Những điều cần biết khi uống trà
Trà xanh thường được cho là rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, uống trà thế nào để phát huy hết công dụng của trà?
Uống trà có lợi gì cho sức khỏe?
Việc uống trà xanh đem lại rất nhiều hữu ích có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên có 4 lợi ích điển hình sau đây:
- Có tác dụng chữa bệnh: Từ nhiều đời này người Trung Quốc đã biết dùng trà xanh không chỉ như một loại đồ uống quen thuộc mà còn như một liệu pháp trị bệnh hữu hiệu.
Tuy nhiên, đối với những người phương Tây, họ mới chỉ sử dụng trà xanh khi được giới khoa học công bố những hữu ích tuyệt vời của nó.
Sở dĩ bạn nên uống trà xanh vì trong trà xanh có chứa một lượng lớn chất chống oxy hoá, có khả năng giúp bạn phòng ngừa những chứng bệnh ung thư đe doạ cực kỳ nguy hiểm. Chỉ cần uống 2 tách trà mỗi ngày sẽ giúp giảm được nguy cơ phát triển các khối u ác tính trên da, nghiên cứu tại Anh chỉ rõ
Hơn thế nữa, nó còn đem lại hữu ích trong việc giảm cân, giúp bạn nhanh chóng lấy lại phom chuẩn, có tác dụng chống phóng xạ, giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol, diệt khuẩn, diệt virut cúm, chống hôi miệng.
Chưa dừng lại ở đó, nghiên cứu của các nhà khoa học Australia tiến hành tại Trung Quốc cho thấy, phụ nữ uống trà xanh đều đặn hằng ngày giảm được 60% khả năng bị ung thư buồng trứng so với những người không dùng đồ uống nói trên.
- Trà xanh làm giảm tác hại của thuốc lá: Một nghiên cứu của Đại học Arizona (Mỹ) cho thấy, thói quen uống trà xanh thường xuyên có thể giúp giảm các nguy cơ bệnh tật mà việc hút thuốc lá mang lại.
Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên 140 người hút thuốc lá. Những người này được chia làm 3 nhóm: uống nước, uống trà đen và uống trà xanh với liều lượng 5 ly mỗi ngày. Kết quả xét nghiệm nước tiểu sau 4 tháng cho thấy, mức 8-OHdG – một chất tàn phá tế bào, dẫn đến ung thư hoặc các bệnh hiểm nghèo khác – ở nhóm uống trà xanh thấp hơn 25% so với nhóm kia.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn có thể thả sức hút thuốc lá, mà không có bất cứ mỗi nguy hại nào đối với sức khoẻ, mà thay vào đó, bạn cần hiểu rằng thuốc lá luôn là kẻ thù của sức khoẻ và bạn càng tránh xa nó bao nhiêu thì sức khoẻ của bạn càng được bảo vệ bấy nhiêu.
- Cải thiện hệ thống miễn dịch: Trà xanh được xem như một loại thức uống có chứa hàm lượng cafein từ thiên nhiên, chính vì thế nó đem lại những hữu ích tuyệt vời trong việc tiêu hao năng lượng cũng như cải thiện hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể bạn có thể phòng tránh được những tác động xấu từ môi trường bên ngoài.
Bởi vậy, vào những ngày mùa đông lạnh giá, để phòng ngừa nguy cơ bị cảm hay cúm, do hệ thống miễn dịch suy giảm, đơn giản bạn nên sử dụng trà xanh như một thức uống quen thuộc.
- Tiêu hao chất béo dư thừa: Không nhất thiết phải phẫu thuật, sử dụng thuốc giảm cân hay áp dụng những chế độ ăn uống quá khắt khe với cơ thể mới hy vọng có thể tiêu hao hàm lượng chất béo dư thừa trong cơ thể.
Mà thay vào đó bạn chỉ cần bổ sung trà xanh vào trong thực đơn ăn uống của mình cũng sẽ mau chóng đem lại hiệu quả như mong muốn.
Video đang HOT
Vì thế, thay bằng việc uống cà phê vào mỗi buổi sáng bạn hãy uống 1 cốc trà nóng sẽ giúp bạn tiêu hao 100 đơn vị calo. Cũng theo kết quả từ một công trình nghiên cứu, việc mỗi sáng uống 2 cốc caphê liên tục vào mỗi sáng trong vòng 1 tháng bạn chỉ giảm được bằng 0,7 kg so với khi uống trà xanh.
Cần lưu ý gì khi uống trà?
- Không uống trà khi bị đói. Bởi nếu uống trà trong ” tình cảnh” đó bạn rất dễ bị lạnh bụng.
- Trà thường được pha với nước nóng nhưng không phải là cực nóng. Nhiệt độ nước thích hợp để pha trà là 56 độ C.
- Không nên pha trà với nước lạnh. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới một vài rắc rối cho cơ thể.
- Không uống nước trà đã pha lâu. Nếu uống nước trà đã để quá lâu sẽ dẫn tới nước chè oxy hoá và bị nhiễm khuẩn.
- Không uống trà đã pha đi pha lại nhiều lần. Bởi lẽ nguyên tố vi lượng trong trà sẽ gây những tác hại cho sức khoẻ.
- Tránh uống trà trước và sau bữa ăn. Uống trà trước và sau bữa ăn có thể làm cản trở “quá trình làm việc” của dạ dày.
- Không uống thuốc với nước chè. Nước chè sẽ làm mất đi công hiệu của thuốc.
- Tránh uống nước chè trước khi đi ngủ. Bạn sẽ rất dễ bị mất ngủ hay ngủ không sâu.
- Không nên uống nước chè đặc thường xuyên. Uống trà rất tốt cho sức khoẻ con người nhưng nếu thường xuyên uống nước chè đặc sẽ gây ” phản tác dụng”.
- Với những người mắc các bệnh về sỏi thận, loét dạ dày, cao huyết áp, táo bón… trà không phải một sự lựa chọn phù hợp. Như các bệnh nhân về cao huyết áp, chất cafein trong trà sẽ kích thích tim đập nhanh hơn và làm cho huyết áp tăng cao thêm.
Uống trà xanh càng nóng càng tốt?
Mùa đông lạnh, nhiều người có sở thích uống một chén trà xanh nóng. Nhưng nhiệt độ quá cao của trà xanh có liên quan đến nguy cơ ung thư thực quản. Vì thế, bạn chỉ nên uống vừa phải trà xanh và đừng uống quá nóng. Cũng như thế, bạn không nên để trà đã nguội lạnh rồi mới uống, dễ gây lạnh bụng.
Có nên thêm sữa khi uống trà?
Xin trả lời rằng, trà sữa – là sự kết hợp không hoàn hảo . Trà cho thêm sữa là thức uống hấp dẫn. Tuy nhiên, cho sữa vào trà xanh, theo các chuyên gia, sẽ làm giảm tác dụng của trà trong ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Phụ nữ mang thai có thể uống trà?
Trà xanh được biết đến là một trong những loại đồ uống tăng cường sức khỏe từ thời xa xưa. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã cho thấytrà xanh không thực sự mang lại lợi ích tuyệt vời trong giai đoạn thai kỳ, thậm chí là có thể đưa tới một số tác dụng phụ không mong đợi. Các chuyên gia đã đưa ra một số lý do giải thích tại sao nên thận trọng khi uống trà xanh trong giai đoạn bầu bí.
Các chuyên gia cho rằng, rằng trà xanh có thể ảnh hưởng tới lượng axit folic trong cơ thể. Axit folic là một trong những vi chất tối quan trọng đối với giai đoạn bầu bí. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy khi thiếu vi chất này, thai nhi rất dễ bị khiếm khuyết hệ thần kinh.
Tất nhiên, dữ liệu từ nghiên cứu này là chưa đầy đủ để mà có thể khẳng định rằng nên tránh uống trà xanh trong khi mang thai.
Hãy nhớ rằng, trà xanh cũng như các loại trà khác đều chứa cafein, một chất rất cần hạn chế trong quá trình mang thai. Mặc dù trà xanh có hàm lượng cafein thấp nhưng cũng không có nghĩa rằng có thể uống vô tư trong giai đoạn bầu bí.
Cuối cùng, trà xanh và nhiều loại trà khác thường làm cho khả năng hấp thụ sắt từ thực phẩm kém hơn. Vì thế, chỉ nên uống một lượng vừa phải trong quá trình bầu bí.
Và một lượng vừa phải ở đây là không nhiều hơn 3 – 4 tách trà xanh mỗi ngày.
Theo VNE
Điều cần biết khi cơ thể bị sốt
Đau đầu kèm sốt cao có thể là dấu hiệu phát triển của bệnh viêm màng não. Nếu cơ thể cảm thấy không có đủ nước, nên bổ sung Acetaminophen hoặc Ibuprofen để giảm sốt.
Nhiệt độ cơ thể cao hơn nhiệt độ cơ thể bình thường được gọi là sốt. Thông thường, nhiệt độ cơ thể được gọi là sốt khi đạt trên 38 độ C. Sốt thường là phản ứng của cơ thể với một căn bệnh được gây ra bởi virus hoặc đôi khi do vi khuẩn. Do đó hệ thống miễn dịch của cơ thể bắt đầu phản ứng với kẻ xâm nhập bằng cách giải phóng các chất phát tín hiệu đến não để tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường. Điều này giúp tiêu diệt nhiễm trùng hoặc nhiều vi sinh vật gây bệnh.
Sốt và đau đầu được coi là một kết hợp chết người. Ảnh: ojushealthcare
Sốt thường gây ra các căng thẳng về thể chất không được coi là nguy hiểm nhưng tăng thân nhiệt lại gây ra sự gia tăng rủi ro cho cơ thể. Để biết các vấn đề liên quan đến sốt, The Health đã cung cấp một số dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo cơ thể bị sốt:
1. Ớn lạnh
Ớn lạnh được gọi là cảm giác lạnh sau khi tiếp xúc với một môi trường lạnh. Cảm giác lạnh này có thể kèm với run. Ớn lạnh thường xảy ra do hai điều, một là đi kèm với sốt, hai là do tiếp xúc với môi trường lạnh. Ớn lạnh xảy ra khi cơ thể sản sinh nhiệt khi nó cảm thấy lạnh. Khi tiếp xúc với lạnh cũng dẫn đến hạ thân nhiệt (nhiệt độ cơ thể hạ thấp xuống).
2. Đau đầu
Sốt và đau đầu được coi là một kết hợp chết người, nhưng lại là một trong những triệu chứng phổ biến nhất. Tuy nhiên, đau đầu kèm với sốt cao có thể là dấu hiệu phát triển của bệnh viêm màng não do vi khuẩn. Nó là một bệnh đe dọa cuộc sống mà có thể ảnh hưởng đến não và tủy sống. Ngoài ra, trong khi sốt nhẹ, sẽ có triệu chứng đau mắt và đau cơ mặt.
3. Co giật
Trong một số trường hợp, một cơn động kinh gọi là co giật được kích hoạt do sốt cao. Loại động kinh này được gọi là động kinh sốt. Điều này khá nguy hiểm và có thể rất đáng sợ với các bậc cha mẹ. Nó xảy ra khi cơn sốt tăng lên đột ngột. Một số bệnh dễ gây ra trường hợp này bao gồm ban đào, nhiễm trùng dạ dày và cảm lạnh...
4. Mất nước
Càng sốt cao thì càng bị mất nhiều nước. Ảnh: infrastructurene
Càng sốt cao, bạn càng bị mất nước. Sốt cũng là một trong những yếu tố gây mất nước. Nếu cơ thể cảm thấy không thoải mái và không đủ nước, bạn nên cố gắng bổ sung cho cơ thể bằng Acetaminophen hoặc Ibuprofen để giảm sốt.
5. Đổ mồ hôi
Ra mồ hôi nhiều là triệu chứng phổ biến của cơn sốt. Nó thường xảy ra khi nhiệt độ cơ thể thay đổi.
6. Tiêu chảy
Tiêu chảy với phân lỏng và đi thường xuyên hơn bình thường. Nó là trường hợp ngược lại của táo bón. Những người bị sốt thường hay kèm theo bị đau bụng.
7. Ho
Ho chủ yếu phát triển một hay ngày sau khi sốt. Các triệu chứng tạo nên ho là do nhiệt độ cao (sốt), đau đầu...
8. Tim đập nhanh
Tim đập nhanh cũng là một phản ứng của cơ thể khi sốt. Tuy nhiên, nó được coi là gây phiền nhiễu và đáng lo ngại bởi rất nhiều vấn đề liên quan đến tim đập nhanh. Một số nguyên nhân gây ra triệu chứng này là do thiếu máu, huyết áp thấp, mất nước và sốt cao.
Phương pháp điều trị sẽ khác nhau tùy theo tác nhân gây bệnh. Trong trường hợp bạn bị sốt cao với các triệu chứng trên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng can thiệp kịp thời.
Theo VNE
Những điều chưa biết về vitamin D Lợi ích của vitamin D đối với sức khỏe là gì? Bạn cần bao nhiêu vitamin D mỗi ngày?... Hãy cùng tìm câu trả lời cho các câu hỏi xoay quanh loại vi chất này... Lợi ích của vitamin D là gì? Vitamin D là một loại vi chất rất quan trọng đối với sức khỏe chúng ta. Hàng loạt những nghiên cứu...