Khi tham gia gói này khách hàng còn được chi trả chi phí đi lại trong thời gian xe nằm xưởng, ngay cả khoản thu nhập do xe mang lại. Tuy nhiên mức phí cho gói này thường sẽ rất cao.
Theo đó, phí bảo hiểm được tính theo công thức như sau (hệ số tính bảo hiểm dao động từ 1,5-2,0% tùy từng mẫu xe khác nhau):
Phí bảo hiểm = giá xuất hóa đơn (hoặc giá niêm yết) x hệ số tính bảo hiểm.
Như vậy, ví dụ một chiếc xe Toyota Vios mới bản tiêu chuẩn có giá niêm yết 470 triệu đồng và có hệ số tính bảo hiểm là 1,5% sẽ có mức phí bảo hiểm là 7,05 triệu đồng.
Trong trường hợp xảy ra va chạm, chủ xe chỉ cần giữ nguyên hiện trường. Sau đó, gọi điện cho tổng đài hoặc hotline của bên bảo hiểm để được hỗ trợ. Nếu quá 40 phút không nhận được hỗ trợ, chủ xe có thể chụp ảnh lại hiện trường để làm bằng chứng sau đó và di chuyển phương tiện đi chỗ khác để tránh ắc tắc trong trường hợp va chạm nhẹ.
Nếu gặp trường hợp nặng, chủ xe có thể gọi cơ quan chức năng đến lập biên bản để làm hồ sơ pháp lý sau này phục vụ cho công tác thẩm định của bên bảo hiểm để được chi trả bảo hiểm.
Những loại bảo hiểm cần thiết khi mua xe ô tô
Để bảo vệ cho xe ô tô và chính chủ nhân khi tham gia giao thông, thì việc chọn mua bảo hiểm dành cho ô tô là những điều không thể thiếu.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gói bảo hiểm bắt buộc dành cho ô tô khi mua. Cùng với giấy phép lái xe, giấy đăng kí xe, giấy đăng kiểm thì bảo hiểm trách nhiệm dân sự sẽ là một trong những giấy tờ bắt buộc phải có khi tham gia giao thông.
Nếu chẳng may bạn gây tai nạn ô tô thì bảo hiểm trách nhiệm dân sự ô tô sẽ thực hiện bồi thường những thiệt hại về tài sản và thương tích cho bên thứ ba. Trong trường hợp thiếu bảo hiểm trách nhiệm dân sự mà bị cảnh sát giao thông kiểm tra thì chủ xe sẽ vi phạm hành chính.
Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe và lái phụ xe
Khi mua gói bảo hiểm này, công ty bảo hiểm sẽ thực hiện thanh toán những thiệt hại về thương tật thân thể hoặc tử vong cho người đang ở trên xe, khi lên xe hoặc khi xuống xe trong quá trình xe đang tham gia giao thông.
Chủ xe và công ty bảo hiểm sẽ thỏa thuận và thống nhất rõ phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm trong hợp đồng. Các trường hợp xảy ra sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để bồi thường bảo hiểm thoả đáng.
Bảo hiểm vật chất
Bảo hiểm vật chất xe thường được tính vào chi phí lăn bánh xe dù không bắt buộc nhưng rất cần thiết đối với mỗi chiếc ô tô. Gói bảo hiểm vật chất sẽ tùy thuộc vào giá trị của xe, xe càng đắt tiền thì gói bảo hiểm này càng đắt và ngược lại.
Mục đích mua bảo hiểm vật chất là khi xảy ra tai nạn hay va chạm gây hư hỏng hay bị mất cắp phụ kiện của xe (lốp, gương...) thì bên bảo hiểm sẽ đền bù những khoản phí khắc phục thiệt hại. Vì vậy chủ xe sẽ không phải quá lo lắng trong trường hợp gặp sự cố và chủ động được tài chính.
Bảo hiểm ô tô sẽ giúp chủ xe chủ động về tài chính trong mọi trường hợp. Nguồn: Oto.com
Bảo hiểm thân vỏ
Bảo hiểm thân vỏ là loại bảo hiểm tự nguyện do chủ xe chủ động mua nhằm bảo vệ xe trước những va chạm, xước sơn, móp méo thân vỏ, hỏa hoạn, xe ngập nước (thủy kích)... Những va chạm này hoàn toàn là do chủ xe gây ra, không phải lỗi từ phía người khác thì sẽ được bảo hiểm chịu hoàn toàn 100% chi phí sửa chữa, làm mới.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa vận chuyển trên xe
Xe được sử dụng với mục đích để vận chuyển hàng hóa thì chủ xe nên cân nhắc đến việc mua loại bảo hiểm này. Bởi khi chẳng may có những tổn thất mất mát hàng hóa được vận chuyển trên xe theo các điều khoản hợp đồng giữa chủ xe và chủ hàng, thì công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất đó.
Những dấu hiệu cho thấy cần thay ngay giảm xóc ô tô Giảm xóc ô tô giúp bạn di chuyển an toàn và êm ái trên mọi cung đường, do vậy nên được kiểm tra và thay thế đúng thời điểm. Giảm xóc, hay còn được gọi là phuộc nhún, có vai trò giúp giảm xóc khi xe di chuyển. Trang bị này còn giúp lái xe có thể kiểm soát phương tiện tốt hơn...