Những điều cần biết khi sử dụng kem chống nắng
Chúng ta thường dùng kem chống nắng hàng ngày nhưng liệu có chắc tất cả đã hiểu rõ về kem chống nắng hay chưa?
Nguyên nhân gây hại cho da từ ánh nắng mặt trời
Sử dụng kem chống nắng giúp chúng ta bảo vệ da khỏi các tia UVA và UVB. Theo báo Sức khỏe và đời sống, tia UVA và UVB là hai tia tử ngoại khác nhau có thể làm tổn thương đến làn da và đẩy nhanh quá trình lão hóa và tăng nguy cơ ung thư da.
Theo đó, tia UVA là tia tử ngoại A (Ultra Violet A) có bước sóng rất dài có thể gây tổn hại da, khiến da lão hóa sớm. Tia này chính là nguyên nhân gây lão hóa da và có thể xuyên qua mây gây ảnh hưởng tới làn da của bạn.
Tia UVB và tia tử ngoại B có bước sóng ngắn và là nguyên nhân chính gây ra sạm da, cháy nắng khi bạn đi ngoài trời nắng nhiều. Cả 2 tia UVB và UVA đều có khả năng gây ung thư da.
(Ảnh minh họa)
SPF trong kem chống nắng là gì?
SPF là hoạt chất chống nắng (Sun Protection Factor) giúp bảo vệ da khỏi tia UVB. Dưới đây là cách tính số chống nắng SPF.
Video đang HOT
SPF5 tương đương với 50 phút bảo vệ da khỏi ánh nắng. Có nghĩa là sau 50 phút thì bạn lại phải bôi kem chống nắng lại một lần nữa.
SPF15 tương đương với 150 phút hay 2 tiếng rưỡi bảo vệ da. SPF30 tương đương với 300 phút hay 5 tiếng chống nắng. SPF90 có thể bảo vệ da trong suốt 90 phút hay thậm chí là 15 tiếng. Tùy vào đó bạn có thể lựa chọn cho mình loại kem chống nắng có độ SPF phù hợp.
PA là gì?
PA là hoạt chất bảo vệ da khỏi tia UVA. Trong đó, PA là chỉ số kem ít kích ứng cho người mới sử dụng. PA là loại trung bình và PA là loại chống nắng mạnh nhất.
Ai nên bôi kem chống nắng?
Những ai từ trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi đều nên bôi kem chống nắng, ngay cả khi bạn không ra đường mà ngồi gần cửa sổ cũng cần phải bôi kem chống nắng bởi tai UVA có thể lọt qua được.
Bôi kem chống nắng nào thì phù hợp?
Tùy vào tính chất của da, tùy cơ địa từng người và tùy vào độ trắng của làn da mà lựa chọn được kem chống nắng phù hợp. Da càng trắng thì càng dễ bắt nắng. Có 2 loại kem chống nắng đó là kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học.
Kem chống nắng vật lý thì hoạt động như một chiếc khiên giúp phản chiếu lại tia mặt trời hoặc ngăn không cho tia mặt trời xuyên vào da trong khi kem chống nắng hóa học lại hoạt động như bọt biển, có tác dụng hấp thụ tia nắng mặt trời.
Kem chống nắng vật lý thường không bảo vệ da khỏi tia UVA tốt bằng kem hóa học nhưng lại phù hợp với những người có làn da nhạy cảm.
Theo BĐT Gia Đình VN
Làm theo 4 bí quyết sau để tóc không bao giờ bị cháy nắng
Tình trạng tóc cháy nắng, bạc màu và khô xơ do "phơi mình" dưới nắng nóng quá lâu sẽ không còn là vấn đề nếu bạn làm theo 4 bí quyết dưới đây.
Bên cạnh da, tóc cũng là bộ phận cần được bảo vệ và chăm sóc không kém khi vào hè. Tóc rất dễ bị tổn thương bởi nắng gắt và một khi hư hỏng nặng, đuôi tóc "chết" thì chỉ có thể cắt đi chứ rất khó phục hồi. Để bảo vệ tóc thật hiệu quả hè này, hãy bỏ túi 4 bí quyết sau:
Chống nắng cho tóc
Cũng như da, tóc dễ dàng bị tấn công bởi các tia cực tím và bị làm cho biến đổi màu sắc và kết cấu: Tóc khô xơ, giòn, dễ gãy, có màu nâu vàng xỉn do bị "cháy". Vì thế bạn cũng cần bôi kem chống nắng cho tóc để hạn chế sự tấn công của UVA và UVB.
Hiện nay trên thị trường đã có nhiều loại kem chống nắng dành cho tóc dưới dạng gel, kem dưỡng. Nếu không thể tìm thấy những sản phẩm này, bạn hãy chọn một loại dưỡng tóc có SPF15 trở lên. Trước khi ra ngoài, chải tóc thật mượt và thoa dưỡng tóc đều từ gốc tới ngọn. Chải thêm lần nữa, đợi khoảng 15-20 phút là bạn có thể yên tâm ra đường rồi!
Mách bạn một công thức xịt tóc tự chế có khả năng chống nắng tốt: Hãy trộn hỗn hợp một thìa café kem chống nắng có SPF15 trở lên với 1-2 thìa nước, khuấy đều và cho vào bình xịt, xịt lên tóc như sản phẩm dưỡng tóc. Bạn cũng nên đem theo bình xịt này theo người và xịt bổ sung cho tóc 2 tiếng/lần nhé!
Hạn chế bề mặt tiếp xúc của tóc với ánh nắng
Một bí quyết phòng ngừa tóc cháy nắng rất đơn giản: Đừng để tóc tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. Khi ra ngoài trời, hãy sử dụng mũ rộng vành để bảo vệ tóc. Các kiểu tóc như tết bím hoặc buộc cao cũng giúp hạn chế bề mặt tiếp xúc với ánh nắng của tóc, từ đó giảm tình trạng cháy nắng. Mái tóc tung bay trong gió thì đẹp thật đấy, nhưng cũng không có yếu tố nào phá hỏng tóc bạn nhanh như nắng và gió mùa hè đâu!
Tuyệt đối không để tóc ướt đi ra ngoài nắng
Tóc yếu nhất khi ở trong trạng thái ướt. Nếu phải "phơi mình" dưới nắng lúc này, nguy cơ chẻ ngọn và cháy nắng sẽ tăng gấp 2,3 lần bình thường. Sau khi gội đầu, bạn nên lau xơ tóc, dùng tay gỡ rối tóc nhẹ nhàng và sấy ở chế độ mát đến khi khô hẳn rồi hẵng ra ngoài. Nếu bạn đi biển hoặc hồ bơi, việc sử dụng mũ trùm đầu sẽ có tác dụng bảo vệ tóc rất tốt.
Tránh các công thức chăm sóc tóc chứa chanh
Với mái tóc dầu và nhiều gàu, chanh được xem là "thần dược" giúp làm sạch tóc, cho tóc tơi mịn và tạo màu nâu sáng tự nhiên. Song khả năng bắt nắng của chanh cũng rất cao, do đó vào mùa hè bạn nên hạn chế tối đa việc dùng các công thức dưỡng, nhuộm tóc tại nhà chứa chanh nhé! Thay vào đó, làm sạch tóc bằng bồ kết và vỏ bưởi là phương pháp gội đầu tự nhiên, hiệu quả hơn nhiều.
Theo Alobacsi
Giải đáp nỗi lo về kem chống nắng Có nhiều quan điểm lo lắng về độ an toàn của kem chống nắng. Đối với người mẫu Gisele Bundchen, kem chống nắng là chất độc với da, trong khi các tổ chức tư vấn sức khỏe hoài nghi thành phần kem chống nắng có chứa Octocrylene và Homosalate - những chất có tác dụng chống tia UV cực tốt nhưng lại có...